Đào bới, phủ nhận quá khứ như rút gạch chân tường
Dư luận gần đây từng bức xúc trước việc trên trang Facebook cá nhân của PGS, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế chính sách, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội xuất hiện một số bài viết với tinh thần ca ngợi một nhân vật đã “có công” gây ra sự sụp đổ của Liên Xô. Từng là thành viên Nhóm tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 thế mà vào tháng 8-2018, ông ta đăng một status viết rằng: “Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là quả bom nhiệt hạch lớn nhất mà các trí thức thế kỷ 19 từng nghĩ ra. Muốn hủy diệt một dân tộc, hãy dùng loại bom đó”.
Một buổi học tập truyền thống cho chiến sĩ mới ở Đại đội 5,
Tiểu đoàn 2 (Trường HSQ Xe tăng 1). Nguồn: qdnd.vn
QĐND 25/04/2019 - Hiện tượng xét lại lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng, thậm chí xuyên tạc lịch sử đã xuất hiện những năm gần đây. Đây là vấn đề tiềm ẩn những nguy hại khôn lường đến tương lai, sự tồn vong của chế độ và quốc gia, dân tộc đúng như V.I.Lênin từng cảnh báo: “Không có kẻ thù nào, dù là hung bạo nhất, có thể chiến thắng được những người cộng sản, ngoại trừ chính họ tự tan rã, chính những lỗi lầm của họ và họ không kịp sửa chữa”.Từ cảnh báo đến hiện tượng đáng lo ngại
Khi bàn đến các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng đã cảnh báo hiện tượng: “Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Đáng tiếc là hiện tượng cán bộ, đảng viên vi phạm vẫn xảy ra. Dư luận gần đây từng bức xúc trước việc trên trang Facebook cá nhân của PGS, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế chính sách, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội xuất hiện một số bài viết với tinh thần ca ngợi một nhân vật đã “có công” gây ra sự sụp đổ của Liên Xô. Từng là thành viên Nhóm tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 thế mà vào tháng 8-2018, ông ta đăng một status viết rằng: “Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là quả bom nhiệt hạch lớn nhất mà các trí thức thế kỷ 19 từng nghĩ ra. Muốn hủy diệt một dân tộc, hãy dùng loại bom đó”.
Đầu năm 2019, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thi hành kỷ luật ông Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng. Đúng ngày 2-9-2018, ông Sơn viết trên Facebook cá nhân với nội dung xuyên tạc, xúc phạm Ngày Quốc khánh 2-9, gắn với kích động biểu tình. Cương lĩnh chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và Hiến pháp đều khẳng định thành quả của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9-1945, nhưng ông Trần Đức Anh Sơn lại cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật lịch sử, dùng từ “lùa dân” tụ tập đông người. Là đảng viên, là người nghiên cứu lịch sử nhưng ông Sơn đã không tôn trọng sự thật lịch sử và còn kích động tụ tập đông người, biểu tình vào dịp các thế lực thù địch đang kêu gọi “tổng biểu tình ngày 2-9-2018”.
Một trường hợp khác cũng bị cộng đồng mạng lên án gay gắt là bà PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên Trường Đại học Ngoại thương. Bà này từng có những bài viết trên trang cá nhân xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thậm chí "cảm ơn Gorbachev làm cộng sản sụp đổ" và kêu gọi ủng hộ đối tượng phản động...
Ngoài những trường hợp cá biệt như nêu trên, mấy năm gần đây, tư tưởng đòi xét lại lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng có xu hướng gia tăng với nhiều vụ việc đáng lo ngại, như: Đòi công nhận, tôn vinh một số sĩ quan quân đội Việt Nam cộng hòa, xét lại lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ; phỉ báng lịch sử, xúc phạm hình tượng Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, thậm chí xuyên tạc, hạ bệ cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước. Nguy hiểm hơn, họ còn xuyên tạc cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nồi da xáo thịt, hy sinh hàng triệu nhân mạng vô ích, lẽ ra có thể tránh chiến tranh...(?!).
Trên diễn đàn Quốc hội gần đây, có đại biểu đã cảnh báo một số biểu hiện thờ ơ chính trị trong lớp trẻ rất đáng báo động. Có một số người trẻ tuổi không quan tâm đến chính trị, xem nhẹ lịch sử, sống thực dụng, không có hình tượng lý tưởng để phấn đấu, thờ ơ thế cuộc, vô cảm trong quan hệ xã hội, bạo hành học đường, sa vào tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức... đang gặm nhấm và tha hóa nhân cách…
Những bài học quý giá từ lịch sử
Những hiện tượng nêu trên dễ trở thành những dòng thác nguy hiểm cuốn phăng và nhấn chìm thành quả cách mạng. Sự thất bại từ Liên Xô và Đông Âu là những bài học đắt giá.
Một đêm đông giá lạnh cuối tháng 12-1991, lá cờ đỏ búa liềm từ đỉnh tháp Kremli ở thủ đô Moscow (Nga) sau 74 năm tung bay đã phải hạ xuống, thay vào đó là lá cờ ba sắc. Liên Xô sụp đổ, CNXH với tư cách là một thể chế cũng tan rã trên quê hương V.I.Lênin và sau đó là 8 nước Đông Âu. Ít ai biết rằng, sự kiện đó có liên quan đến việc Gorbachev, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô khởi xướng một trào lưu tư tưởng mang tên “suy ngẫm lại lịch sử” cách đó chỉ 4 năm (1987) với tinh thần công kích Stalin, phủ nhận thắng lợi của chiến tranh Vệ quốc... Tháng 3-1988, báo Nước Nga Xô-viết đăng bức thư của Nina Andreyeva, nữ giảng viên ở Học viện Khoa học kỹ thuật Leningrad lên án trào lưu suy ngẫm lại lịch sử, chỉ rõ nó thực chất là dòng nước ngược, bôi đen Liên Xô xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Thế nhưng, thay vì ủng hộ ý kiến tâm huyết này, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô triệu tập hội nghị khẩn cấp để đánh trả “thế lực chống đối cải tổ”. Ngày 5-4-1988, Báo Sự Thật đăng bài phản kích Nina Andreyeva. Sau đó, các cơ quan báo chí đồng loạt phản kích. Toàn bộ lịch sử Liên Xô bị miêu tả như một mớ đen ngòm. Sang năm 1989, trào lưu chuyển sang phê phán, phủ định Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa Lênin và chính Lênin, bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Mác-Lênin trong trường học. Cơn lốc xét lại lịch sử ngày càng mạnh mẽ, lôi cuốn toàn bộ xã hội. Một số tờ báo và tạp chí cấp tiến, như: Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moscow công khai phủ định quá khứ, phủ định lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, phủ định CNXH.
Sau này, năm 1994, nhà văn Boldarev đã nhìn lại: “Trong 6 năm, báo chí đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta bằng lửa và kiếm vào những năm 40. Quân đội đó có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ. Đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng”. Những cuộc hội thảo rầm rộ nhằm xem xét lại vai trò của V.I.Lênin và Hồng quân trong chiến tranh vệ quốc, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, bôi nhọ các gương anh hùng cách mạng. Khi hình tượng V.I.Lênin bị đánh sụp thì Đảng cũng tự đào hố chôn mình và đó cũng là lúc Gorbachev tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn đến sự tan rã của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Một sự kiện sau này được Tổng thống Nga vladimir Putin thừa nhận đó là cơn địa chấn khủng khiếp, là thảm họa của thế kỷ 20.
Đau xót trước sự công phá khủng khiếp của trào lưu xét lại lịch sử, năm 1991 nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ có đoạn: “… Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử/ Cào chiến công, xé cả xác anh hùng/ Ôi! Nỗi đau này là nỗi đau chung/ Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát? Lũ phản bội, điên cuồng, hèn nhát/ Và cả bay quân cướp nước, giết người/ Chớ vội cười! Chân lý vẫn xanh tươi …”.
Đây cũng không phải là lần đầu chủ nghĩa xét lại xuất hiện ở Liên Xô. Vào đầu những năm 60, 70 của thế kỷ 20, ở Liên Xô xuất hiện “Chủ nghĩa xét lại hiện đại” do Khơrutsốp (nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) khởi xướng đòi xét lại học thuyết Mác-Lênin. Trong thời kỳ đó, ở Việt Nam cũng xuất hiện những cán bộ, đảng viên, trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí, triết gia, sĩ quan quân đội… ngả theo “chủ nghĩa xét lại”.
Đây cũng không phải là lần đầu chủ nghĩa xét lại xuất hiện ở Liên Xô. Vào đầu những năm 60, 70 của thế kỷ 20, ở Liên Xô xuất hiện “Chủ nghĩa xét lại hiện đại” do Khơrutsốp (nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) khởi xướng đòi xét lại học thuyết Mác-Lênin. Trong thời kỳ đó, ở Việt Nam cũng xuất hiện những cán bộ, đảng viên, trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên báo chí, triết gia, sĩ quan quân đội… ngả theo “chủ nghĩa xét lại”.
Tuy nhiên, sau đó hiện tượng này được chấn chỉnh, Đảng Cộng sản bảo vệ được trận địa tư tưởng. Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, trước địa chấn xét lại ở Liên Xô, ở nước ta trào lưu này lại sống lại. Có lần, trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã đau xót nhắc đến làn sóng muốn bỏ Đảng, bỏ chế độ XHCN... Nhưng điều may mắn là Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, nhận rõ nguy cơ và nhanh chóng xốc lại tư tưởng và đội ngũ, xác định kiên định mục tiêu con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Bài học quý từ Cuba, đất nước XHCN anh em vững vàng suốt mấy chục năm qua trong vòng vây kìm kẹp của đế quốc có tinh thần đoàn kết keo sơn của toàn dân để bảo vệ thành quả cách mạng. Còn nhớ khi lãnh tụ Fidel Castro từ trần, người dân Cuba xếp hàng ký tuyên thệ sẽ bảo vệ thành quả cách mạng đã được Fidel định nghĩa lúc sinh thời. Lời thề mà những người dân Cuba đã ký tên cam kết viết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu vì những lý tưởng này. Chúng tôi xin thề!".
Bảo vệ thành quả cách mạng - nhiệm vụ không bao giờ được lơi lỏng
Sinh thời, V.I.Lênin từng nêu một luận điểm nổi tiếng: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Tôn trọng sự thật lịch sử cũng là điều được V.I.Lênin đặc biệt quan tâm. Dù sách báo viết về Cách mạng Tháng Mười đã có rất nhiều nhưng V.I.Lênin đánh giá rất cao cuốn sách “Mười ngày rung chuyển thế giới” do nhà báo trẻ người Mỹ John Reed viết, ra mắt lần đầu năm 1919 tại Mỹ. Có lẽ, lý do khiến V.I.Lênin viết thư cho nhà xuất bản, kêu gọi phải in tác phẩm ra hàng triệu bản bằng đủ các thứ tiếng là vì tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. John Reed đã làm được điều đúng như tâm niệm: “Kể lại lịch sử những ngày vĩ đại ấy bằng con mắt của một người ghi chép có lương tâm, cố gắng ghi lại sự thật”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thấm thía cái giá của độc lập, tự do và để giữ gìn nó, phải biết trân trọng các trang sử truyền thống, biết bảo vệ thành quả cách mạng. Người từng viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Người cũng thường xuyên nhắc nhở: “Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng...”. Theo Người: “Tự vệ là bảo vệ lấy mình, lấy gia đình mình, rồi đến thành phố mình, nước mình”.
Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên (1946) do Người làm Trưởng ban soạn thảo đã có lời nói đầu nêu rõ nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây…”.
Điều 64, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân… Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”.
Những bài học lịch sử và thực tiễn càng cho chúng ta thấm thía vì sao phải bảo vệ thành quả cách mạng, phê phán và đẩy lùi mọi âm mưu, thủ đoạn hạ thấp thành quả cách mạng, xuyên tạc lịch sử. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn bảo vệ sự thật lịch sử, bảo vệ những chiến công, thành quả của cách mạng như những điều thiêng liêng nhất. Những hiện tượng xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lịch sử phải được coi là hành vi phá hoại, như đào phá vào nền móng, chân tường của ngôi nhà hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Với những người là cán bộ, đảng viên thì đó chính là những biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã được ghi rõ trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, trong các điều cấm đảng viên không được làm.
Bài học quý từ Cuba, đất nước XHCN anh em vững vàng suốt mấy chục năm qua trong vòng vây kìm kẹp của đế quốc có tinh thần đoàn kết keo sơn của toàn dân để bảo vệ thành quả cách mạng. Còn nhớ khi lãnh tụ Fidel Castro từ trần, người dân Cuba xếp hàng ký tuyên thệ sẽ bảo vệ thành quả cách mạng đã được Fidel định nghĩa lúc sinh thời. Lời thề mà những người dân Cuba đã ký tên cam kết viết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu vì những lý tưởng này. Chúng tôi xin thề!".
Bảo vệ thành quả cách mạng - nhiệm vụ không bao giờ được lơi lỏng
Sinh thời, V.I.Lênin từng nêu một luận điểm nổi tiếng: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Tôn trọng sự thật lịch sử cũng là điều được V.I.Lênin đặc biệt quan tâm. Dù sách báo viết về Cách mạng Tháng Mười đã có rất nhiều nhưng V.I.Lênin đánh giá rất cao cuốn sách “Mười ngày rung chuyển thế giới” do nhà báo trẻ người Mỹ John Reed viết, ra mắt lần đầu năm 1919 tại Mỹ. Có lẽ, lý do khiến V.I.Lênin viết thư cho nhà xuất bản, kêu gọi phải in tác phẩm ra hàng triệu bản bằng đủ các thứ tiếng là vì tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. John Reed đã làm được điều đúng như tâm niệm: “Kể lại lịch sử những ngày vĩ đại ấy bằng con mắt của một người ghi chép có lương tâm, cố gắng ghi lại sự thật”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thấm thía cái giá của độc lập, tự do và để giữ gìn nó, phải biết trân trọng các trang sử truyền thống, biết bảo vệ thành quả cách mạng. Người từng viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Người cũng thường xuyên nhắc nhở: “Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng...”. Theo Người: “Tự vệ là bảo vệ lấy mình, lấy gia đình mình, rồi đến thành phố mình, nước mình”.
Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên (1946) do Người làm Trưởng ban soạn thảo đã có lời nói đầu nêu rõ nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây…”.
Điều 64, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân… Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”.
Những bài học lịch sử và thực tiễn càng cho chúng ta thấm thía vì sao phải bảo vệ thành quả cách mạng, phê phán và đẩy lùi mọi âm mưu, thủ đoạn hạ thấp thành quả cách mạng, xuyên tạc lịch sử. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn bảo vệ sự thật lịch sử, bảo vệ những chiến công, thành quả của cách mạng như những điều thiêng liêng nhất. Những hiện tượng xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lịch sử phải được coi là hành vi phá hoại, như đào phá vào nền móng, chân tường của ngôi nhà hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Với những người là cán bộ, đảng viên thì đó chính là những biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã được ghi rõ trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, trong các điều cấm đảng viên không được làm.
Đặc biệt, tại Quy định số 102-QĐ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm có nêu rõ phải khai trừ khỏi Đảng những đảng viên: “Cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc”. Đảng viên phải gương mẫu, đồng chí, đồng đội và nhân dân phải tăng cường giám sát việc phát ngôn của cán bộ, đảng viên; không để những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị nảy sinh kéo dài mà không được chấn chỉnh dẫn đến trượt dài trên vũng bùn sai phạm như một vài cán bộ nghỉ hưu có dấu hiệu "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" gần đây.
Bảo vệ không chỉ bằng làm tốt việc giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống mà còn phải gắn với bảo vệ thể chế, bảo vệ cuộc sống hòa bình, ổn định, phát triển đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thế hệ đi sau trên nền tảng thành quả của người đi trước phải trân trọng, vun đắp và biết phát huy để những thành quả ấy ngày càng đơm hoa, kết trái; để lịch sử như tấm gương soi, giúp thế hệ sau soi vào cả quá khứ và hiện tại, tương lai với sự trân trọng, biết ơn, rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá.
NHẤT MINH
Bảo vệ không chỉ bằng làm tốt việc giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống mà còn phải gắn với bảo vệ thể chế, bảo vệ cuộc sống hòa bình, ổn định, phát triển đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thế hệ đi sau trên nền tảng thành quả của người đi trước phải trân trọng, vun đắp và biết phát huy để những thành quả ấy ngày càng đơm hoa, kết trái; để lịch sử như tấm gương soi, giúp thế hệ sau soi vào cả quá khứ và hiện tại, tương lai với sự trân trọng, biết ơn, rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá.
NHẤT MINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét