Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Nhà báo Trung Quốc kể về 'chiến sĩ Lão Sơn'

Nhà báo Trung Quốc kể về 'chiến sĩ Lão Sơn'
Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định tổ chức tiến công để giành lại những cao điểm bị Trung Quốc chiếm đóng. Phía Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia. Trong đó trận đánh nhằm giành lại Núi Đất (Trung Quốc gọi là Lão Sơn) ngày 12/7/1984 được cho là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu nhiều thập niên trở lại đây tuy nhiên một thời gian dài không được nhắc tới nhiều ở Việt Nam.Một nghĩa trang Quân Giải phóng TQ ở tỉnh Vân Nam sau cuộc chiến 1979 với Việt Nam
Ngày 12/7 năm nay, truyền thông trong nước lại có nhiều bài nhắc về trận đánh biên giới với Trung Quốc năm 1984 tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang. Nhà báo Trần Trang của BBC Tiếng Trung hiện ở London cho biết trận đánh tại nơi mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn từ lâu thường được đề cập công khai tại Trung Quốc.
Trần Trang: Trận Lão Sơn được nhớ tới như một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc chiến Việt – Trung. Tại Trung Quốc, người ta gọi đây là cuộc chiến tự vệ chống Việt Nam. Có nhiều chương anh hùng được kể về trận đánh, được truyền thông đại chúng tại Trung Quốc cổ vũ trong thập niên 1980.
BBC Tiếng Việt: Chắc anh vẫn nhớ khi còn bé đã được kể cho nghe thế nào về sự kiện này?
Tôi còn nhớ mình dự một giảng đường lớn ở thị trấn tôi ở, nghe tường trình về một anh hùng trong trận Lão Sơn. Tôi còn nhớ tên ông ấy, Xu Liang, là một trong những sinh viên đại học tham gia đánh trận. Ông bị mất một chân trong trận này. Lúc đó, ông ngồi trên xe đẩy và kể lại trận đánh đẫm máu. Ông kể mình bị bộ đội Việt Nam bắn và cụt chân. Tôi nhớ khi đó mình rất ngưỡng mộ hành động anh hùng của ông.

nullTrận Lão Sơn hay Núi Đất là trận chiến rất đẫm máu
BBC Tiếng Việt: Có tin nói nhiều cựu binh Trung Quốc trong trận chiến biên giới 1979 đánh Việt Nam sau này không hài lòng vì cho rằng không được nhà nước quan tâm. Còn các cựu binh của trận Lão Sơn thì sao?
Có một vài tin tức rải rác nói rằng các cựu chiến binh chỉ sống nhờ tiền hưu còm cõi, không có mấy hỗ trợ. Trong các dịp kỷ niệm chiến tranh, một số người thăm lại nghĩa trang tưởng nhớ đồng đội đã khuất. Đó cũng là dịp có một số bài nói rằng cựu binh không được hỗ trợ đầy đủ.
Một số cựu chiến binh thì trở thành doanh nhân, một số người rất giàu. Có vẻ như những nhóm này đã giúp nhiều hơn cho những người từng là đồng đội của họ.

Việt Nam kỷ niệm

Báo chí Việt Nam cho biết sáng 11/17, hàng trăm cựu chiến binh thuộc sư đoàn 356 từng chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên đã tổ chức lễ thắp hương tưởng niệm, cầu siêu cho vong linh những liệt sĩ đã hi sinh.
Sư đoàn 356 xem ngày 12/7 hàng năm là “ngày giỗ trận của sư đoàn” vì ngày đó năm 1984, hơn 600 cán bộ chiến sĩ sư đoàn đã tử trận.
Trong tháng 4 và tháng 5/1984, Trung Quốc đã mở nhiều chiến dịch dọc biên giới từ Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang đến Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh và chiếm nhiều điểm cao mà trước đó Việt Nam nắm giữ.
Cuối tháng 6/1984, Việt Nam quyết định tổ chức tiến công để giành lại những cao điểm bị Trung Quốc chiếm đóng.
null
Bà mẹ Trung Quốc khóc bên mộ con sau cuộc chiến Trung - Việt
Phía Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia.
Trong đó trận đánh nhằm giành lại Núi Đất (Trung Quốc gọi là Lão Sơn) ngày 12/7/1984 được cho là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu nhiều thập niên trở lại đây tuy nhiên một thời gian dài không được nhắc tới nhiều ở Việt Nam.
Xem toàn bộ Chuyên đề 'Cuộc chiến Biên giới Việt - Trung 1979'
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/07/150713_ky_niem_tran_lao_son_trungquoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét