Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Ấn Độ đột nhiên đổi giọng về Biển Đông

Chẳng có gì là ngạc nhiên cả; làm bạn với chính thể Việt Nam hiện nay thì chỉ có hại nên họ đổi giọng là đương nhiên. Đến cả Lào cũng còn chán không muốn làm bạn với Việt Nam nữa... Thử hỏi trên thế giới còn ai là bạn thực sự của chính thể Việt Nam hiện nay ? 
Ấn Độ đột nhiên đổi giọng về Biển Đông 
ẤN ĐỘ - Giới quan sát thời sự sửng sốt khi Ấn Độ cùng với Nga và Trung Quốc tuyên bố “không nên quốc tế hóa tranh chấp tại Biển Đông.” Nhiều người từng khẳng định, trong vấn đề Biển Đông, Nga sẽ quay lưng lại với Việt Nam và ủng hộ Trung Quốc, song việc Ấn Độ góp tiếng khuyến cáo “không nên quốc tế hóa tranh chấp tại Biển Đông” thì rõ ràng là chuyện nằm ngoài dự đoán. Đặc biệt là sau khi Ấn Độ liên tục thực hiện nhiều hành động, đưa ra nhiều tuyên bố, công khai ủng hộ Việt Nam, thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Từ trái, ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc; ông Sergei Lavrov, ngoại trưởng Nga, và bà Sushma Swaraj, ngoại trưởng Ấn Độ. (Hình: MEA Twitter)

Từ 2002 đến nay, các ngoại trưởng của Ấn Độ, Nga và Trung Quốc vẫn duy trì hội đàm thường niên. Cuộc hội đàm năm nay diễn ra vào ngày 19 tháng 4 tại Moscow. Hai ngày sau, tuyên bố chung của cuộc hội đàm được công bố. Trong đó Biển Đông là vấn đề được Ấn Độ, Nga và Trung Quốc bày tỏ cả sự quan tâm lẫn sự đồng thuận rằng, tất cả những tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông cần phải được “giải quyết bằng con đường đối thoại giữa các bên có liên quan.”

Tuy Ấn Độ, Nga và Trung Quốc cùng cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, các bên phải tôn trọng Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cũng như tuyên bố chung về cách ứng xử tại Biển Đông (DOC) nhưng việc ủng hộ “đối thoại giữa các bên có liên quan” chính là sự hậu thuẫn cho Trung Quốc thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Trước nay, dù nhiều quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ, Úc, Nhật,... nhiều lần khẳng định, tự do lưu thông, trong đó có lưu thông ở Biển Đông là điều bất khả tiếm đoạt và sẽ không khoanh tay đứng nhìn bất kỳ bên nào độc chiếm Biển Đông nhưng Trung Quốc vẫn kháng cự kịch liệt “quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông,” đồng thời khăng khăng đòi giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông bằng “đối thoại giữa các bên có liên quan.”

Nếu có thể “đối thoại giữa các bên có liên quan,” Trung Quốc có thể khai thác tối đa sức mạnh quân sự và kinh tế để chèn ép những quốc gia đang trực tiếp tranh chấp chủ quyền với mình tại Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia.

Nhiều người từng khẳng định, trong vấn đề Biển Đông, Nga sẽ quay lưng lại với Việt Nam và ủng hộ Trung Quốc, song việc Ấn Độ góp tiếng khuyến cáo “không nên quốc tế hóa tranh chấp tại Biển Đông” thì rõ ràng là chuyện nằm ngoài dự đoán. Đặc biệt là sau khi Ấn Độ liên tục thực hiện nhiều hành động, đưa ra nhiều tuyên bố, công khai ủng hộ Việt Nam, thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Hồi cuối tháng 2 vừa qua, khi hội đàm với ông Lê Hoài Trung, thứ trưởng ngoại giao Việt Nam ở New Delhi, ngoại trưởng Ấn Độ vẫn còn khẳng định, Ấn Độ ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam về Biển Đông. Ngoại trưởng Ấn Độ nhấn mạnh, Ấn Độ cương quyết đòi phải giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông bằng những biện pháp ôn hòa đúng với qui định của luật pháp quốc tế và Ấn Độ ủng hộ quan điểm của Việt Nam là phải duy trì an ninh - hòa bình ở vùng biển này.

Báo chí Ấn Độ còn cho biết thêm là trong cuộc hội đàm hồi cuối tháng 2 vừa qua, đại diện của Ấn Độ và Việt Nam tiếp tục bàn bạc về hợp tác song phương, trong đó có hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông. Điều vốn đã làm Trung Quốc hết sực khó chịu và không ít lần hăm dọa cả Ấn Độ lẫn Việt Nam.

Trong khi Hoa Kỳ có kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược sang Châu Á thì Ấn Độ có chiến lược “Hành động hướng Đông.” Ấn Độ không giấu diếm việc xem Việt Nam là một đối tác quan trọng trong việc thực hiện chiến lược này.

Kể từ khi Trung Quốc đưa ra hàng loạt tuyên bố và thực hiện hàng loạt hành động cho thấy, Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông, quan hệ Ấn Độ - Việt càng thêm khắng khít. Không ít lần Trung Quốc tỏ ra giận dữ trước việc Ấn Độ bất chấp các khuyến cáo, cảnh báo của mình để Tập Đoàn Dầu Khí của Ấn Độ (ONGC) tiếp tục thăm dò - khai thác dầu khí tại Biển Đông.

Hồi tháng 10 năm ngoái, lần đầu tiên, ngoại trưởng Ấn Độ cùng với ngoại trưởng Hoa Kỳ, Nhật hội đàm rồi phát hành một thông cáo chung, nhấn mạnh về tầm quan trọng của quyền tự do lưu thông cả trên biển lẫn trên không, quyền thực hiện các hoạt động thương mại mà không bị cản trở và khẳng định, đó là lý do cả ba quốc gia này cùng quan tâm đến Biển Đông.

Ngoài mối bận tâm về tình hình Biển Đông, ba ngoại trưởng tái khẳng định, cả ba quốc gia Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật sẽ hỗ trợ ASEAN chu toàn vai trò điều hòa cấu trúc chính trị đa phương và an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng vì vậy, ngay sau đó, Trung Quốc phải lên tiếng, nhấn mạnh các cơ chế hiện có đang vận hành tốt để kiềm chế xung đột tại Biển Đông và sẽ không cho phép các quốc gia bên ngoài khu vực Đông Nam Á can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc đồng thời lặp lại yêu cầu, không quốc gia nào được quyền thăm dò - khai dầu khí tại những khu vực thuộc quyền tài phán của Trung Quốc tại Biển Đông nếu không được Trung Quốc cho phép.

Ấn Độ là một trong những quốc gia hiếm hoi không màng tới các tuyên bố và chỉ trích cả trực diện lẫn khiếm danh của Trung Quốc. Ấn Độ đã vài lần xác định, việc để cho Tập Đoàn Dầu Khí của Ấn Độ (ONGC) tiếp tục thực hiện các hợp đồng thăm dò - khai thác dầu khí với Việt Nam là “lợi ích chiến lược” của Ấn Độ.

Giờ thì không rõ tại sao? (G.Đ.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=226727&zoneid=431

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét