Sự sống ở 'mái nhà của trái đất'
Jasmin Fox-Skelly - Sống trên đỉnh những ngọn núi cao nhất thế giới là một thách thức lớn. Càng lên cao thì ánh sáng mặt trời càng gay gắt, gió lạnh thổi mạnh từ mọi phía và ngay cả việc thở cũng khó vì trong không khí có ít ôxy.
Chân núi Himalaya
Chúng tôi bắt đầu hành trình ở chân núi dãy Himalaya nằm cách mặt nước biển khoảng 610 mét. Đây là nơi từng có rừng rậm bao phủ nhưng nhiều cây cối đã bị đốn hạ để lấy đất làm nông trại. Những cánh rừng còn lại là nơi trú ẩn của loài voi châu Á và loài tê giác. Đây còn là môi trường sinh sống của loài gấu đen, báo đốm và hơn 340 loài chim.
Loài hổ cũng sống ở vùng chân núi ở Bhutan và vào năm 2010 người ta phát hiện ra rằng loài sinh vật này sinh sống ở độ cao hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Nhà sinh vật học Alan Rabinowitz đã nghe những dân làng sợ hãi kể lại họ đã gặp hổ như thế nào. Sau một hành trình leo đến độ cao 4.000 mét, ông đã đặt máy quay kín.
Máy quay của ông đã quay lại hình ảnh của rất nhiều sinh vật, trong đó có cáo đỏ, mèo rừng, khỉ, báo, gấu đen Himalaya, hươu xạ và thậm chí cả gấu trúc đỏ. Địa điểm này, vốn là một bí mật được bảo vệ cẩn mật để phòng ngừa săn trộm, là nơi duy nhất mà hổ và báo tuyết sống cùng với nhau.
Đến độ cao hơn thì không còn những cánh rừng hay những nông trang nữa mà là những khu rừng cây quả nón xen lẫn với những thác nước.
Nơi đây cũng có nhiều sinh vật đa dạng như loài voọc vàng. Bộ lông dày giúp chúng chống chọi lại cái lạnh. Cũng giống như nhiều loài sinh vật khác ở vùng này, vào mùa đông loài voọc vàng sống ở những thung lũng thấp và vào mùa xuân thì leo những triền núi cao hơn.
Tuy nhiên, loài khỉ sống ở nơi cao nhất là loài khỉ mũi hếch Vân Nam. Bộ lông dày của chúng giúp chúng sống ở độ cao cao hơn bất kỳ loài linh trưởng nào khác.
Gấu trúc đỏ
Những cánh rừng rụng lá vào mùa đông trên những triền núi cao là nơi sinh sống lý tưởng của một trong những loài sinh vật đáng yêu nhất trong thế giới tự nhiên – loài gấu trúc đỏ.
Vốn là một loài cực kỳ nhút nhát, gấu trúc đỏ tránh thú săn mồi bằng cách sống ở những cánh rừng ở độ cao từ 2.000 cho đến hơn 4.000 mét. Bàn chân được phủ lông giúp chúng giữ ấm chân và không bị trượt trên tuyết.
Không giống như những sinh vật núi khác vốn tránh mùa đông khắc nghiệt bằng cách di chuyển xuống vùng thấp hơn, gấu trúc đỏ không đi đâu cả. Chúng dựa vào tre làm nguồn thức ăn cho nên chúng chỉ có thể sống được ở những nơi có rừng tre.
Gấu trúc đỏ có thể dành đến 13 tiếng mỗi ngày để tìm thức ăn mặc dù tre chủ yếu cấu tạo từ chất xơ vốn rất khó tiêu hóa trong khi ruột của chúng không thể tiêu hóa được cây cỏ.
Vào mùa hè chúng cũng có thể ăn hoa quả và côn trùng và thậm chí ăn trộm cả trứng chim. Nhưng vào mùa đông chúng có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể. Do tình trạng khan hiếm thức ăn và thời tiết lạnh chúng sẽ tự làm chậm lại quá trình trao đổi chất.
Cao hơn nữa thì không còn những cánh rừng mà chỉ còn những lùm bụi khô. Cao hơn là những loài cây cỏ có hoa.
Các loài cây cỏ ở độ cao này chỉ mọc thấp nhưng mạnh mẽ và là chuyên gia trong việc giữ nước để bảo vệ mình trước những cơn gió khô. Những loài thú ăn cỏ sinh sống trên những triền núi này vào mùa hè. Chúng ta có thể tìm thấy loài dê, cừu và sói.
Nơi chỉ có đá
Trong khi đó, những mặt hồ đóng băng ở vùng Kashmir vẫn có cá, chẳng hạn như loài cá trắm núi và cá hồi nâu. Những loài cá này có sự thích nghi với những dòng nước chảy xiết bằng cách có cấu tạo cơ thể hình trụ với cấu tạo cơ có sức mạnh để giúp chúng có thể vượt qua được những dòng chảy xiết trong khi một số loài cá khác thì ẩn nấp trong đá sỏ để tránh dòng chảy. Để tránh nhiệt độ gần như xuống đến 0 trong mùa đông, loài cá trắm núi di cư xuống vùng núi thấp hơn.
Lên cao nữa thì chỉ còn những cấu trúc đá nơi có gió thổi lồng lộng. Loài báo tuyết sống ở đây, ở độ cao từ 3.300 mét đến gần 6.000 mét so với mặt nước biển.
Những loài này có bộ lông dày để giữ ấm trong thời tiết lạnh và bộ móng to để giúp chúng bám trên địa hình núi đá. Chúng giấu mình sau những phiến đá, khe hay vách núi cao để rình con mồi.
Ở phía bên kia của dãy núi nhấp nhô, trên vùng bình nguyên Tây Tạng có độ cao gần 5.000 mét so với mặt nước biển là nơi sinh sống của loài rắn suối nước nóng. Vốn là loài có máu lạnh nên không thể giữ nhiệt trong cơ thể, loài rắn này chịu nhiều sự đe dọa từ cái lạnh. Chúng sinh tồn bằng cách nấp mình trong những dòng suối nước nóng được tạo ra từ những hoạt động núi lửa trong lòng đất.
Bình nguyên Tây Tạng còn là nơi sinh sống của loài cáo cằm vuông. Chúng cư trú ở những triền đồi cằn cỗi ở độ cao từ 3.000 đến 4.000 mét. Chúng làm hang trong những góc khuất.
Ở độ cao này cũng có con người sinh sống. Và cũng như các loài động vật khác, con người đã học cách thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. Nhưng cách thích nghi của họ không chỉ đơn thuần là trong lối sống mà còn trong sự tiến hóa.
Đột biến gien ở con người
Vấn đề lớn nhất khi sinh sống ở vùng cao là áp suất khí quyển thấp. Điều này khiến cho khí ôxy khó vào phổi hơn.
Con người thường gặp những vấn đề vầ sức khỏe ở độ cao hơn 2.700 mét. Chúng ta sẽ cảm thấy ăn mất ngon, nôn mửa, nhức đầu và khó ngủ. Nghiêm trọng hơn thì trong não và tim sẽ tích tụ dịch, phổi bị xuất huyết và tim ngừng đập.
Tuy nhiên, người Tây Tạng dường như không gặp những vấn đề này do sự đột biến gien.
Khoảng 8.000 năm trước, một gien có tên gọi là EGLN1 đã thay đổi. Giờ đây, có 88% người Tây Tạng có gien đột biến này.
Sự thay đổi ở gien EGLN1 giúp cho cơ thể của con người không phản ứng quá mức trước nồng độ ôxy loãng trong không khí. Ở những người không có sự đột biến gien này, không khí loãng sẽ khiến cho các tế bào hồng cầu của họ phồng lên và dẫn đến tim ngừng đập.
Sự thích nghi của người Tây Tạng còn ở một gien khác có tên gọi là EPAS1 vốn liên quan đến phản ứng của cơ thể trước tình trạng nồng độ ôxy thấp.
Các tế bào hồng cầu của con người vận chuyển ôxy bằng một phân tử có tên là haemoglobin. Khi người có gien EPAS1 bình thường di chuyển đến vùng cao, nồng độ haemoglobin của họ bị gia tăng quá mức, theo ông Ramus Nielsen ở Đại học California. Điều này khiến máu trở nên đậm đặc dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và đau tim.
Tuy nhiên, người dân Tây Tạng lại không gặp tình trạng này. Nồng độ haemoglobin và hồng cầu trong máu họ chỉ tăng nhẹ khi họ ở vùng cao, theo Nielsen.
Bò yak
Ở độ cao trên 4.800 mét, vùng lãnh nguyên đá không còn nữa mà thay vào đó là núi tuyết. Không có nhiều sinh vật có thể sống nổi ở độ cao này ngoại trừ loài bò yak vốn có thể leo đến độ cao 6.100 mét.
Loài bò yak có hai lớp lông dày để giúp chúng giữ ấm cơ thể. Tim và phổi của chúng có kích thước lớn giúp chúng có được lượng ôxy cần thiết. Loài bò yak thích nghi với độ cao đến nỗi thông thường chúng không thể sống được ở độ cao dưới 3.300 mét và hay nhiệt độ cao hơn 15°C.
Hồi năm 2012, các nhà khoa học đã đọc được bản đồ gien của loài yak và nhận thấy rằng một số gien của chúng đã tiến hóa nhanh chóng kể từ khi loài này tách ra các loài gia súc khác 4,9 triệu năm trước đây. Có ba gien đột biến có liên quan đến việc điều khiển phản ứng của cơ thể trước tình trạng mất ôxy. Năm gien khác giúp loài bò yak tối ưu hóa năng lượng chúng có được từ thức ăn, nhất là trong mùa đông khi mà thức ăn khan hiếm.
Cơ thể to của chúng còn có một lợi thế: giúp cho chúng giữ nhiệt tốt. Nhưng cũng có những sinh vật bé nhỏ vẫn sinh tồn được ở độ cao này.
Hồi năm 2008, một loài ong đã được tìm thấy trên Núi Everest. Sống ở độ cao từ 6.000 mét trở lên, đây là loài ong sống ở độ cao nhất thế giới từng biết.
Nhện cũng sống ở nơi rất cao. Loài nhện nhảy Himalaya là loài sinh vật sống ở độ cao nhất trên thế giới với độ cao trên 7.000 mét trên Núi Everest.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.
Chúng tôi bắt đầu hành trình ở chân núi dãy Himalaya nằm cách mặt nước biển khoảng 610 mét. Đây là nơi từng có rừng rậm bao phủ nhưng nhiều cây cối đã bị đốn hạ để lấy đất làm nông trại. Những cánh rừng còn lại là nơi trú ẩn của loài voi châu Á và loài tê giác. Đây còn là môi trường sinh sống của loài gấu đen, báo đốm và hơn 340 loài chim.
Loài hổ cũng sống ở vùng chân núi ở Bhutan và vào năm 2010 người ta phát hiện ra rằng loài sinh vật này sinh sống ở độ cao hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Nhà sinh vật học Alan Rabinowitz đã nghe những dân làng sợ hãi kể lại họ đã gặp hổ như thế nào. Sau một hành trình leo đến độ cao 4.000 mét, ông đã đặt máy quay kín.
Máy quay của ông đã quay lại hình ảnh của rất nhiều sinh vật, trong đó có cáo đỏ, mèo rừng, khỉ, báo, gấu đen Himalaya, hươu xạ và thậm chí cả gấu trúc đỏ. Địa điểm này, vốn là một bí mật được bảo vệ cẩn mật để phòng ngừa săn trộm, là nơi duy nhất mà hổ và báo tuyết sống cùng với nhau.
Đến độ cao hơn thì không còn những cánh rừng hay những nông trang nữa mà là những khu rừng cây quả nón xen lẫn với những thác nước.
Nơi đây cũng có nhiều sinh vật đa dạng như loài voọc vàng. Bộ lông dày giúp chúng chống chọi lại cái lạnh. Cũng giống như nhiều loài sinh vật khác ở vùng này, vào mùa đông loài voọc vàng sống ở những thung lũng thấp và vào mùa xuân thì leo những triền núi cao hơn.
Tuy nhiên, loài khỉ sống ở nơi cao nhất là loài khỉ mũi hếch Vân Nam. Bộ lông dày của chúng giúp chúng sống ở độ cao cao hơn bất kỳ loài linh trưởng nào khác.
Gấu trúc đỏ
Những cánh rừng rụng lá vào mùa đông trên những triền núi cao là nơi sinh sống lý tưởng của một trong những loài sinh vật đáng yêu nhất trong thế giới tự nhiên – loài gấu trúc đỏ.
Vốn là một loài cực kỳ nhút nhát, gấu trúc đỏ tránh thú săn mồi bằng cách sống ở những cánh rừng ở độ cao từ 2.000 cho đến hơn 4.000 mét. Bàn chân được phủ lông giúp chúng giữ ấm chân và không bị trượt trên tuyết.
Không giống như những sinh vật núi khác vốn tránh mùa đông khắc nghiệt bằng cách di chuyển xuống vùng thấp hơn, gấu trúc đỏ không đi đâu cả. Chúng dựa vào tre làm nguồn thức ăn cho nên chúng chỉ có thể sống được ở những nơi có rừng tre.
Gấu trúc đỏ có thể dành đến 13 tiếng mỗi ngày để tìm thức ăn mặc dù tre chủ yếu cấu tạo từ chất xơ vốn rất khó tiêu hóa trong khi ruột của chúng không thể tiêu hóa được cây cỏ.
Vào mùa hè chúng cũng có thể ăn hoa quả và côn trùng và thậm chí ăn trộm cả trứng chim. Nhưng vào mùa đông chúng có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể. Do tình trạng khan hiếm thức ăn và thời tiết lạnh chúng sẽ tự làm chậm lại quá trình trao đổi chất.
Cao hơn nữa thì không còn những cánh rừng mà chỉ còn những lùm bụi khô. Cao hơn là những loài cây cỏ có hoa.
Các loài cây cỏ ở độ cao này chỉ mọc thấp nhưng mạnh mẽ và là chuyên gia trong việc giữ nước để bảo vệ mình trước những cơn gió khô. Những loài thú ăn cỏ sinh sống trên những triền núi này vào mùa hè. Chúng ta có thể tìm thấy loài dê, cừu và sói.
Nơi chỉ có đá
Trong khi đó, những mặt hồ đóng băng ở vùng Kashmir vẫn có cá, chẳng hạn như loài cá trắm núi và cá hồi nâu. Những loài cá này có sự thích nghi với những dòng nước chảy xiết bằng cách có cấu tạo cơ thể hình trụ với cấu tạo cơ có sức mạnh để giúp chúng có thể vượt qua được những dòng chảy xiết trong khi một số loài cá khác thì ẩn nấp trong đá sỏ để tránh dòng chảy. Để tránh nhiệt độ gần như xuống đến 0 trong mùa đông, loài cá trắm núi di cư xuống vùng núi thấp hơn.
Lên cao nữa thì chỉ còn những cấu trúc đá nơi có gió thổi lồng lộng. Loài báo tuyết sống ở đây, ở độ cao từ 3.300 mét đến gần 6.000 mét so với mặt nước biển.
Những loài này có bộ lông dày để giữ ấm trong thời tiết lạnh và bộ móng to để giúp chúng bám trên địa hình núi đá. Chúng giấu mình sau những phiến đá, khe hay vách núi cao để rình con mồi.
Ở phía bên kia của dãy núi nhấp nhô, trên vùng bình nguyên Tây Tạng có độ cao gần 5.000 mét so với mặt nước biển là nơi sinh sống của loài rắn suối nước nóng. Vốn là loài có máu lạnh nên không thể giữ nhiệt trong cơ thể, loài rắn này chịu nhiều sự đe dọa từ cái lạnh. Chúng sinh tồn bằng cách nấp mình trong những dòng suối nước nóng được tạo ra từ những hoạt động núi lửa trong lòng đất.
Bình nguyên Tây Tạng còn là nơi sinh sống của loài cáo cằm vuông. Chúng cư trú ở những triền đồi cằn cỗi ở độ cao từ 3.000 đến 4.000 mét. Chúng làm hang trong những góc khuất.
Ở độ cao này cũng có con người sinh sống. Và cũng như các loài động vật khác, con người đã học cách thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. Nhưng cách thích nghi của họ không chỉ đơn thuần là trong lối sống mà còn trong sự tiến hóa.
Đột biến gien ở con người
Vấn đề lớn nhất khi sinh sống ở vùng cao là áp suất khí quyển thấp. Điều này khiến cho khí ôxy khó vào phổi hơn.
Con người thường gặp những vấn đề vầ sức khỏe ở độ cao hơn 2.700 mét. Chúng ta sẽ cảm thấy ăn mất ngon, nôn mửa, nhức đầu và khó ngủ. Nghiêm trọng hơn thì trong não và tim sẽ tích tụ dịch, phổi bị xuất huyết và tim ngừng đập.
Tuy nhiên, người Tây Tạng dường như không gặp những vấn đề này do sự đột biến gien.
Khoảng 8.000 năm trước, một gien có tên gọi là EGLN1 đã thay đổi. Giờ đây, có 88% người Tây Tạng có gien đột biến này.
Sự thay đổi ở gien EGLN1 giúp cho cơ thể của con người không phản ứng quá mức trước nồng độ ôxy loãng trong không khí. Ở những người không có sự đột biến gien này, không khí loãng sẽ khiến cho các tế bào hồng cầu của họ phồng lên và dẫn đến tim ngừng đập.
Sự thích nghi của người Tây Tạng còn ở một gien khác có tên gọi là EPAS1 vốn liên quan đến phản ứng của cơ thể trước tình trạng nồng độ ôxy thấp.
Các tế bào hồng cầu của con người vận chuyển ôxy bằng một phân tử có tên là haemoglobin. Khi người có gien EPAS1 bình thường di chuyển đến vùng cao, nồng độ haemoglobin của họ bị gia tăng quá mức, theo ông Ramus Nielsen ở Đại học California. Điều này khiến máu trở nên đậm đặc dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và đau tim.
Tuy nhiên, người dân Tây Tạng lại không gặp tình trạng này. Nồng độ haemoglobin và hồng cầu trong máu họ chỉ tăng nhẹ khi họ ở vùng cao, theo Nielsen.
Bò yak
Ở độ cao trên 4.800 mét, vùng lãnh nguyên đá không còn nữa mà thay vào đó là núi tuyết. Không có nhiều sinh vật có thể sống nổi ở độ cao này ngoại trừ loài bò yak vốn có thể leo đến độ cao 6.100 mét.
Loài bò yak có hai lớp lông dày để giúp chúng giữ ấm cơ thể. Tim và phổi của chúng có kích thước lớn giúp chúng có được lượng ôxy cần thiết. Loài bò yak thích nghi với độ cao đến nỗi thông thường chúng không thể sống được ở độ cao dưới 3.300 mét và hay nhiệt độ cao hơn 15°C.
Hồi năm 2012, các nhà khoa học đã đọc được bản đồ gien của loài yak và nhận thấy rằng một số gien của chúng đã tiến hóa nhanh chóng kể từ khi loài này tách ra các loài gia súc khác 4,9 triệu năm trước đây. Có ba gien đột biến có liên quan đến việc điều khiển phản ứng của cơ thể trước tình trạng mất ôxy. Năm gien khác giúp loài bò yak tối ưu hóa năng lượng chúng có được từ thức ăn, nhất là trong mùa đông khi mà thức ăn khan hiếm.
Cơ thể to của chúng còn có một lợi thế: giúp cho chúng giữ nhiệt tốt. Nhưng cũng có những sinh vật bé nhỏ vẫn sinh tồn được ở độ cao này.
Hồi năm 2008, một loài ong đã được tìm thấy trên Núi Everest. Sống ở độ cao từ 6.000 mét trở lên, đây là loài ong sống ở độ cao nhất thế giới từng biết.
Nhện cũng sống ở nơi rất cao. Loài nhện nhảy Himalaya là loài sinh vật sống ở độ cao nhất trên thế giới với độ cao trên 7.000 mét trên Núi Everest.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Earth.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/06/150606_challenges_of_living_high_altitude_vert_earth
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét