Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Trung Quốc dám làm những điều loài người không dám

Người Việt, nhất là chính trị gia Việt, cũng kinh khủng lắm; họ cũng dám làm những cái mà người có lương tâm không bao giờ làm, người ở nước văn minh không bao giờ làm.
Trung Quốc dám làm những điều loài người không dám
Kim Dung: Bài viết này không trên báo chính thống, với một nhận xét, mình xin phép trích đăng ở đây, để bạn đọc suy ngẫm: PGS. X. kể: “Thủ đoạn của chính trị gia Trung Quốc kinh khủng lắm. Nên nhớ rằng chỉ ở Trung Quốc, những lợi ích mang màu sắc chính trị mới có thể khiến người ta thực hiện những hành vi mà trong các hoàn cảnh khác ít ai có thể làm được. 
Đông Chu Liệt Quốc còn chép lại câu chuyện: có một anh đầu bếp nấu cho chủ, một ông vua chư hầu. Có lần ông vua đùa than thở: Cao lương mỹ vị trên đời ăn hết rồi chỉ còn mỗi một thứ chưa ăn là… thịt người. Hôm sau, anh đầu bếp dâng cho chủ một món thật thơm, chế biến rất tinh xảo. Tay đầu bếp cứ nhìn xem chủ ăn, gặng hỏi chúa công ăn ngon không, thấy thế nào. Ông vua bảo: Thấy lạ, cũng ngon đấy.


Rồi hỏi món gì thì đầu bếp quỳ xuống lạy: “Tâu chúa công, thần đắc tội! Hôm qua chúa công nói còn món thịt người chưa ăn, nay thần cho chúa công ăn thịt người. Thần không dám giết người ngoài, chỉ giết con của thần để nấu”. Cái đó là gì vậy? Người Việt Nam có dám làm chuyện đó không? Tôi nghĩ chắc không mấy ai làm được vì nó quá trái với tự nhiên. Vậy thì một khi họ đã dám làm đến những việc như vậy thì ta phải đặt ra câu hỏi: có điều gì họ không dám làm không? Hỏi để nhận ra một điều: nếu chỉ so với lương tri của người bình thường, có khi ta không đo lường hết được họ.

Trong cuốn tiểu thuyết viết theo lối khảo cứu, đề xuất luận điểm, có tên Lang Đồ Đằng (dịch sang tiếng Việt là Tô Tem Sói), tác giả Khương Nhung của Trung Quốc xác định thuộc tính có tính chất căn tính của người Trung Quốc là sói tính. Sói là con vật ranh mãnh thủ đoạn, độc ác, thâm hiểm nhất của thảo nguyên, của bình nguyên và cao nguyên. Người Trung Quốc đặt căn cước của mình khởi đi từ đó. Mấy năm liền, người Trung Quốc in đi in lại cuốn tiểu thuyết này, cổ vũ “tính chiến đấu”, tinh thần “quật cường” của đồng bào họ”

———-


Tác giả: Hà Văn Thịnh - Những hành động càn rỡ, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) trong mấy tháng gần đây ở Biển Đông – xây dựng trái phép những công trình kiên cố quy mô lớn trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã và đang đe dọa, thách thức nghiêm trọng nền độc lập của dân tộc Việt Nam! Rất cần phải cảnh báo rằng kinh nghiệm lịch sử cho thấy nhà cầm quyền TQ có ‘truyền thống’ dám làm tất cả những gì người khác không dám. Không ý thức rõ vấn đề này, cứ để cho người TQ làm cái sự đã rồi thì tất cả đều đã muộn…

Để duy trì quyền lực, các hoàng đế TQ dám làm những điều mà không một người nào ở bất kỳ dân tộc nào, bất kể thời điểm nào có thể ‘nghĩ’ ra


Sử ký Tư Mã Thiên cho biết tướng Tần là Bạch Khởi, theo lệnh của Tần Doanh Chính (tức tần Thủy Hoàng sau này) chôn sống một lúc 40 vạn hàng binh nước Triệu năm 228 tr.CN!

Đàn áp những người chống đối thì từ cổ chí kim không hiếm, thế nhưng, dùng xe tăng để nghiến nát sinh viên – cháu con của chính họ, thì chỉ có TQ là độc nhất vô nhị trên trái đất này.


“Đầu tư” cả cái thai trong bụng để sau này làm vua như cách Lã Bất Vi đã làm là chuyện không thể tìm ra cái tương tự trong sử sách nhân loại…


Kiên nhẫn khác thường là một trong những đặc tính nổi bật của TQ. Họ dám bỏ ra gần 100 năm để đục núi đá, làm nên pho tượng Phật ngồi cao gần 100m trên núi Nga Mi; dám bỏ ra gần 500 năm để xây Vạn Lý Trường Thành…. Tại sao không nghĩ rằng họ có thể bỏ ra 50 năm hay 100 năm để dần dần, từng chút một, gặm mòn, lấn chiếm hết đảo này đến đảo khác ở Biển Đông?

Bất chấp tốn kém về người và của, miễn… xong việc, là đặc tính thứ hai. 

Các nhà sử học ước tính, để xây Vạn Lý Trường Thành, không ít hơn vài triệu người đã bỏ mạng. Để xây Di Hòa Viên, Từ Hy Thái Hậu ‘cho qua’ toàn bộ kinh phí lẽ ra dành cho phát triển một hạm đội, miễn là bà ta được vui thú cuối đời. Không ít chuyên gia trên thế giới tính rằng chỉ riêng việc vận chuyển vật liệu để xây các công trình trên các đảo Gạc Ma, Huy Gơ (thuộc Trường Sa, Việt Nam) đã tốn nhiều tỷ USD. Hai đảo này nằm giữa Trường Sa: khỏi phải bàn về âm mưu dài lâu, nham hiểm của cách xây để cướp.

Dám làm mọi sự không tưởng nhưng vẫn làm được là đặc tính thứ ba. 

Từ thời cổ đại, Hán Vũ Đế (140-87 tr.CN) đã ‘mơ’ giấc mơ kiềm chế… người Việt bằng cách ra lệnh cấm bán gia súc, gia cầm giống cái cho người Giao Chỉ(?) Nói như thế để thấy ‘giấc mơ’ đè ép người Việt của chủ nghĩa Đại Hán đã có ít nhất từ 2.100 năm trước!

Gần đây nhất, chúng ta thấy TQ dám thành lập cái gọi là ‘thành phố Tam Sa”, trắng trợn gộp hai quần đảo của Việt Nam vào Đông Sa. Chưa có nước nào trên thế giới thành lập một thành phố mà nơi đầu đến chỗ cuối cách nhau cả ngàn cây số(!) Và, họ đang xây những tòa nhà cao đến 8 tầng để chứng minh rằng đó là thành phố?…

Không từ bất kỳ thủ đoạn nào, dẫu tàn ác, phi nhân, theo nguyên tắc ‘cứu cánh biện minh cho phương tiện’ là đặc tính thứ tư.

Trên thế giới, không hiếm những chính quyền đàn áp dã man người dân nhưng dùng xe tăng để nghiến nát sinh viên như TQ đã làm là điều không ai dám! Cũng tương tự như thế, việc các triều đại ‘hy sinh’ hàng triệu mạng sống để xây một công trình là điều chưa hề xảy ra trong lịch sử. 
Vạn Lý Trường Thành là dẫn chứng điển hình.

Việc dẫu nhỏ, nhưng nếu cần để phô trương quyền lực thì TQ vẫn làm, là đặc tính thứ năm.

Ở Tử Cấm Thành có những tảng đá nguyên khối dài 11m, rộng 3,8 m (mà người viết bài này đã đo bằng thước dây), dày nghe đâu là 1m, nặng hơn 200 tấn(!) để làm “lối đi” của hoàng đế Trung Hoa, được khai thác cách Bắc Kinh hàng chục km. Vua chẳng bao giờ đi trên tảng đá đó vì nó chạm hình rồng, đi là tai nạn.

Thế nhưng, TQ sẵn sàng đào một con kênh dài hàng chục km, dẫn nước vào, chờ mùa đông đóng băng để “chở” những tảng đá đó về bằng cách kéo trượt trên băng. Nói như thế để thấy rằng đừng nghĩ việc nhỏ, phi thực tế nhưng có ý nghĩa chính trị, đối ngoại sâu sa thì TQ vẫn làm…

Những khái quát trên đây chỉ mới là phần nổi dễ thấy của một tảng băng. Còn rất nhiều những sự kiện, những bài học chua xót mà loài người phải luôn cảnh giác từ nguy cơ Đại Hán. 

Một trong những bài học điển hình nhất là bài học về Nhà Thanh – người Mãn.

Lúc đầu, Mãn Thanh định Mãn hóa người Hán nhưng về sau, họ đã tự Hán hóa một cách thụ động vì không thể thoát được những thủ đoạn tinh vi của người Hán. Đến nay, trong số hàng triệu người gốc Mãn, chỉ còn vài trăm người nói tiếng Mãn là ‘tấm gương’ nhãn tiền về nguy cơ Hán hóa đối với bất kỳ dân tộc nào chịu ảnh hưởng trực tiếp và bị chi phối bởi TQ…

Chế Lan Viên đã có vần thơ rất hay: Hãy cảnh giác em ơi cảnh giác/ Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù… Thiết nghĩ, lời cảnh báo vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận bây giờ…

————
Nguồn: https://www.danluan.org/tin-tuc/20150621/ha-van-thinh-trung-quoc-dam-lam-nhung-dieu-loai-nguoi-khong-dam#sthash.SjKJVq3u.dpuf

https://kimdunghn.wordpress.com/2015/06/24/trung-quoc-dam-lam-nhung-dieu-loai-nguoi-khong-dam-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét