Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

(2) Những nhân tố chính tác động tới nhập khẩu

NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA VN GIAI ĐOẠN 2000-2019
(phần 2)

iI- Mô Hình THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHỮNG NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA

2.1. Ước lượng tỷ giá thực

2.1.1. Nguồn số liệu

a) Số nước bạn hàng chính

Như mô hình lý thuyết đã chỉ ra, các nhân tố chính tác động tới kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta gồm các nhân tố trong nước và ngoài nước. Các nhân tố trong nước gồm tổng cầu nội địa và các thành phần của nó, chỉ số giá tiêu dùng trong nước… Các nhân tố có liên quan đến nước ngoài gồm các tỷ giá song phương giữa đồng tiền trong nước với các đồng tiền của các nước bạn hàng chính, chỉ số giá tiêu dùng ở các nước bạn hàng chính, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta với các nước bạn hàng chính…

Chúng tôi chọn ra 20 nước và nền kinh tế có tỷ trọng ngoại thương của nước ta với các nước đó lớn nhất, bao gồm Hoa Kỳ, Pháp, Nhật, Đức, Úc, Ai Len, Malaysia, Thái Lan, Philipines, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Ả rập Xê it, Liên bang Nga, Braxin, Ý… (Em xem lại tên nước và chữa lại cho chính xác) Các nước này chiếm 75-80% tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu của cả nền kinh tế nước ta. Phần còn lại được gộp chung thành nước thứ 21.

b) Nguồn số liệu

Các số liệu để ước lượng mô hình xác định nhập khẩu được lấy từ các nguồn số liệu sau

(i)                Các số liệu quốc tế gồm chỉ số giá tiêu dùng ở các nước bạn hàng chính và các tỷ giá song phương giữa đồng tiền trong nước với các đồng tiền của các nước bạn hàng chính được lấy từ “Thống kê tài chính quốc tế” và trang web của Quỹ Tiền tệ quốc tế (imf.org).

(ii)             Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa nước ta và các nước bạn hàng được lấy từ Niên giám thống kê hàng năm và trang web của Tổng cục thống kê (gso.gov.vn).

(iii)           Tổng cầu và các thành phần của tổng cầu, chỉ số giá tiêu dùng và các chỉ tiêu trong nước khác được lấy từ Niên giám thống kê hàng năm và trang web của Tổng cục thống kê (gso.gov.vn).

(iv)           Một số số liệu các nguồn trên không có được lấy từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (adb.org) và sách Asian Development Outlook (ADO) xuất bản hàng năm.

Dưới đây chúng ta sẽ ước lượng mô hình và trên cơ sở đó xác định các nhân tố giải thích tiến triển nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2019.

Chúng ta sẽ ước tính tỷ giá thực cho nền kinh tế nước ta trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay theo công thức (4). Việc chọn năm 2010 làm năm mốc dựa trên ý kiến của nhiều chuyên gia, cho rằng tại thời điểm đó, nền kinh tế nước ta đã bắt đầu đi vào giai đoạn phát triển cân bằng; tỷ giá thực năm 2010 do đó được xem như là tỷ giá thực cân bằng.

2.1.2. Ước lượng tỷ giá thực

Quá trình ước lượng tỷ giá thực được thực hiện theo 3 bước sau:

          a) Bước 1: Tính chỉ số giá trung bình của các nước bạn hàng P*

Công thức xác định chỉ số giá trung bình của các nước bạn hàng của ta như sau:

                                                                                   (5)

trong đó Pi là chỉ số giá tiêu dùng của nước bạn hàng thứ i, Sk là các trọng số, đại diện bằng tỷ trọng xuất nhập khẩu của ta thực hiện với nước i trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta. Các số Pi được lấy từ "Thống kê tài chính quốc tế"  xuất bản hàng năm của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Dưới đây là bảng chỉ số giá tiêu dùng của các bạn hàng chính từ năm 2000 đến 2019.

Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng của các bạn hàng chính, năm 2010=100%

Em điền số vào đây

Tên nước

2000

2005

2010

2015

2016

2017

2018

2019

 Malaixia

 

 

100

 

 

 

 

 

 Inđônêxia

 

 

100

 

 

 

 

 

 Philipin

 

 

100

 

 

 

 

 

 Singapo

 

 

100

 

 

 

 

 

 Thai lan

 

 

100

 

 

 

 

 

 Đài loan

 

 

100

 

 

 

 

 

 Hồng kông

 

 

100

 

 

 

 

 

 Hàn quốc

 

 

100

 

 

 

 

 

 Nhật Bản

 

 

100

 

 

 

 

 

 Trung quốc

 

 

100

 

 

 

 

 

 Nga

 

 

100

 

 

 

 

 

 Anh

 

 

100

 

 

 

 

 

 Đức

 

 

100

 

 

 

 

 

 Hà lan

 

 

100

 

 

 

 

 

 Pháp

 

 

100

 

 

 

 

 

 Thụy sĩ

 

 

100

 

 

 

 

 

 Mỹ

 

 

100

 

 

 

 

 

 Australia

 

 

100

 

 

 

 

 

Các nước khác

 

 

100

 

 

 

 

 

Chỉ số giá trung bình P*

 

 

100

 

 

 

 

 

Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế, 2020, IMF

Các số liệu về Si được tính từ các bảng số liệu xuất nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ trong Niên giám Thống kê do Tổng cục Thống kê nước ta xuất bản hàng năm. Si được tính qua các năm, ví dụ năm 2019, tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu của ta thực hiện với Malaixia là (em sửa lại các số này theo số tính của em) 1,77%, Indonexia 1,19%, Philipin 1,33%, Singapo 16,09%, Thailan 3,90%, Đài loan 11,07%, Hàn quốc 9,54%, Hồng kông 4,96%, Nhật bản 15,32%, Trung Quốc 4,23%, Nga 1,36%, Anh 1,78%, Đức 3,33%, Hà lan 1,54%, Pháp 3,80%, Thuỵ sĩ 2,30%, Mỹ 2,62%, Australia 2,04% và các nước còn lại 11,84%.

          Từ các số liệu Pi và Si, chúng ta tính được chỉ số giá trung bình của các nước bạn hàng của ta (P*) ở dòng cuối cùng của bảng. Mức độ tăng giá hàng năm trung bình của các đối tác kinh tế chính của ta là 7,5% năm 2005, 6,9% năm 2010, 5,7% năm 2015, 3,9% năm 2016, 3,0% năm 2017, 3,7% năm 2018 và …% 2019. Như vậy, tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm của các nước bạn hàng liên tục thấp hơn tỷ lệ lạm phát của ta, trừ năm ….

         b) Bước 2: Xác định tỷ giá danh nghĩa bình quân của các nước bạn hàng EER

Tỷ giá danh nghĩa ở nước ta gồm tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng đô la Mỹ và với các loại ngoại tệ của các nước bạn hàng khác. Tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng đô la Mỹ được công bố rộng rãi hàng năm trong khi không có các số liệu về tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể tính chúng thông qua sử dụng tỷ giá giữa các đồng tiền khác với đồng đô la theo công thức sau, ví dụ cho đồng DM Đức:

                   ERvn-eu = ERvn-usd / EReu-usd                                  (5)

Trong đó ERvn-eu là tỷ giá đồng tiền Việt so với 1 đồng Euro, ERvn-usd là tỷ giá đồng tiền Việt Nam so với 1 USD và EReu-usd là tỷ giá đồng Euro so với 1 USD. Công thức trên được xây dựng từ nguyên lý hài hòa tam giác giữa ba tỷ giá trong thị trường ngoại hối quốc tế.

Dưới đây là bảng tỷ giá giữa đồng tiền của các bạn hàng chính với đồng đô la Mỹ. em điền số vào bảng này

Bảng 2: Tỷ giá giữa đồng tiền của các bạn hàng chính với đồng đô la Mỹ.

 

Đơn vị tiền tệ

2000

2005

2010

2015

2016

2017

2018

2019

 Malaixia

Ringgit

 

 

 

 

 

 

 

 

 Inđônêxia

Rupiah

 

 

 

 

 

 

 

 

 Philipin

Peso

 

 

 

 

 

 

 

 

 Singapo

Đôla

 

 

 

 

 

 

 

 

 Thai lan

Baht

 

 

 

 

 

 

 

 

 Đài loan

NT$

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hồng kông

HK$

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hàn quốc

Won

 

 

 

 

 

 

 

 

 Nhật Bản

Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 Trung quốc

Yuan

 

 

 

 

 

 

 

 

 Nga

Rup

 

 

 

 

 

 

 

 

 Anh

Bảng

 

 

 

 

 

 

 

 

 Đức

DM

 

 

 

 

 

 

 

 

 Hà lan

Guider

 

 

 

 

 

 

 

 

 Pháp

Franc

 

 

 

 

 

 

 

 

 Thụy sĩ

Franc

 

 

 

 

 

 

 

 

 Australia

AU$

 

 

 

 

 

 

 

 

 Việt Nam

Đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Thống kê Tài chính quốc tế, 2020, IMF

Từ các số liệu trong bảng, chúng ta tính ra các chỉ số tỷ giá của các đồng tiền nước ngoài so với đồng tiền ta. Kết hợp với chỉ số tỷ giá danh nghĩa giữa đồng tiền Việt Nam và đồng đô la Mỹ, chúng ta tính được chỉ số tỷ giá trung bình của các đồng tiền trên đối với đồng tiền Việt nam với trọng số là tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu của ta thực hiện với các nước tương ứng.

Kết quả tính toán được nêu trong cột 4 bảng 3. Nếu so với chỉ số tỷ giá song phương giữa đồng tiền nước ta và đồng đô la, chúng ta thấy có sự khác nhau khá lớn. Từ năm 2000 đến cuối năm 2012, đồng tiền Việt Nam đã bị mất giá …% so với đồng đô la, song do cũng trong khoảng thời gian trên, các đồng tiền khác cũng bị mất giá so với đồng đô la Mỹ nên kết quả chung là đồng tiền Việt nam chỉ mất giá …% so với tất cả các đồng tiền trung bình của các nước bạn hàng chính. Từ năm 2013 đến năm 2019… (em xem số liệu em tính để viết bình luận)

c) Bước 3: Xác định tỷ giá thực RER

Từ các chỉ số tính toán ở trên, được tổng hợp lại trong bảng 3, chúng tôi đã tính tỷ giá thực nước ta theo công thức lý thuyết (4) nêu trên. Kết quả được ghi trong cột cuối của bảng 3. Theo kết quả tính toán, nếu lấy năm 2010 làm năm gốc, thì đồng tiền nước ta bị phá giá tỷ giá thực 1,94% năm … và …% năm 1994 do lạm phát trung bình của các nước bạn hàng cao hơn nước ta hoặc tính trung bình các đồng tiền các nước bạn hàng mất giá so với đồng đô la cao hơn nước ta.

Từ năm 2013 đến nay, đồng tiền nước ta liên tục bị đánh giá cao, năm cao nhất là 15,7% (năm …), trung bình 9,8% trong thời kỳ 2013-2019. Đến cuối năm 2019, mặc dù nội tệ đã bị phá giá tới …% năm … và …% năm ..., đồng tiền nước ta vẫn còn bị đánh giá cao tới …%. (em điền số theo số em tính )

Bảng 3: Các chỉ số để xác định tỷ giá thực (năm 2010 = 100%) em sửa lại theo số em tính

Năm

Lạm phát

Việt Nam

Lạm phát của

các nước bạn

Tỷ giá danh nghĩa

đa phương

Tỷ giá

thực

2000

 

 

 

 

2001

 

 

 

 

2002

 

 

 

 

2003

 

 

 

 

2004

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

2006

 

 

 

 

2007

 

 

 

 

2008

 

 

 

 

2009

 

 

 

 

2010

100

100

100

100

2011

 

 

 

 

2012

 

 

 

 

2013

 

 

 

 

2014

 

 

 

 

2015

 

 

 

 

2016

 

 

 

 

2017

 

 

 

 

2018

 

 

 

 

2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Kiểm định tính dừng của các chuỗi và mô hình lượng kinh tế lượng thực nghiệm dự kiến

2.2.1. Danh sách các biến sử dụng trong mô hình thực nghiệm

Để dễ nhận dạng, chúng tôi sử dụng các ký tự viết tắt thông dụng thay cho các biến mô tả trong các phương trình lý thuyết trên. Căn cứ danh sách các biến trong mô hình hỗn hợp nêu trên, chúng tôi chọn các biến sử dụng trong mô hình thực nghiệm giải thích tiến triển của nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2019 như sau:e

IM     : Kim ngạch nhập khẩu, tính bằng triệu đô la Mỹ;

EX    : Kim ngạch xuất khẩu, tính bằng triệu đô la Mỹ ;

GDP  : Tổng sản phẩm trong nước, tính bằng tỷ đồng; giá cố định

CO    : Tiêu dùng của khu vực dân cư, giá cố định

IN      : Đầu tư của khu vực dân cư, giá cố định

RER  : Tỷ giá thực, tính trung bình cho 20 nước bạn hàng chính và phần còn lại (nước thứ 21), tính bằng đơn vị %, năm 2010 bằng 100%;

P       : Chỉ số giá tiêu dùng trong nước, năm 2010 bằng 100%;

P*      : Chỉ số giá tiêu dùng tính trung bình cho 20 nước bạn hàng chính và phần còn lại, năm 2010 bằng 100%;

EER  : Chỉ số tỷ giá danh nghĩa đa phương của Việt Nam đồng với đồng tiền của 20 nước bạn hàng chính và phần còn lại, năm 2010 bằng 100%.

Khi dùng các biến trên dưới dạng sai phân, thì tên các biến sai phân của mỗi biến là tên của biến tương ứng trong mô hình nhưng có thêm chữ D phía trước.

Ví dụ đối với biến IM, khi dùng dưới dạng sai phân, ký hiệu biến sai phân của IM sẽ là DIM, điều này có nghĩa là:

DIM = ∆IM = IM(t) – IM(t-1)

Với t là ký hiệu chỉ năm thứ t; t-1 tương ứng là năm trước năm t, tức là năm thứ t-1.

2.2.2. Kiểm định tính dừng của các chuỗi số

Theo nguyên lý của kinh tế lượng, kiểm định tính dừng của các chuỗi là không thể thiếu đối với tất cả các chuỗi số đưa vào mô hình hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng bình phương cực tiểu nguyên gốc vì phương pháp này chỉ có giá trị áp dụng đối với các chuỗi dừng (stationnarity). Trong mô hình này, chúng tôi sử dụng kiểm định “Augmented Dickey – Fuller”, gọi tắt là ADF và kiểm định “Phillips – Perron”, gọi tắt là PP để kiểm định tính dừng của các chuỗi số nêu trên. Các kết quả kiểm định được thực hiện trên phần mềm EVIEWS cho thấy:

a) Tất cả các biến IM, EX, GDP, CO, IN, RER, P, P* và EER được sử dụng theo giá trị nguyên gốc đều không dừng theo cả hai kiểm định trên. Riêng biến RER dừng ở ngưỡng 10% theo kiểm định PP, tức là có độ tin cậy rất thấp. Như vậy, không thể ước lượng mô hình dưới dạng hàm tuyến tính nguyên gốc.

b) Phần lớn các biến IM, EX, GDP, CO, IN, RER, P, P* và EER được sử dụng theo dạng logarit đều không dừng theo cả hai kiểm định trên; do đó cũng không thể ước lượng mô hình dưới dạng hàm logarit.

c) Tuy nhiên, hầu hết các biến trên đều trở thành chuỗi dừng ở mức sai phân bậc 1 với ngưỡng 1%; chỉ có một số về cầu (GDP, CO, IN) dừng ở mức sai phân bậc 1 với ngưỡng 5-10%. Như vậy, nếu chuyển mô hình lý thuyết nguyên gốc nêu trên với các biến theo định nghĩa thông thường thành mô hình với tất cả các biến sai phân là các biến động của chúng (sai phân bậc 1), thì có thể áp dụng trực tiếp phương pháp bình phương cực tiểu nguyên gốc để ước lượng mô hình.

Dưới đây là bảng kết quả kiểm định tính dừng của các biến sai phân của các biến trong mô hình theo 2 phương pháp kiểm định ADF hoặc PP. Tên các biến sai phân của mỗi biến là tên của biến tương ứng trong mô hình nhưng có thêm chữ D phía trước.

Bảng kiểm định tính dừng của các biến sai phân

Tên biến

ADF Test Statistic

1%   Critical Value

5%   Critical Value

10%   Critical Value

DIM

-5,5366

-4,6193

-3,7119

-3,2964

DEX

-4,4646

-4,6193

-3,7119

-3,2964

DGDP

-3,8326

-4,6193

-3,7119

-3,2964

DRER

-4,0416

-3,8877

-3,0521

-2,6672

CO

-3,4115

-4,5743

-3,6920

-3,2856

IN

-3,2676

-3,8572

-3,0400

-2,6608

Như vậy các chuỗi sai phân của các biến trong mô hình đều là biến dừng nên chúng ta có thể sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu nguyên gốc để ước lượng các phương trình chỉ có mặt các biến này.

2.2.3. Mô hình thực nghiệm để ước lượng

Trong mục trên, chúng tôi đã xác định để đơn giản và phù hợp với khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp đại học, chúng tôi trước tiên chỉ ước lượng mô hình dạng tổng quát là phương trình IM  =  f (GDP, RER, EX). Nếu kết quả ước lượng không đạt yêu cầu thì mới đưa thêm các biến CO và IN vào ước lượng.

Vì các chuỗi số dừng ở bậc 1 nên trong mô hình thực nghiệm để ước lượng, chúng ta sẽ thay giá trị của các chuỗi số trên bằng sai phân bậc 1 của chúng, khi đó, mô hình hỗn hợp để ước lượng sẽ là phương trình sau:

DIM = C(1).DGDP + C(2).DRER + C(3).DEX + C(4)

với mong muốn dấu của C(1) và C(3) thu được sau quá trình ước lượng là dương (+) vì gia tăng thu nhập trong nước (GDP) và gia tăng thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu sẽ tạo điều kiện làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, dấu của C(2), thu được sau quá trình ước lượng phải âm (-) vì khi tỷ giá thực tăng lên, nội tệ sẽ mất giá so với ngoại tệ, làm sức cạnh tranh về giá của hàng hóa sản xuất trong nước tăng lên, dẫn tới giảm nhu cầu nhập khẩu, sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước thay thế.

2.3. Ước lượng kinh tế lượng mô hình hỗn hợp xác định các nhân tố chính giải thích tiến triển của nhập khẩu của Việt Nam

          2.3.1. Ước lượng mô hình thực nghiệm nguyên gốc

Trong mục trên, chúng ta đã xây dựng một mô hình lý thuyết kết hợp các nhân tố chính xác định nhập khẩu của lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại và của lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó dẫn tới phương trình thực nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tế ước lượng, theo J. Whitley (1994), biến thời gian thường được đưa vào các phương trình xác định ngoại thương, trong đó có phương trình nhập khẩu vì nó có tác dụng giải thích thành phần xu thế hay tỷ trọng xu thế của nhập khẩu mà các biến chính không giải thích được.

Cũng theo J. Whitley, trong phương trình nhập khẩu, hệ số ước lượng của biến thời gian có giá trị dương vì kinh nghiệm thực tế cho thấy nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh hơn so với phần được các biến độc lập hay biến chính giải thích. Điều này cũng phù hợp với Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua vì đây là giai đoạn Việt Nam nhập khẩu vốn nước ngoài nên nhập khẩu tăng lên nhanh và cán cân thương mại thường xuyên âm. Thực tế cũng được J. Whitley chỉ ra là khi đưa thêm biến thời gian vào phương trình nhập khẩu, chất lượng phương trình được cải thiện rõ rệt, ý nghĩa thống kê của các hệ số co giãn của cầu nội địa hay tỷ giá thực đều tăng lên so với khi không có biến thời gian. Vì vậy, trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ đưa thêm biến thời gian (ký hiệu là T) vào phương trình nhập khẩu. Khi đó phương trình nhập khẩu thực nghiệm sẽ là

DIM = C(1).DGDP + C(2).DRER + C(3).DEX + C(4) + C(5).T

Mô hình thực nghiệm dưới đây được ước lượng theo phương pháp bình phương cực tiểu nguyên gốc. Do chuỗi quan sát tương đối ngắn (19 quan sát từ 2001 đến 2019) nên chúng ta bắt đầu bằng việc ước lượng mô hình hỗn hợp nguyên gốc nói trên mà không có biến trễ. Bảng … trình bày những kết quả chính thu được sau khi ước lượng. Biến phụ thuộc là DIM, các biến độc lập được thể hiện trong cột đầu tiên bảng.

Bảng …: Kết quả ước lượng mô hình không có biến trễ (2001-2019) 

Tên biến

Hệ số ước lượng

Phương trình 1

Phương trình 2

Phương trình 3

Phương trình 4

Phương trình 5

DGDP

C(1)

-0.0097

(--0.356)

0.0018

(0.142)

 

 

 

DRER

C(2)

-287.31**

(-2.313)

-289.55**

(-2.390)

-384.70**

(-2,418)

-289.03**

(-2,395)

-289.32**

(-2,461)

DEX

C(3)

0.9105***

(6.998)

0.8876***

(7.501)

1,0023***

(7,918)

0,8771***

(9,912)

0,9025***

(16,324)

Hằng số C

C(4)

1444.123

(0.485)

-

2046,16

(1,150)

519,23

(0,368)

-

Biến thời gian T

C(5)

 

 

-310.60

(-1,350)

 

 

R2

 

0,881

0,879

0,893

0,879

0,879

R2 điều chỉnh

 

0,857

0,864

0,871

0,872

0,872

Thống kê DW

 

2,077

2,044

1,998

2,005

2,005

Thống kê F

 

37,098

-

41,813

58,792

-

Chú thích: Các thống kê T-student của mỗi hệ số ước lượng được viết trong ngoặc và dưới hệ số tương ứng. Ký hiệu *, ** và *** để chỉ hệ số có ý nghĩa thống kê ở các ngưỡng lần lượt là 10%, 5% và 1%.

Trong bảng …, chúng tôi chỉ trình bày 5 kết quả ước lượng chính mặc dù trong thực tế đã thực hiện nhiều thử nghiệm khác. Hai phương trình đầu có đầy đủ các biến chính và có hoặc không có hằng số cố định C. Kết quả cho thấy biến DGDP và hằng số C đều không có ý nghĩa. Nếu bổ sung biến thời gian T vào thì kết quả cũng tương tự. Đặc biệt các ước lượng đều cho thấy biến DGDP hoàn toàn không có ý nghĩa giải thích biến động của nhập khẩu (DIM). Do vậy trong các phương trình 3, 4 và 5, biến DGDP bị loại ra khỏi mô hình thực nghiệm.

Tuy nhiên, các kết quả ước lượng đều cho thấy các biến DRER và DEX đều có ý nghĩa giải thích rất cao trong mô hình, trong đó DEX có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 1% và DRER có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 5%. Dấu của các hệ số ước lượng đều phù hợp với mong đợi (dấu của DEX dương và dấu của DRER âm). Điều này khẳng định hai biến kim ngạch xuất khẩu và tỷ giá thực chắc chắn là những nhân tố tham gia giải thích biến động của nhập khẩu. Mặt khác, chất lượng giải thích của các phương trình này khá tốt vì hệ số xác định R2 khá cao, trong khi thống kê DW và thống kê F đều ở các mức hợp lý. Do đó biến kim ngạch xuất khẩu và tỷ giá thực cần được giữ lại trong mô hình.

Các phương trình 3, 4 và 5 được ước lượng khi không có biến DGDP. Kết quả cho thấy hằng số C và biến thời gian T đều không có ý nghĩa giải thích; dấu của biến T trái với mong đợi; chất lượng các phương trình đều không được cải thiện nên chúng cũng bị loại ra khỏi mô hình. Phương trình thực nghiệm nguyên gốc chấp nhận được cuối cùng là phương trình 5. Trong phương trình này, chỉ còn duy nhất 2 biến DRER và DEX. Đây là phương trình khá tốt và có thể chấp nhận để sử dụng.

2.3.2. Ước lượng mô hình thực nghiệm nguyên gốc với các biến trễ

Kết quả ước lượn mô hình thực nghiệm nguyên gốc cho thấy chỉ có hai biến DRER và DEX tham gia giải thích biến động của nhập khẩu, như vậy biến tổng cầu trong nước DGDP không tham gia giải thích biến động của nhập khẩu. Điều này không phù hợp với lý thuyết thương mại quốc tế. Để tính đến vai trò của biến này, chúng ta cần nghiên cứu điều chỉnh mô hình.

Để điều chỉnh mô hình, chúng ta phải quay lại nghiên cứu hoạt động kinh tế và hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ ước lượng mô hình 2001-2019. Thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ này cho thấy đất nước vẫn đang trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế, từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang kinh tế thị trường, do đó các luật lệ, thủ tục hành chính, thanh toán quốc tế và kiểm tra hải quan còn chưa đồng bộ, thống nhất, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc cho người kinh doanh hàng nhập khẩu. Vì vậy, dù cầu trong nước đã xuất hiện, nhưng nhập khẩu được thực hiện chậm hơn, tức là giữa cầu trong nước và nhập khẩu có thể có khoảng thời gian trễ nhất định.

Tương tự như vậy, xuất khẩu cũng có thể có tác động, ảnh hưởng trễ tới nhập khẩu do muốn nhập khẩu thì phải có ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu hoặc từ hoạt động đầu tư nước ngoài, nhưng cũng do những vướng mắc trên, nhất là thủ tục thanh toán quốc tế và khâu giải ngân vốn đầu tư nên ảnh hưởng này cũng có thể có độ trễ nhất định. Ngoài ra, theo kinh nghiệm quốc tế, tác động của điều chỉnh tỷ giá thực cũng thường tác động chậm trễ tới nền kinh tế sau 18 tháng đến 2 năm, trong khi tới nhập khẩu khoảng 1 năm. Nguyên nhân là do sau mỗi lần điều chỉnh tỷ giá đều có vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên phải có độ trễ để nền kinh tế có thời gian sắp xếp, điều chỉnh lại. Điều này trong kinh tế học được gọi là nguyên lý đường cong J.

Từ các lập luận trên, việc đưa các biến trễ vào mô hình thực nghiệm để kiểm định là cần thiết. Mô hình thực nghiệm nguyên gốc với các biến trễ là mô hình gốc nêu trên, nhưng có thêm một hoặc một số biến trễ.

Chúng tôi đã thử nghiệm ước lượng nhiều phương án khác nhau cho mô hình điều chỉnh này với ba biến mới được đưa vào là DGDP(-1), DRER(-1) và DEX(-1). Các kết quả ước lượng chính được trình bày trong bảng 2. Trong bảng này, ký hiệu (-1) viết sau tên biến để chỉ thời gian trễ 1 năm.

Bảng …: Kết quả ước lượng mô hình với biến trễ (2001-2019) 

Tên biến

Hệ số ước lượng

Phương trình 1

Phương trình 2

Phương trình 3

Phương trình 4

Phương trình 5

DIM(-1)

 

 

 

 

-0,1000

(-0,8453)

-0,0963

(-0,8418)

DGDP

C(1)

-

-0,0025

(-0,084)

0,1488**

(2,592)

-0,0008

(-0,3364)

0,0023

(0,9875)

DGDP(-1)

C(2)

-0.0283

(-0.950)

-

 

 

 

DRER

C(3)

-298.78**

(-2.303)

-

 

-407.95

(-1,4758)

-286.09**

(-2,191)

-283.50**

(-2,203)

DRER(-1)

C(4)

-

249.67*

(1.865)

 

 

 

DEX

C(5)

0.968***

(7.761)

0.9111***

(6.454)

 

0,961***

(6,963)

0,973***

(7,181)

DEX(-1)

C(6)

 

 

-0,1445

(-0,549)

 

 

Hằng số C

C(7)

2923.79

(0.485)

1506,16

(0,447)

-7413,64

(-1,113)

2281,84

(0,6348)

-

Biến thời gian T

C(8)

-

-

-

 

-475,98

(-0,875)

R2

 

0,881

0,861

0,464

0,889

0,892

R2 điều chỉnh

 

0,855

0,831

0,350

0,855

0,859

Thống kê DW

 

1,939

1,527

2,163

1,865

1,887

Thống kê F

 

34,493

28,885

4,048

26,035

-

Chú thích: Các thống kê T-student của mỗi hệ số ước lượng được viết trong ngoặc và dưới hệ số tương ứng. Ký hiệu *, ** và *** để chỉ hệ số có ý nghĩa thống kê ở các ngưỡng lần lượt là 10%, 5% và 1%.

Kết quả ước lượng của ba phương trình đầu tiên trong bảng… cho thấy tất cả các biến trễ đều không thể chấp nhận được. Trong phương trình thứ nhất, dấu của biến DGDP âm trái với mong đợi theo lý thuyết nên không chấp nhận được. Tương tự, dấu của các biến DRER (dương) và DEX (âm) cũng trái với mong đợi theo lý thuyết nên cũng không chấp nhận được. Mặt khác, tất cả các biến trễ và hằng số C trong 3 phương trình đầu đều không có ý nghĩa thống kê. Điều hữu ích duy nhất rút ra từ các ước lượng này là biến DEX có ý nghĩa giải thích rất mạnh và ổn định tới biến động của nhập khẩu.

Để cải tiến mô hình, chúng ta đưa thêm biến nhập khẩu trễ 1 năm DIM(-1) vào ước lượng. Kết quả được thể hiện ở cột 4, cho thấy chỉ có hai biến DRER và DEX có ý nghĩa giải thích. Điều này vừa khẳng định biến DIM(-1) không có ý nghĩa giải thích, vừa thêm một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của hai biến này trong ước lượng mô hình thực nghiệm nguyên gốc.

Vì các biến trễ và hằng số C đều không có ý nghĩa thống kê nên trong phương trình thử nghiệm cuối cùng (phương trình 5), chúng tôi đưa biến thời gian T vào ước lượng. Kết quả cho thấy biến thời gian T không có ý nghĩa giải thích vì thống kê T-student quá thấp và dấu của biến T trái với mong đợi.

Như vậy, tất cả các ước lượng mô hình với biến trễ đều thất bại. Để cải tiến mô hình, chúng tôi thấy cần xem xét tới vai trò của các thành tố của GDP chứ không phải bản thân GDP, tức là vai trò của các biến cầu tiêu dùng và cầu đầu tư của khu vực cư dân.

2.3.3. Ước lượng mô hình thực nghiệm với các thành phần của tổng cầu

Bảng… cho thấy kết quả ước lượng mô hình trong trường hợp đưa hai biến thành phần của tổng cầu là CO và IN vào mô hình đều không đạt yêu cầu. Trong phương trình 1 và 2, hệ số của biến CO đều có dấu âm, trái với mong đợi lý thuyết nên các phương trình này không sử dụng được. Đặc biệt hằng số C cũng không có ý nghĩa giải thích nên cần đưa ra khỏi phương trình.

Phương trình 3 gồm 3 biến giải thích có ý nghĩa trong 2 phương trình đầu là IN, RER và EX được giữ lại. Để tính đến vai trò của độ trễ trong mô hình, biến IM trễ được đưa vào. Kết quả ước lượng cho thấy biến IM trễ hoàn toàn không có ý nghĩa giải thích vì hệ số ước lượng có dấu âm. Do đó phương trình 3 không thỏa mãn yêu cầu.

Hai thử nghiệm cuối cùng với các biến thành phần của tổng cầu là sử dụng các biến RER và EX trễ. Kết quả cũng cho thấy không đạt yêu cầu. Mặc dù ý nghĩa thống kê của các biến giải thích trong cả hai phương trình 4 và 5 đều tương đối chấp nhận được, nhưng trong phương trình 4, dấu của hệ số của biến DRER(-1) dương là trái với mong đợi lý thuyết, và trong phương trình 5, hệ số xác định R2 quá thấp, không thể chấp nhận.

Chúng tôi đã thực hiện ước lượng mô hình bằng cách đưa thêm các biến trễ CO(-1), IN(-1) và biến thời gian T nhưng chúng đều không có ý nghĩa giải thích trong mô hình. Như vậy, việc ước lượng mô hình thực nghiệm với các thành phần của tổng cầu không có kết quả nào đạt yêu cầu.

Bảng …: Kết quả ước lượng mô hình với

các thành phần của tổng cầu (2001-2019)

Tên biến

Hệ số ước lượng

Phương trình 1

Phương trình 2

Phương trình 3

Phương trình 4

Phương trình 5

DIM(-1)

C(1)

 

 

-0,1300

(-1,829)

 

 

DCO

C(2)

-0,0107

(-0,311)

-0,0147

(-0,626)

 

 

 

DIN

C(3)

0.0404

(1.566)

0,0407*

(1,768)

0,0347*

(2,428)

0,029*

(1,770)

0,087**

(2,200)

DRER

C(4)

-316.17**

(-2.755)

-317.16**

(-2.755)

-312,36**

(-2,930)

 

-638.10**

(-2,103)

DRER(-1)

C(5)

-

-

-

242.46*

(2,096)

-

DEX

C(6)

0.869***

(7.238)

0.873***

(7.696)

0.891***

(11.896)

0,883***

(12,517)

 

DEX(-1)

C(7)

 

 

 

 

0,448**

(2,530)

Hằng số C

C(8)

-340,22

(-0,162)

-

-

-

-

R2

 

0,907

0,907

0,918

0,880

0,233

R2 điều chỉnh

 

0,881

0,889

0,903

0,864

0,131

Thống kê DW

 

2,316

2,365

2,264

1,848

2,359

Thống kê F

 

34,357

 -

-

-

-

 

2.3.4. Ước lượng mô hình thực nghiệm với 2 biến RER và EX

Các kết quả ước lượng thử nghiệm trong cả ba mục trên cho thấy đối với các biến được đưa vào mô hình lý thuyết và thực nghiệm, chỉ có hai biến có ý nghĩa trong việc giải thích biến động của nhập khẩu là biến động của tỷ giá và biến động của kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, các hằng số C và biến thời gian T cũng đều không có ý nghĩa giải thích.  Do đó, vấn đề đặt ra là tìm phương trình tốt nhất phản ánh mối quan hệ nhân quả giữa ba biến IM, RER và EX dưới dạng vi phân.

Chúng tôi đã xem xét, lựa chọn một số phương án kết hợp có thể xảy ra và tiến hành ước lượng mô hình. Các kết quả chính được thể hiện trong bảng…

Bảng …: Kết quả ước lượng mô hình với 2 biến RER và EX (2001-2019) 

Tên biến

Hệ số ước lượng

Phương trình 1

Phương trình 2

Phương trình 3

Phương trình 4

DIM(-1)

C(1)

-0.0948

(-1.183)

 

 

 

DRER

C(2)

-302.63**

(-2.466)

 

-694.93*

(-2,062)

-289.32**

(-2,461)

DRER(-1)

C(3)

 

232*

(1.892)

 

 

DEX

C(4)

0.964***

(12.238)

0.962***

(16.649)

 

0,9025***

(16,324)

DEX(-1)

C(5)

 

 

0,675***

(4,213)

 

R2

 

0,884

0,855

-0,014

0,879

R2 điều chỉnh

 

0,868

0,846

-0,071

0,872

Thống kê DW

 

1,803

1,344

2,468

2,005

Thống kê F

 

-

-

-

-

 

Theo bảng …, kết quả ước lượng phương trình thứ nhất không phù hợp với mong đợi từ mô hình lý thuyết vì dấu của hệ số ước lượng của biến DIM(-1) âm đồng thời thống kê T-student cho thấy biến này không có ý nghĩa đối với việc giải thích biến động của nhập khẩu. Do đó biến DIM(-1) bị đưa ra khỏi mô hình.

Kết quả ước lượng các phương trình thứ 2 với việc sử dụng các biến trễ của DRER cũng không phù hợp với mong đợi từ mô hình lý thuyết vì dấu của hệ số ước lượng của biến DRER(-1) dương trong khi mong đợi lý thuyết là âm, đồng thời thống kê DW quá thấp. Do đó biến DEX(-1) cũng bị đưa ra khỏi mô hình.

Kết quả ước lượng các phương trình thứ 3 với việc sử dụng các biến trễ của DEX cũng không thể chấp nhận được. Mặc dù dấu của các hệ số của các biến đều phù hợp với lý thuyết và thống kê T-student cho thấy các biến đều có ý nghĩa giải thích với ngưỡng chấp nhận được nhưng hệ số xác định R2 quá thấp, thậm chí âm, có nghĩa là các biến này chỉ giải thích được một phần cực nhỏ biến động của nhập khẩu.

Phương trình giữ lại cuối cùng của mô hình là phương trình 4. Đây là phương trình thỏa mãn tất cả ràng buộc về ý nghĩa kinh tế lẫn các tiêu chuẩn thống kê với chất lượng rất tốt. Dấu của các hệ số ước lượng đều phù hợp; giá trị của các hệ số của các biến giữ lại đều rất cao. Hệ số của biến tỷ giá là 289,32 trong khi của biến xuất khẩu là 0,9025. Các thông số kiểm định thống kê cho thấy chúng rất khác 0 (các thống kê T-student lần lượt là -2,461 và 16,324). Thống kê Durbin - Watson (DW) ở đúng mức lý tưởng là 2, chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Hệ số xác định của phương trình là này 0,879 chứng tỏ nó đã giải thích được tới 87,9% biến động của kim ngạch nhập khẩu.

Như vậy mô hình xác định các nhân tố chính giải thích biến động hàng năm của kim ngạch nhập khẩu tính bằng đô la Mỹ của nền kinh tế nước ta thời kỳ 2000-2019 như sau:

DIM  =  289,32 DRER  +  0,9025 DEX

Mô hình này khẳng định hai nhân tố cơ bản giải thích biến động hàng năm của kim ngạch nhập khẩu của nước ta thời kỳ 2000-2019 là biến động của tỷ giá thực RER và biến động của kim ngạch xuất khẩu. Vì tỷ giá thực là chỉ tiêu tổng hợp bao gồm tỷ giá danh nghĩa, mặt bằng giá quốc tế và mặt bằng giá trong nước nên tất cả các biến này đều tham gia giải thích biến động của kim ngạch nhập khẩu của nước ta thời kỳ 2000-2019.

Trong các biến kể trên, các biến thuộc nhóm tỷ giá và giá cả trong nước và quốc tế là các biến hay nhân tố chính giải thích biến động của kim ngạch nhập khẩu theo lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại, trong khi biến kim ngạch xuất khẩu là nhân tố chính giải thích biến động của kim ngạch nhập khẩu theo lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu.

Vì các biến giải thích biến động của kim ngạch nhập khẩu theo lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại và theo lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu.đều có mặt trong phương trình thực nghiệm giải thích biến động hàng năm của tỷ lệ lạm phát của nước ta thời kỳ 1976-1995 nên có thể khẳng định nguyên nhân của những biến động của kim ngạch nhập khẩu ở nước ta trong thời kỳ này là những biến động về tỷ giá, giá cả trong nước, giá cả quốc tế và kim ngạch xuất khẩu. Điều này phù hợp với nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Tuy nhiên, để khẳng định tính đúng đắn của mô hình, chúng ta cần phải thực hiện một số kiểm định kinh tế lượng cơ bản khác đối với phương trình 4 nêu trên.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét