Đã đến lúc G2 thay thế G7?
Hội nghị thượng đỉnh G7 mới nhất đã diễn ra và kết thúc trong khung cảnh thơ mộng của vùng núi An-pơ, thuộc vùng Garmisch‑Partenkirchen nước Đức. Nhóm G8 không còn tồn tại nữa do nước Nga đã bị loại bỏ, diễn đàn nay chỉ bao gồm các cường quốc phương Tây cũ. Ở thời điểm mà việc xuất hiện của một số nền kinh tế lớn và đông dân như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang thách thức sự thống trị của các nước phương Tây, nhiều người tin rằng hệ thống quốc tế hiện tại đã đến lúc cần phải đại tu.
Thực tế, một trật tự thế giới mới gần như chắc chắn và sẽ sớm xuất hiện. Hình hài của nó sẽ được quyết định bởi hai hiện tượng chính yếu là toàn cầu hóa và số hóa.
Toàn cần hóa đang làm cho các nền kinh tế vốn chưa công nghiệp hóa hoàn toàn được hưởng những lợi ích của công nghiệp hóa và trở nên hội nhập với thị trường toàn cầu – một xu hướng đã xác định lại sự phân công lao động toàn cầu và làm biến đổi các chuỗi giá trị. Cuộc cách mạng trong công nghệ truyền thông số củng cố thêm sự chuyển biến này.
Tất nhiên, tác động của hiện tượng số hóa vượt ra khỏi lĩnh vực kinh tế; nó phá vỡ nhiều rào cản văn hóa, giúp các công dân bình thường ở ngay cả những khu vực hẻo lánh tiếp cận với các thông tin và ý tưởng từ khắp thế giới. Vì sự phát triển kinh tế được thúc đẩy bởi toàn cầu hóa tiếp tục làm tăng thu nhập, quá trình hội nhập văn hóa này chắc chắn sẽ dẫn tới việc tham gia chính trị rộng rãi hơn, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu vốn đang ngày càng mở rộng và có nhiều đòi hỏi. Xu hướng này đang làm phức tạp hơn những nỗ lực của các chính phủ nhằm giám sát và quản lý tình hình trong nước.
Tuy nhiên, về khía cạnh cân bằng sức mạnh kinh tế toàn cầu thì tác động của toàn cầu hóa và số hóa vẫn khó dự đoán. Trong khi những xu hướng này chắc chắn đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển, thì phương Tây – đặc biệt là Mỹ – vẫn nắm ưu thế về công nghệ và sáng chế. Thực sự, vị trí đứng đầu về công nghệ của nước Mỹ, mà Thung Lũng Silicon là một ví dụ, cùng với tài sản vốn lớn và văn hóa kinh doanh năng động có thể củng cố một cách cơ bản vị trí toàn cầu của nước này.
Nhưng, cùng với việc các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đang nỗ lực thúc đẩy đổi mới trong khi vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ, thì cũng có thể quá trình toàn cầu hóa và số hóa đang được tiếp tục sẽ thúc đẩy việc “phi phương Tây hóa” trật tự quốc tế. Chỉ có thời gian mới có thể chỉ ra liệu những quốc gia này có thách thức thành công các cường quốc cũ được hay không.
Ngay cả khi Mỹ và ở một mức độ nào đó là Tây Ây vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh, Mỹ vẫn chưa chắc giữ được sự kiểm soát địa chính trị toàn cầu đã giành được từ sau Thế Chiến II, và đặc biệt là khi sự sụp đổ của Liên Xô đã đưa Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Thực tế, dù nước Mỹ vẫn giữ vị trí thống trị trong các mặt quân sự, chính tri, kinh tế, công nghệ và văn hóa, quyền bá chủ toàn cầu của nó dường như đang mất dần.
Thực tế là uy thế địa chính trị toàn cầu của Mỹ đã không còn kéo dài thêm nữa. Sau khi dàn quân tham gia một loạt các cuộc chiến không thể thắng lợi nhằm đối phó với những đối thủ yếu hơn rất nhiều nhưng không thể khống chế được, Mỹ đã bị buộc phải chuyển hướng. Khoảng trống quyền lực mà nó để lại đã gây ra những cuộc khủng hoảng khu vực, ví dụ đáng chú ý nhất là ở Trung Đông, Ukraine, khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông, và góp phần đưa tới sự bất ổn và hỗn loạn.
Vấn đề hiện nay là cái gì sẽ thay thế nền Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana). Có một khả năng là quay trở lại với kiểu trật tự phi tập trung hóa vốn đã tồn tại trước cuộc Cách mạng công nghiệp. Vào thời điểm đó, Trung Quốc và Ấn Độ là những nền kinh tế lớn nhất thế giới, một địa vị mà họ sẽ giành lại trong thế kỷ này. Khi đạt được điều này, họ có thể cùng với các cường quốc cũ như Mỹ, Châu Âu và Nga thiết lập một kiểu ‘trật tự ngũ cường’ (“pentarchy”) tương tự như hệ thống cân bằng quyền lực của châu Âu vào thế kỷ 19.
Nhưng có những câu hỏi nghiêm túc về năng lực của những quốc gia này để đảm đương vai trò lãnh đạo toàn cầu. Vì Liên minh châu Âu đang đối mặt với những thách thức và khủng hoảng chưa từng thấy nên không thể dự đoán được tương lai của nó. Tương lai của nước Nga thậm chí còn mờ mịt hơn thế; cho tới nay, nó không thể thoát khỏi những khó khăn ảo tưởng về một đế quốc đã mất, lại càng không ngăn chặn được đà suy thoái xã hội và kinh tế của đất nước. Ấn Độ có khả năng đóng một vai trò quốc tế quan trọng, nhưng quốc gia này có một quãng đường dài để đi trước khi có đủ sự ổn định và thịnh vượng để làm được như vậy.
Chỉ còn có Mỹ và Trung Quốc. Nhiều người dự đoán về sự trỗi dậy của một trật tự thế giới hai cực, hoặc thậm chí một cuộc Chiến tranh Lạnh mới mà Trung Quốc sẽ thay thế Liên Xô để trở thành đối thủ của Mỹ. Nhưng điều này dường như cũng không thể xảy ra chỉ vì trong một thế giới được kết nối như hiện nay, Trung Quốc và Mỹ không thể cho phép xung đột và cạnh tranh che khuất những lợi ích chung của họ.
Tình hình hiện tại cho thấy Trung Quốc đang tài trợ cho các khoản nợ công của Mỹ, và ở một ý nghĩa nào đó, đang trợ cấp cho quyền lực toàn cầu của Mỹ. Và Trung Quốc không thể đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và hiện đại hóa nếu không có sự tiếp cận thị trường nước Mỹ. Nói một cách đơn giản, Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau. Điều này sẽ giúp giảm các rủi ro mà việc xuất hiện một cường quốc toàn cầu mới tất yếu sẽ gây ra.
Trong bối cảnh đó, dường như có khả năng trật tự thế giới mới bề ngoài sẽ giống trật tự hai cực của Chiến tranh Lạnh. Nhưng ở bên trong, nó có đặc trưng là sự can dự và chung sống lẫn nhau vì những lợi ích chung.
G7 đại diện cho một trật tự sắp tàn. Đã đến lúc chuẩn bị cho G2.
Nguồn: Joschka Fischer, “The Irrelevant Seven”, Project Syndicate, 23/06/2015.
Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Joschka Fischer là Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức từ năm 1998 đến 2005, nhiệm kỳ của ông được đánh dấu bởi việc Đức ủng hộ mạnh mẽ sự can thiệp của NATO vào Kosovo năm 1999 và sau đó là phản đối cuộc chiến ở Iraq.
(Nghiên Cứu Quốc Tế)
Toàn cần hóa đang làm cho các nền kinh tế vốn chưa công nghiệp hóa hoàn toàn được hưởng những lợi ích của công nghiệp hóa và trở nên hội nhập với thị trường toàn cầu – một xu hướng đã xác định lại sự phân công lao động toàn cầu và làm biến đổi các chuỗi giá trị. Cuộc cách mạng trong công nghệ truyền thông số củng cố thêm sự chuyển biến này.
Tất nhiên, tác động của hiện tượng số hóa vượt ra khỏi lĩnh vực kinh tế; nó phá vỡ nhiều rào cản văn hóa, giúp các công dân bình thường ở ngay cả những khu vực hẻo lánh tiếp cận với các thông tin và ý tưởng từ khắp thế giới. Vì sự phát triển kinh tế được thúc đẩy bởi toàn cầu hóa tiếp tục làm tăng thu nhập, quá trình hội nhập văn hóa này chắc chắn sẽ dẫn tới việc tham gia chính trị rộng rãi hơn, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu vốn đang ngày càng mở rộng và có nhiều đòi hỏi. Xu hướng này đang làm phức tạp hơn những nỗ lực của các chính phủ nhằm giám sát và quản lý tình hình trong nước.
Tuy nhiên, về khía cạnh cân bằng sức mạnh kinh tế toàn cầu thì tác động của toàn cầu hóa và số hóa vẫn khó dự đoán. Trong khi những xu hướng này chắc chắn đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển, thì phương Tây – đặc biệt là Mỹ – vẫn nắm ưu thế về công nghệ và sáng chế. Thực sự, vị trí đứng đầu về công nghệ của nước Mỹ, mà Thung Lũng Silicon là một ví dụ, cùng với tài sản vốn lớn và văn hóa kinh doanh năng động có thể củng cố một cách cơ bản vị trí toàn cầu của nước này.
Nhưng, cùng với việc các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc và Ấn Độ đang nỗ lực thúc đẩy đổi mới trong khi vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ, thì cũng có thể quá trình toàn cầu hóa và số hóa đang được tiếp tục sẽ thúc đẩy việc “phi phương Tây hóa” trật tự quốc tế. Chỉ có thời gian mới có thể chỉ ra liệu những quốc gia này có thách thức thành công các cường quốc cũ được hay không.
Ngay cả khi Mỹ và ở một mức độ nào đó là Tây Ây vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh, Mỹ vẫn chưa chắc giữ được sự kiểm soát địa chính trị toàn cầu đã giành được từ sau Thế Chiến II, và đặc biệt là khi sự sụp đổ của Liên Xô đã đưa Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Thực tế, dù nước Mỹ vẫn giữ vị trí thống trị trong các mặt quân sự, chính tri, kinh tế, công nghệ và văn hóa, quyền bá chủ toàn cầu của nó dường như đang mất dần.
Thực tế là uy thế địa chính trị toàn cầu của Mỹ đã không còn kéo dài thêm nữa. Sau khi dàn quân tham gia một loạt các cuộc chiến không thể thắng lợi nhằm đối phó với những đối thủ yếu hơn rất nhiều nhưng không thể khống chế được, Mỹ đã bị buộc phải chuyển hướng. Khoảng trống quyền lực mà nó để lại đã gây ra những cuộc khủng hoảng khu vực, ví dụ đáng chú ý nhất là ở Trung Đông, Ukraine, khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông, và góp phần đưa tới sự bất ổn và hỗn loạn.
Vấn đề hiện nay là cái gì sẽ thay thế nền Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana). Có một khả năng là quay trở lại với kiểu trật tự phi tập trung hóa vốn đã tồn tại trước cuộc Cách mạng công nghiệp. Vào thời điểm đó, Trung Quốc và Ấn Độ là những nền kinh tế lớn nhất thế giới, một địa vị mà họ sẽ giành lại trong thế kỷ này. Khi đạt được điều này, họ có thể cùng với các cường quốc cũ như Mỹ, Châu Âu và Nga thiết lập một kiểu ‘trật tự ngũ cường’ (“pentarchy”) tương tự như hệ thống cân bằng quyền lực của châu Âu vào thế kỷ 19.
Nhưng có những câu hỏi nghiêm túc về năng lực của những quốc gia này để đảm đương vai trò lãnh đạo toàn cầu. Vì Liên minh châu Âu đang đối mặt với những thách thức và khủng hoảng chưa từng thấy nên không thể dự đoán được tương lai của nó. Tương lai của nước Nga thậm chí còn mờ mịt hơn thế; cho tới nay, nó không thể thoát khỏi những khó khăn ảo tưởng về một đế quốc đã mất, lại càng không ngăn chặn được đà suy thoái xã hội và kinh tế của đất nước. Ấn Độ có khả năng đóng một vai trò quốc tế quan trọng, nhưng quốc gia này có một quãng đường dài để đi trước khi có đủ sự ổn định và thịnh vượng để làm được như vậy.
Chỉ còn có Mỹ và Trung Quốc. Nhiều người dự đoán về sự trỗi dậy của một trật tự thế giới hai cực, hoặc thậm chí một cuộc Chiến tranh Lạnh mới mà Trung Quốc sẽ thay thế Liên Xô để trở thành đối thủ của Mỹ. Nhưng điều này dường như cũng không thể xảy ra chỉ vì trong một thế giới được kết nối như hiện nay, Trung Quốc và Mỹ không thể cho phép xung đột và cạnh tranh che khuất những lợi ích chung của họ.
Tình hình hiện tại cho thấy Trung Quốc đang tài trợ cho các khoản nợ công của Mỹ, và ở một ý nghĩa nào đó, đang trợ cấp cho quyền lực toàn cầu của Mỹ. Và Trung Quốc không thể đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh và hiện đại hóa nếu không có sự tiếp cận thị trường nước Mỹ. Nói một cách đơn giản, Mỹ và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau. Điều này sẽ giúp giảm các rủi ro mà việc xuất hiện một cường quốc toàn cầu mới tất yếu sẽ gây ra.
Trong bối cảnh đó, dường như có khả năng trật tự thế giới mới bề ngoài sẽ giống trật tự hai cực của Chiến tranh Lạnh. Nhưng ở bên trong, nó có đặc trưng là sự can dự và chung sống lẫn nhau vì những lợi ích chung.
G7 đại diện cho một trật tự sắp tàn. Đã đến lúc chuẩn bị cho G2.
Nguồn: Joschka Fischer, “The Irrelevant Seven”, Project Syndicate, 23/06/2015.
Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Joschka Fischer là Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức từ năm 1998 đến 2005, nhiệm kỳ của ông được đánh dấu bởi việc Đức ủng hộ mạnh mẽ sự can thiệp của NATO vào Kosovo năm 1999 và sau đó là phản đối cuộc chiến ở Iraq.
(Nghiên Cứu Quốc Tế)
http://nghiencuuquocte.net/2015/07/14/da-den-luc-g2-thay-the-g7/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét