Chính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ
Đây là một trong những nhận thức quan trọng nhất về xã hội mà bạn sẽ có được. Thực tế, chính nhận thức này là nguyên nhân chính giải thích vì sao nước Mỹ là một xã hội tự do và thịnh vượng. Tất cả mọi thứ sẽ trở nên nhỏ hơn khi chính phủ trở nên lớn hơn. Tự do sẽ nhỏ hơn, cá nhân sẽ nhỏ hơn, lòng tốt sẽ nhỏ hơn, và nhân cách con người sẽ nhỏ hơn.
Chính phủ có thể làm rất nhiều thứ. Chính chính phủ phải bảo vệ chúng ta từ ngoại xâm. Đó là lý do tại sao chúng ta có quân lực. Chính phủ phải bảo vệ chúng ta từ tội phạm ở trong nước. Đó là tại sao chúng ta có cảnh sát. Và những thứ khác như đội phòng cứu chửa cháy (PCCC) và tòa án là những cơ quan chính phủ không thể thiếu. Và khi những cơ quan đó thất bại – các tổ chức từ thiện tư nhân và tôn giáo, gia đình, bạn bè — và sau đó, chính phủ phải có mặt để làm chỗ dựa cuối cùng. Nhưng nó phải luôn là “chỗ dựa cuối cùng”.
Khi chính phủ là chỗ dựa đầu tiên — là chỗ đầu tiên mà nhân dân tìm đến khi có một vấn đề — điều xấu sẽ xảy ra. Khi chính phủ được nới rộng hầu hết tất cả mọi thứ đều dần biến mất.
Thứ đầu tiên sẽ biến mất khi chính phủ được nới rộng hơn mức cần thiết là lòng tốt. Vâng, lòng tốt. Khi chính phủ càng lớn, con người đơn giản là sẽ làm việc tốt ít hơn. Điều đó dễ hiểu, tại sao phải giúp người khác khi chính phủ đã làm việc đó cho bạn rồi? Đây là lý do vì sao, đã được tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Charities Aid Foundation ghi nhận, đã cho thấy nhiều chương trình nghiên cứu, người Mỹ ủng hộ nhiều tiền hơn cho việc từ thiện và xung phong nhiều thời gian hơn để giúp đỡ người khác hơn là người Châu Âu, nếu không muốn nói là nhiều hơn hầu hết tất cả các dân tộc khác.
Từ thời lập quốc, người Mỹ đã hiểu rằng chính phủ phải nhỏ và vì thế từng cá nhân phải xung phong thời gian và tiền bạc để giúp đỡ người khác, cũng như các tổ chức phi chính phủ nhân đạo khác. Phải có nhiều những tổ chức lớn mạnh như vậy. Người Châu Âu thì ngược lại, với tư tưởng phụ thuộc vào chính phủ của họ, thường dựa vào chính phủ để giúp đỡ đồng bào của họ — và thậm chí người thân trong gia đình họ nữa.
Điều thứ hai mà sẽ mất dần khi chính phủ được nới rộng là tính cách của nhiều người dân. Cũng như giúp đỡ người khác là một hành động đạo đức, giúp đỡ chính bản thân mình cũng vậy. Nương tựa vào người khác để giúp đỡ chính bản thân mình khi bản thân mình hoàn toàn có đủ khả năng để tự làm là một hành động ích kỷ và cũng chính là định nghĩa của từ “vô trách nhiệm”. Và còn tồi tệ hơn nữa. Khi người dân đã quen với việc nương tựa vào chính phủ, lâu ngày họ sẽ phát triển tư duy “hưởng thụ” (hoặc ăn bám).
Tư duy hưởng thụ là một niềm tin rằng bạn không nợ người khác điều gì, nhưng người khác — trong trường hợp này là chính phủ và những người dân khác đã đóng tiền để duy trì chính phủ — lại mắc nợ bạn.
Tư duy hưởng thụ tạo ra 2 tính cách xấu khác: vô ơn và ghen tị. Khi người ta mong muốn được nhận càng nhiều, họ sẽ càng ít biết ơn hơn cho những thứ họ đã nhận. Và họ sẽ cảm thấy ganh ghét khi những thứ đó bị lấy đi.
Điều thứ 3 mà sẽ dần biến mất khi chính phủ lớn hơn chính là “tự do”. Điều này hiển nhiên. Chính phủ càng lớn, thì càng có nhiều luật lệ. Càng nhiều luật lệ, càng ít tự do. Phần lớn ở Châu Âu, ví dụ, chính phủ quy định cho phép chủ tiệm họ được mở cửa bao nhiêu tiếng.
Ở Pháp và Đức, bạn không thể mở cửa tiệm quá giờ quy định, và bạn không thể mở cửa tiệm trước giờ quy định. Và ở Mỹ, cục dữ liệu hành pháp Federal Register có 2,620 trang trong năm 1936. Đến 2012, đã có 78,961 trang quy định và luật lệ. Tuy nhiên có nhiều thứ sẽ luôn tăng cao khi chính phủ bành trướng — tham nhũng, lừa gạt và trộm cắp. Tại sao không? Trừ khi bạn nghĩ rằng con người là thần thánh, và quyền lực chính trị sẽ thu hút các thần thánh, bạn biết rằng rất nhiều người khi có quyền lực vô hạn và tiền bạc vô hạn sẽ lạm dụng những quyền lực đó.
Vì những lý do trên, một chính phủ nhỏ là tầm nhìn của những người đã thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đó là lý do chính vì sao nước Mỹ trao cho người dân nhiều tự do và cơ hội hơn để sống một cuộc sống tốt hơn bất cứ một đất nước nào khác.
Tôi là Dennis Prager.
Dennis Prager @ Prager University
Ku Búa chuyển ngữ
Theo Cafe Ku Búa
Khi chính phủ là chỗ dựa đầu tiên — là chỗ đầu tiên mà nhân dân tìm đến khi có một vấn đề — điều xấu sẽ xảy ra. Khi chính phủ được nới rộng hầu hết tất cả mọi thứ đều dần biến mất.
Thứ đầu tiên sẽ biến mất khi chính phủ được nới rộng hơn mức cần thiết là lòng tốt. Vâng, lòng tốt. Khi chính phủ càng lớn, con người đơn giản là sẽ làm việc tốt ít hơn. Điều đó dễ hiểu, tại sao phải giúp người khác khi chính phủ đã làm việc đó cho bạn rồi? Đây là lý do vì sao, đã được tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Charities Aid Foundation ghi nhận, đã cho thấy nhiều chương trình nghiên cứu, người Mỹ ủng hộ nhiều tiền hơn cho việc từ thiện và xung phong nhiều thời gian hơn để giúp đỡ người khác hơn là người Châu Âu, nếu không muốn nói là nhiều hơn hầu hết tất cả các dân tộc khác.
Từ thời lập quốc, người Mỹ đã hiểu rằng chính phủ phải nhỏ và vì thế từng cá nhân phải xung phong thời gian và tiền bạc để giúp đỡ người khác, cũng như các tổ chức phi chính phủ nhân đạo khác. Phải có nhiều những tổ chức lớn mạnh như vậy. Người Châu Âu thì ngược lại, với tư tưởng phụ thuộc vào chính phủ của họ, thường dựa vào chính phủ để giúp đỡ đồng bào của họ — và thậm chí người thân trong gia đình họ nữa.
Điều thứ hai mà sẽ mất dần khi chính phủ được nới rộng là tính cách của nhiều người dân. Cũng như giúp đỡ người khác là một hành động đạo đức, giúp đỡ chính bản thân mình cũng vậy. Nương tựa vào người khác để giúp đỡ chính bản thân mình khi bản thân mình hoàn toàn có đủ khả năng để tự làm là một hành động ích kỷ và cũng chính là định nghĩa của từ “vô trách nhiệm”. Và còn tồi tệ hơn nữa. Khi người dân đã quen với việc nương tựa vào chính phủ, lâu ngày họ sẽ phát triển tư duy “hưởng thụ” (hoặc ăn bám).
Tư duy hưởng thụ là một niềm tin rằng bạn không nợ người khác điều gì, nhưng người khác — trong trường hợp này là chính phủ và những người dân khác đã đóng tiền để duy trì chính phủ — lại mắc nợ bạn.
Tư duy hưởng thụ tạo ra 2 tính cách xấu khác: vô ơn và ghen tị. Khi người ta mong muốn được nhận càng nhiều, họ sẽ càng ít biết ơn hơn cho những thứ họ đã nhận. Và họ sẽ cảm thấy ganh ghét khi những thứ đó bị lấy đi.
Điều thứ 3 mà sẽ dần biến mất khi chính phủ lớn hơn chính là “tự do”. Điều này hiển nhiên. Chính phủ càng lớn, thì càng có nhiều luật lệ. Càng nhiều luật lệ, càng ít tự do. Phần lớn ở Châu Âu, ví dụ, chính phủ quy định cho phép chủ tiệm họ được mở cửa bao nhiêu tiếng.
Ở Pháp và Đức, bạn không thể mở cửa tiệm quá giờ quy định, và bạn không thể mở cửa tiệm trước giờ quy định. Và ở Mỹ, cục dữ liệu hành pháp Federal Register có 2,620 trang trong năm 1936. Đến 2012, đã có 78,961 trang quy định và luật lệ. Tuy nhiên có nhiều thứ sẽ luôn tăng cao khi chính phủ bành trướng — tham nhũng, lừa gạt và trộm cắp. Tại sao không? Trừ khi bạn nghĩ rằng con người là thần thánh, và quyền lực chính trị sẽ thu hút các thần thánh, bạn biết rằng rất nhiều người khi có quyền lực vô hạn và tiền bạc vô hạn sẽ lạm dụng những quyền lực đó.
Vì những lý do trên, một chính phủ nhỏ là tầm nhìn của những người đã thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đó là lý do chính vì sao nước Mỹ trao cho người dân nhiều tự do và cơ hội hơn để sống một cuộc sống tốt hơn bất cứ một đất nước nào khác.
Tôi là Dennis Prager.
Dennis Prager @ Prager University
Ku Búa chuyển ngữ
Theo Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét