Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Nghĩ về chuyến đi Mỹ của TBT Đảng CSVN

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ CHUYẾN ĐI HOA KỲ CỦA TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
LỜI PHI LỘ - Chuyến viếng thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ lần này diễn ra sau khi nhiều sự cố bằng mặt, mà không bằng lòng giữa quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Hoa. Trong đó, sự cố, 2 chiếc máy bay mất tích trên biển Đông vào trung tuần tháng 4/2015 vừa qua, nó là giọt nước tràn ly, sau bao cố gắng nhân nhượng của nhà cầm quyền Việt Nam.
Lân đầu tiên một tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền của Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ - quốc gia cựu thù và kẻ thù không đội trời chung như bia đá lịch sử đã ghi. Đây là một dấu mốc, một bước ngoặc cho nước Việt Nam từ 40 năm qua, trong khi tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị và 3 yếu tố thiên địa nhân của nước Việt ở mức thấp nhất có thể. Hôm nay tôi xin nhìn lại, và nhìn tới vấn đề ban giao Việt Hoa Kỳ trong quá khứ và tương lai, để thấy điều nên làm, và làm tốt cho đất nước.

DIỄN BIẾN QUÁ KHỨ

Cuộc đời tôi có nhiều cay đắng và ngọt bùi với những biến cố lịch sử của đất nước hơn nửa thế kỷ qua. Trong đó, lần ông Bill Clinton làm tổng thống Hoa Kỳ, ký sắc lệnh xóa cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, tôi may mắn có biết chút ít. Những điều đó, tôi đã viết trong bài: Xóa cấm vận, WTO, và TPP những cơ hội cho Việt Nam từ Hoa Kỳ.

Chưa bao giờ các đời Tổng bí thư cũ của Việt Nam dành những lời có cánh cho ông Bill Clinton và ông Bush khi viếng thăm Hà Nội, lúc họ còn đương nhiệm, như lần này của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đã thế, các cựu tổng bí thư trước đây còn có những lời lẽ ngoại giao có tính hận thù với 2 ông cựu tổng thống Hoa Kỳ. Và càng đặc biệt hơn khi chúng ta thấy những sự kiện hiện tại sau đây.

VÀ HIỆN TẠI

Không dễ dàng gì để ông cựu tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton làm môi giới cho chuyến đi của ông Tổng bí thư kỳ này đến Hoa Kỳ, khi mà ông đi thuyết giáo ở các trường đại học phải trả thù lao bằng đơn vị triệu đô la.

Chuyến thăm bí mật, đột xuất, không lịch trình của cựu tổng thống Bill Cliniton đến Hà Nội hôm 02/7/2015, bỏ cả việc ở nhà ăn mừng Quốc Khánh Hoa Kỳ - 04/7/2015 - là quan trọng hơn nhiều so với chuyến viếng thăm của bà bộ trưởng nội vụ Mỹ đến Hà Nội trước đó 2 hôm ở thời gian rất nhạy cảm này của lịch sử quan hệ giữa 2 quốc gia Mỹ Việt, nhưng ít ai để ý.

Chắc ai cũng còn nhớ, trước khi ông Obama nhậm chức TT Hoa Kỳ 1 tháng ở nhiệm kỳ đầu năm 2009, ông phải mời 4 đời Tổng thống Mỹ trước ông đến để họp và làm tham mưu cho ông ta?

Ở chính quyền nào cũng thế, người đương nhiệm thuộc cấp như các bộ trưởng không quan trọng bằng người về hưu nhưng lại là người đứng đầu một quốc gia, các bạn ạ. Hơn tất cả các đời Tổng thống Hoa Kỳ khác, ông Bill Clinton lại là người đặt nền tảng để 2 cựu thù không đội chung trời ngồi lại với nhau cách đây 21 năm!

Người đứng đầu 1 quốc gia dù không còn quyền lực cứng, nhưng quyền lực mềm của họ ở chỗ là họ nắm mọi thâm cung bí sử và chiến lược muôn đời của chế độ chính trị quốc gia đó đang theo đuổi.

Hội nghị trung ương 6 đảng cầm quyền nước Việt diễn ra cách đây 3 năm - tháng 6/2012 - là dấu mốc của một đảng cầm quyền mất đoàn kết nội bộ đến cùng cực, vì nhiều yếu tố khách quan, và chủ quan của một nền chính trị đơn nguyên, tập quyền tập thể gây ra. Từ đó, đến nay nhiều sự kiện xảy ra trong nội bộ đảng cầm quyền lớn nhỏ, nhưng đáng chú ý nhất là 3 sự kiện sau.

Trước chuyến đi của ông Tổng bí thư chỉ hơn một tuần, ông bộ trưởng quốc phòng Việt Nam đổ bệnh, và giờ này không ai biết ông ở đâu, ngoài ông và bộ chính trị - cơ quan quyền lực tối cao của nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng báo của đảng đưa tin, ông đang điều trị ở Paris, sau khi ông có ho ra máu vì 1 chấn thương vùng ngực cũ, mà ông không thể có mặt trong ngày đại hội toàn quân 5 năm một lần diễn ra ngày 01/7/2015.

Trước chuyến đi ông Tổng bí thư 5 ngày, ông thủ tướng đi công du Nhật Bản cho hợp tác tiểu vùng Mekong - Nhật Bản đã mang về cho Việt Nam 2,45 tỷ đô la Mỹ bằng viện trợ ODA năm tài khóa 2015, trong gói 750 tỷ Yên trong giai đoạn 2012-2015 cho Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, và Việt Nam. Một món viện trợ lớn nhất từ trước đến nay của Nhật cho Việt Nam trong 40 năm qua.

Các sự kiện trên cho thấy có 2 khả năng xảy ra trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam.
Khả năng cao nhất là cung vua phủ chúa đã đi đến thỏa hiệp đoàn kết nội bộ cho một sự xoay trục quan hệ ngoại giao từ Đông sang Tây.

Mấy tháng nay báo chí của đảng cầm quyền được bật đèn xanh cho phép nói không tốt về Trung Cộng và ca ngợi Mỹ.
Nó làm chúng ta nhớ thời kỳ ông Tổng bí thư Lê Duẫn nắm mọi quyền hành, Đặng xin phép Carter dạy Việt Nam một bài học 1979; và lúc Gorbachev bỏ rơi ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tại cuộc họp Cộng sản toàn thế giới ở Berlin năm 1989, thì mới có Hội nghị Thành Đô 1990.

Điều này nó nói lên đảng cầm quyền ở Việt Nam đang chuyển trục quan hệ và sẽ có những con tốt trong nội bộ của trung ương đảng và bộ chính trị đảng bị làm thịt chỉ vì phe nhóm đang đi đến một thỏa hiệp mới. Đã có những phe nhóm bị bật khỏi chính trường như, ông Võ Nguyên Giáp và ông Hoàng Văn Hoan, Trần Văn Trà trong lần chuyển trục quan hệ sang Liên Xô cũ của ông Lê Duẫn; hay Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ bị loại khỏi cuộc chơi trong lần chuyển trục quan hệ từ Liên Xô sang Trung Cộng.

(................)

Nhưng trong 2 lần xoay trục quan hệ ngoại giao ấy, đảng cầm quyền vẫn không thay đổi tư duy độc quyền, độc tài về bản chất, vì vẫn chơi với khối cộng sản anh em, mà họ chỉ thay đổi hiện tượng bề ngoài để tiếp tục lừa bịp dân và thế giới nhằm mục đích ăn chia.

Vậy, thì lần thứ ba chuyển trục này, những con tốt nào đã sẽ lên bàn nhậu, và liệu đảng cầm quyền có còn đủ khả năng để giữ tư duy độc quyền, độc tài cai trị như 2 lần trước không, khi mà người "bạn" mới là người muốn loại cộng sản biến mất trên quả địa cầu.

Khả năng thấp nhất là, sự đấu đá nội bộ một mất, một còn để hình thành một thời kỳ mới - đơn nguyên độc quyền cá nhân như Tập Cận Bình ở Trung Cộng hoặc Than Shwe ở Miến Điện - sau chuyến thăm của ông Tổng bí thư. Với truyền thống lịch sử 85 năm qua của đảng cộng sản ở Việt Nam, chưa bao giờ có chuyện này, dù ở vào thời kỳ tăm tối nhất, khi còn những ngày nếm mật, nằm gai ở chiến khu Tây Bắc vào thập niên 194x.

Nhưng cả 2 tình huống đều có một sự thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và cộng sản ở Việt Nam về các tổ chức dân sự và người cầm đầu sẽ đại diện trong tương lai, khi mọi việc dần đi đến sáng sủa hơn về một hình thái đa nguyên tập quyền. Trong đó, Hoa Kỳ không tham gia vào nội bộ chính trị Việt Nam.

TÌNH HÌNH QUỐC TẾ CỘNG SẢN GIẢ DANH

Khối cộng sản giả danh thế giới đang đi vào ngày tận thế. Nga suy sụp sau cấm vận kinh tế vì xâm lược Crimea của Ukraina.

Trước khi chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ một ngày, chú Sam làm cú nhá nhẹ để chứng minh cho ông Trọng và các lãnh đạo chóp bu Hà Nội thấy Trung Cộng muốn sụp đổ thì Hoa Kỳ chỉ cần 1 tuần đánh thị trường chứng khoán Thượng Hải tiêu tan. Chỉ trong một ngày quốc khánh Hoa Kỳ 04/7/2015, nền kinh tế Trung Cộng mất 2800 tỷ thông qua cái thị trường chứng khoán Thượng Hải tuột dốc không phanh. Sự kiện này cũng giống như Hoa Kỳ dằng mặt Trung Cộng trước khi ký kết Thông Cáo Thượng Hải trao lại Đông Dương cho Trung Cộng, bằng việc bỏ bom 12 ngày đêm tại Bắc Việt vào tháng 12/1972, rồi sau đó ép Việt Nam Cộng Hòa ký kết vào Hiệp định Paris như là ký lệnh từ hình một đồng minh mẫn cán bảo vệ thành trì tư bản chủ nghĩa, khi thấy VNCH không còn giá trị.

Trung Cộng lấn chiếm biển Đông, ức hiếp ngư dân, lòng dân bất mãn, không thể mãi chịu sự đè đầu cưỡi cổ.

Miến Điện từ chối Trung Cộng để đa nguyên tản quyền thân thiết với phương Tây sau 37 năm - 1974 đến 2011 - co mình đi theo nền chính trị đa nguyên tập quyền quân đội chuyên chế.

Cu Ba từ bỏ cộng sản thả toàn bộ tù nhân chính trị và bắt tay với Hoa Kỳ chỉ mới vài tháng nay.

Phía sườn Tây Cambodia lại gây hấn như năm 1979, khi họ đòi Liên Hiệp Quốc trích phải lục bản đồ biên giới Việt Campuchia.

Sự chuyển trục từ Trung Đông đến Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và TPP là chiến lược làm suy yếu Trung Hoa là điều ai cũng thấy rõ.

Con người Việt bất nhân bằng những thảm sát kinh hoàng như ở Bình Phước. Thiên thời, địa lợi không còn. Mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội Việt Nam chưa bao giờ tối tăm hơn lúc này.

TOÀN CỤC NƯỚC VIỆT TƯƠNG LAI

Đúng ngày quốc khánh Hoa Kỳ 4 năm trước - 04/7/2011 - tôi viết bài: Tương lai Trung Hoa về đâu? để tiên đoán những gì đang diễn ra rất chính xác như hôm nay. Thiết nghĩ điều này đã cho thấy tất cả những gì mà nhà cầm quyền Việt Nam thời cộng sản phải biết nhìn vào ánh mặt trời chân lý: đi ngược với quy luật của khoa học xã hội là tự sát!

Một định nghĩa rất nổi tiếng của Otto Eduard Leopold von Bismarck (01/4/1815 - 30/7/1898) vị thủ tướng đầu tiên của nước Đức sau khi thống nhất: "Politics is the art of the possible" (Chính trị là nghệ thuật của sự có thể). Ông được mệnh danh là người đàn ông của sắt và máu. Nhưng chính nhờ tư tưởng ban đầu của ông mà một nước Đức hùng cường ra đời ở châu Âu. Nó báo hiệu cho những đế chế Anh, Pháp, Áo, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan dần lu mờ với nước Đức.

Cho đến giờ này trong tư duy của các chính khách hàng đầu Việt Nam vẫn theo binh pháp ngoại giao của Tôn Tử: Dĩ bất biến ứng vạn biến. Có nghĩa là, ngoại giao đa phương, nhằm tạo thế ghìm chân nhau giữa Trung Cộng và khối đồng minh Hoa Kỳ.

Song với tình hình thiên địa nhân, kinh tế, văn hóa, chính trị nước Việt hiện nay, chỉ còn một con đường thay đổi hay là chết.

Nếu những người cộng sản thế hệ 194x đang đứng đầu của cộng sản Việt Nam hiểu được điều này, thì họ sẽ là người cởi trói cho chính họ và cho chính cả dân tộc Việt bắt đầu từ năm 2015. Lịch sử sẽ ghi tên họ. Còn ngược lại thì vết nhơ muôn đời không rửa sạch cho họ. Mặc dù, chưa bao giờ tôi tin cộng sản từ khi tôi có tư duy phản biện - critical thinking - nhưng, vì một sự yên bình và tự lực, tự cường cho Tổ quốc và Dân tộc, tôi vẫn cố gắng tự lừa dối chính bản thân mình mong mỏi điều này sẽ xảy ra.

CẬP NHẬT SAU 0:00 NGÀY 08/7/2015 GIỜ VIỆT ANM

Họp báo trưa 07/7/2015 giữa ông Obama và ông Nguyễn Phú Trọng.
Lịch sử giữa 2 nước có những chương buồn, nhưng với tinh thần 16 cố gắng: "Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai" để 2 quốc gia chúng ta xây dựng đối tác, hợp tác toàn diện. Quá khứ không ai có thể thay đổi được, nhưng tương lai là trách nhiệm của chúng ta... và quan hệ quốc phòng để chống lại những kẻ vi phạm luật pháp quốc tế trên biển Đông.





Bài phát biểu của ông tổng bí thư trước khia vào buổi tiệc chiêu đãi của phó tổng thống Joe Biden với đoàn viếng thăm của ông tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, sau cuộc họp báo với tổng thống Barack Obama.
Asia Clinic, 17h15' ngày thứ Ba, 07/7/2015

http://bshohai.blogspot.com/2015/07/nhung-suy-nghi-ve-chuyen-i-hoa-ky-cua.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét