Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

(1) Hoa Kỳ và vấn đề từ bỏ đồng minh

Đây là tài liệu dịch của Phương Tây nên có những từ ngữ không phù hợp với cách diễn đạt, quan niệm của người Việt; xin bạn đọc lưu ý bỏ qua những khác nhau như vậy, tập trung vào nội dung của các sự kiện.
Hoa Kỳ và vấn đề từ bỏ đồng minh
Thời Đệ nhị thế chiến - Thế chiến Thứ hai bùng nổ năm 1939, Hoa kỳ trung lập đứng ngoài cuộc giao tranh mà họ cho là không liên hệ, đây gọi là chủ trương biệt lập Isolationism. Mặc dù đứng ngoài vòng chiến để được yên thân nhưng vẫn bị giáng một đòn nặng sáng ngày 7-12-1941 khi hạm đội lớn của Nhật tấn công Trân Châu Cảng, căn cứ Hải quân Mỹ tại Hawaii. Khi bắt đầu cuộc Thế chiến, nước Nhật có 10 hàng không mẫu hạm được coi là lớn và tối tân nhất thời đó.
Trận đánh đã gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ, gây thiệt hại nặng, khoàng 20 tầu chiến bị chìm hoặc hư hại, 188 máy bay bị hủy hoại 2,400 thủy thủ, phi công bị giết.


Hôm sau Mỹ tuyên chiến với Nhật và hai ngày sau 11-7 Đức, Ý cũng tuyên chiến với Mỹ, dù muốn dù không Hoa Kỳ phải từ bỏ biệt lập sang tham chiến, một cuộc chiến đẫm máu nhất từ xưa đến nay. Theo hồi ký của Đại tướng Eisenhower, cựu Tư lệnh quân đội đồng minh tại Âu châu, khi cuộc chiến bắt đầu, phe trục Đức -Ý -Nhật mạnh hơn đồng minh. Ông cũng cho biết Mỹ Anh đã thỏa thuận giải quyết chiến trường Âu châu trước vì Đức Quốc Xã nguy hiểm hơn Nhật và vì sợ chúng chế tạo vũ khí giết người hàng loạt (1). Mỹ đưa 80% lực lượng sang Âu châu chỉ để lại 20% tại Thái Bình Dương. Đưa quân sang Âu châu không phải để giải phóng cho các nước Pháp, Bỉ, Hòa Lan.. như người Mỹ thường kể mà chỉ là để tự vệ cho chính họ, để ngăn ngừa hậu họa.

Năm 1942 đồng minh bắt đầu thắng thế, Nhật thua to tại trận thủy chiến Midway, Đức Ý thua hai trận lớn tại Bắc Phi và Stalingrad. Năm 1944 Đức Quốc Xã thất bại trên khắp các mặt trận miền đông, tháng 6-1944 đồng minh Anh-Mỹ đổ bộ vào Normandie, tháng 2 năm sau đã vào tới miền tây nước Đức,

Từ ngày 4 tới 11-2-1945, khi chiến tranh Âu châu gần kết thúc Roosevelt, Staline, Churchill họp nhau tại Yalta để bàn về tổ chức lại Âu châu thời hậu chiến. Thực ra chỉ là để chia chác ảnh hưởng với nhau vì thế tác giả Arthur Conte năm 1974 đã viết cuốn sách về hội nghị này “Yalta Ou Le Partage Du monde”, Hội Nghị Yalta Hay Sự Chia Phần Thế Giới

Tháng 4-1945 đồng minh đã tiến tới biên giới Tiệp Khắc nhưng phải dừng lại vì xứ này đã được nhường cho Nga, chương cuối của bộ Lịch Sử Thế Chiến Thứ Hai (2) có nói về sự bất đồng ý kiến giữa Anh và Mỹ. Người Anh đề nghị tiến chiếm Đông Âu không nhường Nga và đặt họ trước sự đã rồi nhưng Mỹ không chấp nhận, người Anh nhận định Mỹ ngây thơ và nhát.

Mặt trận châu Âu kết thúc, Mỹ nhường Đông Âu cho Nga để nhờ họ phụ giúp đánh quân Nhật tại Á châu vì lực lượng địch còn khoảng bốn, năm triệu, trù tính đánh từ một năm rưỡi tới hai năm mới xong.

Năm 1957 C.V Gheorghiu (3) nhà văn nổi tiếng Lỗ Ma Ni viết Les Sacrifies du Danube, Những Kẻ Hy Sinh Vùng sông Danube, truyện dài trên 100 trang thể hiện nỗi uất hận của những nước Đông Âu trong vùng Danube: Hung Gia Lợi, Nam Tư, Lỗ Ma Ni, Tiệp Khắc, Bảo Gia Lợi … đã bị Tây Phương, Hoa Kỳ nhường cho Xô Viết năm 1945. Tác giả nói để cứu nền văn minh Tây Âu, Mỹ đã nhường Đông Âu cho Sô viết khiến cho trên 150 triệu người đã bị tan gia bại sản, trở thành nô lệ cho Cộng Sản Xô viết.

Truyện sẩy ra tại Bảo Gia Lợi thể hiện nỗi ám ảnh kinh hoàng của người Đông Âu: Một người chạy trốn Cộng Sản sang phần đất tự do bị trúng đạn của lính biên phòng, hai người nhân đạo cứu anh đem về nhà băng bó vết thương. Một người ứa nước mắt bảo vết thương đã có dòi, người kia đề nghị đi tìm bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đi nhà thương nhưng anh này gạt đi bảo: “Nếu tìm bác sĩ thì rồi bọn công an CS cũng sẽ biết, sẽ tìm đến đây, người nạn nhân này sợ công an còn hơn dòi bọ, chẳng thà để hắn chết vì dòi bọ còn hơn để hắn sa vào tay bọn mật vụ CS”

Trước Thế chiến thứ hai chỉ một mình nước Nga theo Cộng Sản, Staline chủ trương tiến lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi đất nước trái với Trosky , Đệ tứ quốc tế muốn tiến lên vô sản hóa toàn thế giới. Thế chiến Thứ hai chấm dứt là cơ hội bằng vàng cho Staline bành trướng thế lực bằng họng súng mà chẳng cần thực hiện cách mạng vô sản theo đường lối cổ điển Mác Lê. Người Mỹ đã vô tình mở đường cho Xô Viết đi làm “nghĩa vụ quốc tế”. Các nước tư bản dân chủ tự do Đông Âu đã cùng Tây phương chiến đấu chống phát xít Đức đến khi chiến thắng đã bị Hoa Kỳ tàn nhẫn bán đứng cho Xô viết làm nô lệ.

Sau 1945 Xô Viết tiến chiếm các nước Đông Âu, cướp bóc, vơ vét quí kim, vàng bạc trong ngân khố các nước nạn nhân, dựng lên các chính quyền CS chư hầu và tiếp tục bành trướng tại Á châu. Đại tướng Eisenhower nói trong hồi ký: năm 1939 quân sự của Hoa Kỳ rất xoàng, lục quân còn thua cả Ba Lan nhưng sau Thế chiến đã trở thành cường quốc mạnh nhất hoàn cầu. Năm 1939 Lục quân Mỹ chỉ có 170,000 người nhưng năm 1945 Lục quân Mỹ thành 6 triệu. Năm 1939 Mỹ chỉ có khoảng 2500 máy bay và 760 tầu chiến nhưng năm 1945 họ có khoảng 80,000 máy bay và 2,500 tầu chiến (4)

Cuộc nội chiến Trung Hoa

Các hạm đội Mỹ, Anh từ Âu châu chuyển về Thái Bình Dương để kết thúc mặt trận châu Á, Sô viết cũng chuyển quân bằng đường bộ từ Tây sang Đông như đã thỏa thuận tại Yalta. Ngày 6 và 9 tháng 8-1945 Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn ở Nhật, ngay sau đó một triệu rưỡi quân Nga tấn công lộ quân Quân Đông Nhật tại Mãn Châu. Sự thực Xô Viết chỉ nhẩy vào ăn có sau khi Mỹ đã ném bom nguyên tử, khoảng một triệu quân Nhật đầu hàng. Người Nga lấy kho vũ khí to lớn của Nhật kể cả xe tăng thiết giáp giao cho Mao Trạch Đông, thật là giáo vào tay giặc. Nga cũng tháo gỡ hết các nhà máy tại đây đem về nước.

Năm 1946 Tổng thống Truman cử Tướng George Marshall sang Tầu ngăn cản một cuộc chiến tranh Mao – Tưởng hy vọng họ lập chính phủ liên hiệp sống chung hòa bình. Người Mỹ vẫn lạc quan ngây thơ không hay biết gì về âm mưu thâm độc của Staline, ông ta đã lừa gạt họ từ đầu chí cuối. Mao vận động Nga yêu cầu Anh, Mỹ bắt ép Tưởng Giới Thạch ký đàm phán (5). Sau hơn một tháng thảo luận từ cuối tháng 8-1945 tới 10-10-1945 hai bên ký hòa ước tháng 1-1946 nhưng chỉ được 6 tháng cuộc nội chiến bùng nổ. thời gian này CS Tầu chỉ khiểm soát 1/4 đất đai và 1/3 dân số.

Tưởng Giới Thạch đưa 1 triệu 6 trăm ngàn quân từ miền nam lên Mãn Châu, họ được Mỹ giup về không vận, đây là nơi thử thách đầu tiên của cuộc chiến tranh Quốc – Cộng. Tưởng thắng được những tháng đầu rồi dần dần mất ưu thế, năm 1948 đánh dấu khúc quành cuộc chiến. Quốc Dân Đảng chia rẽ lại cách xa căn cứ tiếp liệu tại miền trung nước Tầu, cuối cùng đất đai bị Cộng quân chiếm.

Mao vừa khủng bố và dụ dỗ người dân để đưa họ ra trận tuyến gian khổ. Quốc dân đảng cũng mất lòng dân vì dùng bạo lực nên họ đã bỏ theo CS (6). Mãn châu là khởi đầu cuộc chinh phục nước Tầu của Mao Trạch Đông, Quốc dân Đảng (QDĐ) mất hơn triệu quân tại đây và bắt đầu thất thế.

Tháng 3-1947 Quốc Dân Đảng chiếm Diên An đến năm 1948 Cộng quân lại tái chiếm, từ 12- 9 tới 12-11-1948 diễn ra những trận đánh lớn, Quốc Dân Đảng ở thế thủ, dần dân xa cách Mỹ, Cộng quân chiếm được nhiều thành phố lớn Hoa Bắc như Thẩm Dương và Trường Xuân, họ chiếm Mãn châu hoàn toàn. Mao tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của Quốc Dân Đảng. Cuối năm 1948, đầu 1949 bà Tống Mỹ Linh phu nhân Tưởng Giới Thạch sang Mỹ xin viện trợ nhưng không được họ đáp ứng. Tháng 9-1948 Cộng quân chiếm tỉnh Sơn Đông, tháng 4-1949 Cộng quân vượt sông Dương Tử chiếm Nam Kinh Thủ đô Quốc Dân Đảng Trung Hoa, họ tiến về Hoa Nam.

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch và khoảng 2 triệu người thuộc phe Quốc Dân Đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan.

Dư luận Mỹ chỉ trích, lên án Tổng thống Truman đã để mất Trung Hoa vào tay Cộng Sản. Thượng nghị sĩ Joe McCarthy cho rằng việc ngăn chận CS Tầu cần phải viện trợ nhiều hơn và có lẽ phải dùng cả không lực. Người ta bắt đầu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa? tỷ lệ ủng hộ Truman từ 70% xuống còn 35%. Bộ trưởng ngoại giao của Truman bị coi là thằng hèn, Tướng George Marshall, bộ trưởng ngoại giao tiền nhiệm bị coi là tên phản bội.

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Peter Beinart nói nhiều thập niên sau, Lyndon Johnson hồi đó là Thượng nghị sĩ Texas cho rằng Truman đã không tròn trách nhiệm để mất Trung Hoa, khi Johnson lên làm Tổng thống (1964) ông đã cố không đi vào vết xe đổ của quá khứ.

Nhiều người Mỹ cho rằng cuộc Cách mạng Trung Hoa chỉ là sự nối dài quyền lực của Sô Viết. Dean Rusk (phụ tá bộ trưởng ngoại giao thời Truman 1949-51, Kennedy, Johnson 1961-69) mô tả cuộc Cách mạng Trung Hoa không phải của người Tầu mà là Made in Moscow, được làm tại Mạc Tư Khoa. Nhiều người Mỹ cho rằng CS đang tiến bước mạnh và nếu không ngăn chận chúng sẽ tràn ngập thế giới. (7)

Các tài liệu về cuộc chiến vĩ đại này cho biết:

Năm 1946-1947 Tưởng có hơn 4 triệu quân chủ lực – Mao có khoảng 1 triệu 3 trăm ngàn quân chủ lực và 2 triệu du kích,

Giữa năm 1948 Tưởng còn 3 triệu rưỡi – Mao có 2 triệu 8,

Tháng 6-1949 Tưởng còn 1 triệu rưỡi – Mao có 4 triệu

Dư luận chê Quốc Dân Đảng Trung Hoa có một lực lượng hùng hậu, được Mỹ viện trợ 4 tỷ đô la quân sự nhưng lại bị Cộng quân yếu hơn đánh bại. Người ta cũng nêu lý do Quốc Dân Đảng mất lòng dân, tàn ác trong khi đối phương tuyên truyền khiến đạo quân ngày càng lớn mạnh chuyển bại thành thắng.

Nhưng cũng có tài liệu nói sau Thế chiến thứ hai, cán cân quân sự nghiêng về phía Cộng Sản Tầu. Chủ lực quân của họ tăng lên 1 triệu 2 và 2 triệu du kích. Vùng kiểm soát của họ có 19 căn cứ chiếm 1/4 lãnh thổ Trung quốc và 1/3 dân số gồm nhiều tỉnh thành quan trọng. Ngoài ra Nga Sô đã trao cho CS Tầu vũ khí lấy được của Nhật cũng như đã viện trợ cho họ nhiều vũ khí, CS cũng được Nga giao cho miền Đông Bắc Trung Hoa (8)

Quốc Dân Đảng có lợi thế về đất và sức mạnh quân sự, họ chống quân Nhật hồi Thế chiến thứ hai đã bị mất nhiều đơn vị tinh nhuệ trong những trận đánh lớn khi ấy CS Tầu ít thiệt hại, họ ít đụng chạm Nhật. Tưởng Giới Thạch cho Mãn Châu là một vị trí chiến lược quan trọng cần phải chiếm giữ và đã đưa 1 triệu 6 trăm ngàn quân lên đánh CS được Mỹ giúp chuyển quân bằng không vận từ miền Trung lên. QDĐ thua trận mùa thu 1948 đó là một khúc quành quan trọng trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng , QDĐ chia rẽ và vì xa trung tâm tiếp liệu ở miền Trung nên đã thảm bại (9)

Một phần vì tại Hoa Bắc, Mãn Châu địch mạnh, một phần QDĐ bị suy yếu vì Thế chiến thứ hai, sự sai lầm của Tưởng cho chuyển quân lên vùng xa xôi nên đã mất hơn một triệu quân. Địch tuyển được nhiều quân, đánh biển người, một chiến thuật man rợ và lợi hại khiến QDĐ ngày càng thua nhiều trận lớn. Tướng George Marshall nói không có dấu hiệu gì cho thấy Nga Sô viện trợ quân sự cho Mao, đó là điều ngây thơ lạc quan, khinh địch vốn dĩ của người Mỹ. Cuộc chiến Quốc – Cộng kéo dàì mấy năm, sôi động nhất là những năm 1947, 1948, 1949, hai bên đánh bằng cấp quân đoàn, lộ quân có khi lên tới hàng trăm sư đoàn. Nếu không có viện trợ của Sô Viết, Tầu cộng lấy đạn dược tiếp liệu ở đâu để đánh những trận long trời lở đất trong cuộc chiến vĩ đại này?
Sau này năm 1985 cựu Tổng thống Nixon nói (10) Sô Viết không phải gửi quân nhưng đã thống trị được 9 nước kể từ 1974, Nixon cảm phục Liên sô không đem quân qua, chỉ đứng ngoài giật giây mà đã chiếm được nhiều nước. Cuộc chiến tranh Quốc – Cộng 1946-1949 cho thấy Nga không đem quân vào, trong khi Mỹ đã đưa vào 50,000 quân mà vẫn thất bại.

Hoa Kỳ nhường Đông Âu cho Nga năm 1945 để nhờ họ đánh quân Nhật là một lỗi lầm tai hại, vừa mất Đông Âu rồi mất cả Trung Hoa. Khi Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống Nhật thì Sô Viết mới nhẩy vào ăn có. Họ chiếm Mãn Châu, tháo gỡ sạch các nhà máy đem về nước, lấy kho vũ khí lớn của Nhật giao cho Mao đưa tới khúc quành bi thảm cuộc chiến tranh Quốc – Cộng.

Người Mỹ bỏ rơi Tưởng Giới Thạch vì vai trò chống Nhật của ông đã hết, Thế chiến thứ hai kết thúc, đã đến lúc người ta vắt chanh bỏ vỏ. Họ bỏ Trung Hoa cũng vì không thấy tầm quan trọng của vấn đề, chưa nhìn ra hậu quả lớn lao ngay sau đó, nó làm lệch cán cân quân sự quốc tế của hai phe và đưa tới các cuộc chiến đẫm máu khác ngay trong năm sau.

Ngày 5-12-1949 Mao đã ra lệnh sửa chữa các sân bay, chuẩn bị đổ bộ chiếm Đài Loan. Ngày 5-1-1950 Truman tàn nhẫn tuyên bố thừa nhận Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc, ông ta nói sẽ không can dự vào cuộc tranh chấp, sẽ không viện trợ quân sự cho Tưởng, có nghĩa là công khai tuyên bố bỏ Đài Loan (11). Mỹ công kích Tưởng và các Tướng lãnh QDĐ bất tài, tham nhũng làm mất Trung Hoa để tự bào chữa cho dã tâm của mình.
còn tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét