Tân Bộ trưởng Giao thông: “Tôi e 5 năm nhiệm kỳ khó làm hết những gì mình muốn”
MẠNH NGUYỄN 15/04/2016 BizLIVE - "Công việc còn rất nhiều và ngổn ngang, tôi e rằng trong 5 năm nhiệm kỳ khó có thể làm hết những gì mình mong muốn. Tuy nhiên, có một điều phải làm bằng được, đó là tiếp tục đổi mới. Chỉ có đổi mới, ngành mới có thể phát triển..." Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã chia sẻ như vậy khi nói về những dự định về công việc trong thời gian sắp tới.
Tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa.
Xin chúc mừng Bộ trưởng được Đảng, Quốc hội, Chính phủ tín nhiệm giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Bộ trưởng nhận thấy những thách thức, thuận lợi, khó khăn gì đang đợi mình ở phía trước?
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vừa qua đã chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với đất nước và ngành giao thông vận tải.
Về thuận lợi, tôi được kế thừa những thành tựu của các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm để lại. Như tôi đã đề cập, những năm gần đây ngành giao thông đã được đầu tư rất lớn, bộ mặt giao thông đã thay đổi đáng kể, nhiều công trình lớn đã được hoàn thành, kinh nghiệm thi công các công trình lớn, hiện đại đã được nâng lên.
Tuy nhiên, hạ tầng giao thông nhiều nơi còn yếu kém, chưa đồng bộ, quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh vận tải tuy đã được nâng cao nhưng vẫn cần cải thiện nhiều, trong khi ý thức chấp hành luật giao thông của phần lớn người dân chưa cao; chế tài xử phạt chưa được thực hiện nghiêm, vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển.
Sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực giao thông vận tải ngày càng gay gắt, nhu cầu của người dân và đất nước trong việc nâng cấp hạ tầng giao thông ngày càng bức thiết...
Ở cương vị mới, sức ép lớn nhất với Bộ trưởng bây giờ là gì? Ông có bị sức ép từ thành quả của những người tiền nhiệm?
Tôi may mắn được thừa hưởng nhiều điều tốt đẹp của những người tiền nhiệm và có trách nhiệm kế thừa truyền thống của ngành. Trách nhiệm của tôi là tiếp tục phát huy những thành quả tốt đẹp đó, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những việc làm tốt đẹp đã giúp ngành phát triển.
Sức ép lớn nhất đối với tôi là làm thế nào để cùng với tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, nhân viên của ngành giao thông vận tải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao trong bối cảnh khó khăn thách thức đang gia tăng, công việc rất nhiều và nặng nề.
Nợ công đã chạm trần, tai nạn giao thông vẫn là nỗi lo thường trực ám ảnh mỗi người dân. Các nguồn lực đầu tư cho giao thông ngày càng hạn chế, trong khi người dân, đất nước đòi hỏi phải tiếp tục hiện đại hoá hạ tầng giao thông và hệ thống vận tải, nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Toàn bộ kế hoạch phát triển của ngành trong 5 năm tới đã có, đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 thông qua. Tôi sẽ cố gắng tối đa thực hiện tốt nhất chức trách và nhiệm vụ được giao, nỗ lực hết sức mình vì sự phát triển của ngành giao thông vận tải.
Chắc chắn mỗi ngày chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để người dân đi lại an toàn, thuận tiện. Giao thương thuận lợi hơn sẽ giúp kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên, để làm tốt việc này, ngành giao thông cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân.
Thưa Bộ trưởng, ông coi điều gì là quan trọng nhất trong nhiệm kỳ mới của mình?
Công việc còn rất nhiều và ngổn ngang, tôi e rằng trong 5 năm nhiệm kỳ khó có thể làm hết những gì mình mong muốn. Tuy nhiên, có một điều phải làm bằng được, đó là tiếp tục đổi mới. Chỉ có đổi mới, ngành mới có thể phát triển. Cụ thể, cần đổi mới phong cách quản lý, lãnh đạo; đổi mới tư duy; đổi mới phương pháp làm việc. Tiếp tục cải cách hành chính, gắn trách nhiệm cá nhân vào các quyết định cụ thể, vào từng công việc cụ thể, bám sát cơ sở và thực tiễn cuộc sống. Thời gian vừa qua, nhất là trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng Đinh La Thăng, khâu cải cách hành chính của Bộ được tiến hành rất tốt, rất thành công và tôi sẽ tiếp tục sự nghiệp đó.
Những công việc nào sẽ được Bộ trưởng ưu tiên?
Có một số vấn đề nóng, dư luận bức xúc, cử tri cả nước quan tâm, báo chí cũng nói nhiều trong thời gian gần đây, như các dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông; tai nạn giao thông tuy đã giảm nhiều năm liên tiếp nhưng vẫn cao, đe doạ trực tiếp tài sản và tính mạng của người dân; hạ tầng giao thông một số nơi yếu kém; công tác đầu tư, giải ngân tại các dự án cần được công khai, minh bạch hơn; có sự chồng chéo trong quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng và một số lĩnh vực; ứng dụng công nghệ cao vào xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý cần tiếp tục được đẩy mạnh...
Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi sẽ cho rà soát lại từng việc cụ thể và sẽ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, và sẽ thông tin đến các cơ quan báo chí và để người dân biết, giám sát. Trong công tác đầu tư, chúng tôi sẽ giữ nguyên tắc là chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc, có trách nhiệm, phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả của việc đầu tư.
Trong điều kiện kinh tế nước ta tiếp tục khó khăn, nợ công Chính phủ đã chạm trần, các định chế tài chính nước ngoài cho vay ODA thời hạn ngắn, không dài như trước nữa, Bộ trưởng sẽ huy động các nguồn vốn thế nào để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao?
Như các bạn đã biết, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển hiện nay chủ yếu là đi vay, cho nên trông chờ vào vốn ngân sách nhà nước là cực kỳ gian nan. Chúng ta đã hội nhập với khu vực và thế giới, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký năm ngoái, các Hiệp định FTA khác đã ký và dần có hiệu lực, điều đó đặt ngành giao thông đứng trước cơ hội và thách thức.
Chúng tôi sẽ tranh thủ nắm bắt, chắt chiu từng cơ hội để phát triển hạ tầng giao thông, phát triển và phát huy lợi thế của từng phương thức vận tải để tạo cơ sở vững chắc cho các ngành kinh tế khác, các địa phương phát triển. Sau khi rà soát lại, chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ, dự án nào sẽ tiếp tục triển khai, dự án nào sẽ phải điều chỉnh và dự án nào phải dừng. Tất cả quá trình này sẽ được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch để mọi người cùng biết và đồng thuận với Bộ.
Chúng tôi sẽ sớm tổ chức cuộc gặp với các nhà tài trợ và với cộng đồng doanh nghiệp để lắng nghe các ý kiến, các đề xuất, kiến nghị để xem xét và điều chỉnh phù hợp trên tinh thần hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.
Bộ GTVT sẽ luôn cầu thị, lắng nghe và trân trọng các ý kiến đóng góp; trân trọng các nguồn vốn của các nhà đầu tư muốn hợp tác với chúng tôi. Tôi xin nhắc lại là chúng tôi sẽ tiết kiệm từng đồng tiền thuế của nhân dân, không đầu tư dàn trải, đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, không đầu tư hạ tầng giao thông bằng mọi giá.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, tôi nghĩ không còn cách nào khác là phải hoàn thiện thể chế, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và hiệu quả hơn để kêu gọi thêm nhiều nguồn lực đầu tư. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn vốn khác từ ngân sách, ODA và các nguồn vốn khác.
Việc hiện đại hóa hệ thống đường sắt, trong đó nhiệm vụ quan trọng là xây dựng đường sắt tốc độ cao mà người dân đang rất mong chờ thì sao, thưa Bộ trưởng?
Dù đường sắt gần đây có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn, phục vụ hành khách tốt hơn, tuy nhiên về cơ bản, hạ tầng đường sắt của Việt Nam còn lạc hậu với đường sắt khổ 1 m. Về lâu dài, nhất thiết phải đầu tư đường sắt tốc độ cao. Tuy nhiên, khi nguồn lực có hạn, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng, phân kỳ đầu tư, những đoạn nào cấp thiết làm trước, ít cấp thiết hơn làm sau để tạo hiệu quả đầu tư.
Xin cám ơn Bộ trưởng!
Ông Trương Quang Nghĩa được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 9/4.
Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa sinh ngày 19/8/1958, quê quán tỉnh Quảng Nam.
Ông có 16 năm công tác trong quân đội và 16 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại VINACONEX. Ông từng kênh qua các chức vụ: Tổng giám đốc VINACONEX, Phó bí thư thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp TƯ, Bí thư tỉnh Sơn La.
Tháng 5/2008, Ban Bí thư điều động ông Trương Quang Nghĩa từ vị trí Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2005-2010, phụ trách công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng.
Tháng 9/2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.
Tại Đại hội Đảng 11 tháng 1/2011, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, sau đó được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.
Tháng 6/2012, ông được Bộ Chính trị điều động giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La. Tháng 3/2015, Bộ Chính trị điều động ông Trương Quang Nghĩa giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Hiện ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12.
|
MẠNH NGUYỄN
http://bizlive.vn/chinh-tri-xa-hoi/tan-bo-truong-giao-thong-toi-e-5-nam-nhiem-ky-kho-lam-het-nhung-gi-minh-muon-1678426.html
Ông này liệu có liên quan dến bức tượng 10 tỷ ông cụ ở Sơn la không ấy nhỉ? Sao giờ ông lại... bỏ của chạy lấy người thế? Hay là...
Trả lờiXóaCái anh tự giới thiệu mình là bạn học của ông Nghĩa là ai thế nhỉ?Khí không phải anh là kẻ ngông ngu thì phải?Tôi đồ anh không làm được gì cho đời,lại bất mãn với xếp nào đó vì cái tính tự ngông của mình nên bây giờ anh lên mặt dạy đời.Tất nhiên con người ta có may có rủi.Kém miếng mà hậm hực tôi chê
Trả lờiXóaBa Nguyen đọc mà không hiểu kẻ ngu ngông chính là chủ Blog này. Tôi chỉ kể một chút về ông Nghĩa mà không chê trách gì đồng thời còn chúc ông thành công, dù rằng ông Nghĩa là người già nhất lớp và tiếng nói mỗi chiều thứ 7 khi đấu tố có trọng lượng nhất, làm tôi không thể quên được. Tôi không làm được gì cho đời ngoài làm công ăn lương, giảng dạy để nuôi con và đóng thuế cho nhà nước, nhưng là công dân, tôi có quyền nhận xét về những người đại diện cho mình, trong đó có ông Nghĩa. Tôi bất mãn với thể chế này và những người đã xây dựng ra nó cũng như những người đang tiếp tục dùng tiền thuế của dân để nuôi dưỡng nó, bất mãn vì vô số chuyện ví như những màn đấu tố chiều thứ 7 hàng tuần cách đây 40 năm, ở đó dù bạn không có bất cứ khuyết điểm gì trong tuần nhưng để màn đấu tố thành công thì bắt buộc người ta sẽ yêu cầu bạn phải nhận một số khuyết điểm trời ơi đất hỡi nào đó. Còn nếu bạn không chịu nhận hay không chịu đấu tố người khác thì bạn sẽ có khuyết điểm rất nặng là không có tinh thần đấu tranh phê và tự phê. Thời đó và cho đến tận bay giờ, tôi chỉ quan tâm duy nhất đến 1 điều: Phải học thật giỏi và thật nhiều, học lớp 8 thì tự học thêm tất cả sách lớp 10, học lớp 9 thì phải tự học hết sách năm thứ 1 và thứ 2 đại học. Vì điều này nên tôi không muốn mất thời gian cho những chuyện như đấu tố hay các sinh hoạt chính trị, xã hội khác mà lớp phổ thông thường xuyên tổ chức.
Trả lờiXóaDư luận viên chăm chỉ vào bình luận blog Tôi thích đọc. Ra quân vào thời điểm này có nghĩa gì? Những bình luận vô duyên, vô có, có đầu tư bài vở, có mảng miếng công phu. Thật vô ích khi dễ lô chân tướng. Công chúng bây giờ đủ hiểu biết để nhật ra.
Trả lờiXóaChó cứ sủa, đoàn người cứ tiến bác LTM ạ
Trả lờiXóa