Hoa Kỳ và vấn đề từ bỏ đồng minh
Cuộc chiến Việt Nam - Bernard Fall nhận định ĐBP đóng vai trò chiến lược quan trọng đối với Hoa Kỳ, nó cũng là thời điểm Quân đội CSVN thành hình để trở thành lực lượng CS tại ĐNÁ. Sau này tình thế đã khiên Mỹ phải can thiệp vào miền nam VN những năm 1965, 1966…mà họ đã tránh hồi 1954, già néo thì đứt giây.Hai cuốn sách Mỹ mới viết gần đây cũng nhận định ĐBP thất thủ đã khiến Mỹ phải tham chiến tại VN. Fredrik Logevall Giáo sư lịch sử , tác giả cuốn “Tàn Lửa Của Cuộc Chiến Tranh, Sự Sụp Đổ Của Đế Quốc Pháp Và Khởi Đầu Cuộc Chiến Của Người Mỹ tại Việt Nam, dầy 840 trang, in năm 2012 (Embers of War, The Fall of An Empire And The Making Of America’s Vietnam). Tác giả nói ĐBP đã làm sụp đổ đế quốc Pháp và khiến người Mỹ tham dự vào cuộc chiến VN.
Ký giả Ted Morgan viết “Thung Lũng Tử Thần,Thảm Kịch Điện Biên Phủ Đã Đưa Mỹ Vào Cuộc Chiến Việt Nam, dầy 722 trang, in năm 2010” (The Valley Of Death, The Tragedy At Dien Bien Phu That Led America In to The Vietnam War). Tác giả cũng muốn nói Mỹ không anh tạc cứu ĐBP nên đã phải đối đầu với cuộc chiến VN.
Năm 1954 Thượng nghị sĩ Johnson, trưởng khối thiểu số đã đưa điều kiện đòi hỏi Eisenhower phải lập liên minh các nước, nó được tám vị dân cử đồng ý và đã cản trở hành pháp thực hiện Kên kên.
Bất ngờ cuối thập niên 50 Hà Nội phát động chiến tranh xâm lược miền nam VN. Dưới thời Kennedy 1961, 62, 63 cuộc chiến chưa mở rộng nhiều. Lyndon B. Johnson lên thay Kennedy bị ám sát cuối 1963 và đắc cử TT 1964. Rút kinh nghiệm biến cố do chính mình gây ra tháng 4-1954, nay 1964, khi làm Tổng thống ông đã vận động được Quốc hội ủng hộ Hành pháp ra Nghị quyết tháng 8-1964 dành cho Tổng thống quyền hạn can thiệp vào miền nam VN. Những năm 1964, 1965 lợi dụng tình hình chính trị miền nam xáo trộn, Cộng quân gia tăng xâm nhập quân chính qui và bắt đầu đánh lớn, miền nam có nguy cơ mất về tay CS
Tháng 2-1965 qua thăm dò của Harris poll, 78% người dân ủng hộ cuộc chiến chống CS tại đông nam Á, lưỡng viện Quốc hội ủng hộ Chính phủ, thuyết Domino được tin tưởng mạnh
Đầu tháng 3-1965, sau khi đắc cử Tổng thống, Johnson cho oanh tạc giới hạn Bắc Việt mục đích ngăn chận xâm nhập và vận chuyển tiếp liệu của địch vào miền nam để khiến họ phải từ bỏ cuộc chiến ngồi vào bản hội nghị. Cuộc oanh tạc không có kết quả nên Johnson và các cố vấn phải thay đổi kế hoạch bằng đưa thêm quân vào VNCH để có thể thắng bằng cuộc chiến dưới đất (30)
Tổng thống Johnson đã có một lựa chọn định mệnh, đưa Hoa Kỳ đi vào con đường can thiệp vào VN ồ ạt (31). Trong giai đoạn định mệnh này Johnson đã oanh tạc Bắc Việt và đưa quân vào VNCH từ 23,000 ngươi (1964) lên 175,000 (1965). Trung bình mỗi năm tăng quân 100,000 cho tới năm 1968 lên tới đỉnh cao 536,100 người
Giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ trong vòng 6 tháng, Bắc Việt tấn công liên tục, tình hình quân sự ngày càng xấu (32). Thực trạng nguy kịch của miền nam VN khiến Johnson quyết định đưa quân vào. Những năm 1964, 1965 tỷ lệ ủng hộ của người dân và Quốc hội rất cao người ta tin tưởng vào thuyết Donino và chính sách be bờ ngăn chận CS tại ĐNA. Rút kinh nghiệm năm 1950 TT Truman để mất Trung Hoa, Johnson quyết không để VN lọt vào tay CS.
Chính sách oanh tạc và quân sự của Johnson có mục đích đe dọa địch để chúng phải vào bàn hội nghị nhưng ông đã thất bại, sau này TT Nixon nhận xét
“Ta cần phải biết rằng không thể mơn trớn dụ dỗ Hồ Chí Minh từ bỏ cuộc chiến. Chúng ta phải bắt buộc ông ta từ bỏ nó” (33)
Johnson đã sai lầm 1954 nay lại sai lầm thêm một lần nữa, ông ta chủ quan khinh địch, Hà Nội đã có khối CS quốc tế Nga, Trung Cộng, Đông Âu đứng sau lưng.
Các chiến dịch quân sự tại miền nam VN tuy có kết quả cụ thể, giết được nhiều Việt Cộng, từ đầu 1965 cho tới cưối 1967, trong vòng ba năm địch bị thiệt hại 344,000 quân (34) nhưng chúng vẫn tiếp tục xâm nhập. Cuối năm 1968 trả lời phỏng vấn nữ ký giả Ý Fallaci, Võ Nguyên Giáp cho biết đã mất hơn nửa triệu quân.
Cuộc chiến tranh hạn chế của Johnson và Bộ trưởng quốc phòng McNamara thất bại. Sau này tháng 4-1969 Tướng Westmoreland, cựu Tư lệnh Mỹ tại VN và Đô đốc Grant Sharp, Cựu Tư lệnhThái Bình Dương đã công bố bản phúc trình công kích chính sách chiến tranh và oanh tạc hạn chế của Johnson-McNamara, không cho đánh qua hậu cần địch Mên, Lào… đã đưa tới thất bại
CSBV đưa 84,000 quân vào trận tổng tấn công Tết Mậu Thân đầu năm 1968, tổng cộng 58, 370 tên bị giết, 9,400 người bị bắt làm tù binh. Mặc dù thảm bại, nhưng Hà Nội đã thắng lớn về chính trị, phong trào phản chiến tại Mỹ lên rất cao, người dân quyết tâm đòi hòa bình, vào lúc này số binh sỉ Mỹ tử trận tại VN đã lên gần 20,000 người. Miền nam VN thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến.
Năm 1965 tỷ lệ ủng hộ là 61%, cuối 1966 còn 51%, cuối 1967 còn 48%, tháng 2-1968 còn 41%, cuối 1968 chỉ còn 35% (35).
Sau trận Tết Mậu Thân, TT Johnson đề nghị Hà Nội đàm phán nếu không sẽ cho nếm mùi sức mạnh, CSBV nhận lời. Hòa đàm Paris mở đầu từ 10-5-1968.
Johnson-McNamara thất bại không thắng được BV khiến cho cuộc chiến tại đất nhà lên cao, hai nhà chính trị đã phạm nhiều sai lầm trong việc lãnh đạo cuộc chiến mà đáng lý ra phải Việt Nam hóa chiến tranh từ 1965.
Năm 1969, Nixon đắc cử Tổng thống thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, cho rút quân về nước, phong trào phản chiến lên cao mạnh hơn trước rất nhiều. Năm 1968 quân đội VNCH có 820,000 người, năm 1969 lên 897,000 người, năm 1970 lên 968.000, năm 1971 lên 1,046,250, năm 1973 lên 1,110,000.
Năm 1969 Mỹ rút 61,000 người, năm 1970 rút 141,000 người, năm 1971 rút 178,000 người, năm 1972 chỉ còn 24,000 người, năm sau còn 50 người. (36). Trận Mậu Thân 1968 đánh dấu ý định rút bỏ Đông Dương của người Mỹ, năm 1969 họ rút quân dần dần thỏa mãn nguyện vọng người dân.
VNCH được Hoa Kỳ yểm trợ đã mở cuộc hành quân sang Miên ngày 13-4-1970 để phá hủy các căn cứ hậu cần an toàn của BV, nơi xuất phát những cuộc tấn công VNCH và để giúp chính phủ Miên chống lại áp lực của CS.
Cuộc hành quân sang Kampuchia từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 đã đánh bại và ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh,
Kế đó cuộc hành quân Lam Sơn tại Hạ Lào bắt đầu ngày 8-2-1971, BV phản công mạnh. Ông Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba, một thời gian ngắn sau khi quân đội VNCH tới Tchpone, họ rút lui về phía nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều. Cho tới 25-3-1972 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày. Mặc dù không đạt kết quả nhưng cũng gây nhiều thiệt hại nặng cho CSBV.
Kissinger đàm phán đi đêm với BV tại Ba Lê, cuộc hội nghị kéo dài mấy năm. Hà Nội thương thuyết rất dai dẳng, đây là cuộc hòa đàm bẩn thỉu nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới. Hà Nội không từ một mánh khóe hạ tiện nào để đạt thắng lợi tại bàn Hội nghị. Tháng 3-1972, lợi dụng khi quân đội Mỹ rút về gần hết, Hà Nội mở trận tổng tấn công miền nam VN với trên mười sư đoàn và nhiều xe tăng, đại bác. Tháng 2-1972 Nixon sang Tầu bắt tay Mao Trạch Đông, cái bắt tay thay đổi nhiều thập niên. Tháng 5-1972 Nixon họp thượng dỉnh tại Mạc Tư Khoa, hai bên thỏa thuận tài giảm binh bị. Trong năm 1972 ông ta vừa đánh bại CSBV, bắt tay Trung Cộng, hòa với Nga.
Trong tháng 5 -1972 miền nam đã thắng thế BV, TT Nixon oanh tạc Cộng quân dữ dội bằng B-52 để yểm trợ VNCH, ông nói chúng ta đã có khuynh hướng dọa cho dữ nhưng làm ít, đó là điểm yếu của chính phủ Johnson
(I think we have too much of a tendency to talk big and act little, I wrote “This was certainy the weakness of the Johnson administration).(37)
Nixon là người cứng rắn dám dùng sức mạnh tối đa khi cần nhưng cũng không cứu vãn nổi sự sụp đổ của miền nam VN về chính trị. CSBV bị thiệt hại nặng trong trận muà hè đỏ lửa này, tháng 9/1972 có vào khoảng từ 70 ngàn cho tới 100 ngàn cán binh CS bị giết, khoảng 700 chiến xa bị phá hủy (38). Sau trận thảm bại 1972, Hà Nội chịu nhượng bộ tại bàn hội nghị: không đòi TT Thiệu từ chức, không đòi miền nam trung lập, VNCH chống đối hòa đàm. Bầu cử Tổng thống 7/11/1972 về cử tri đoàn Nixon thắng 49 tiểu bang, 520 điểm, thắng 47 triệu phiếu phổ phông, 60.7% số phiếu bầu, hơn McGovern 18 triệu phiếu, trận thắng cử lớn nhất từ xưa tới nay. Nixon đã đem quân về nước, lấy lại tù binh, không bỏ đồng minh, hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng
Trước sự thúc ép của Quốc hội, Nixon ký kết Hiệp định Paris ngày 27-1-1973, Cộng quân không phải rút về Bắc, miền nam thắng mà như thua. Trước khi ký Hiệp định, Lập pháp hứa với Hành pháp sẽ tiếp tục viện trợ quân sự đầy đủ cho VNCH nhưng khi đã đem quân về nước, họ trở mặt cắt giảm dần dần.
Sau ngày ngưng bắn Hà Nội hối hả đưa khoảng 18,000 xe vận tải và 70,000 người xâm nhập miền Nam . Quốc hội Mỹ bắt đầu soạn tu chính án cấm xử dụng mọi ngân khoản cho các cuộc oanh tạc tại Đông Dương. Nixon ký thành luật ngày 30-6-1973, có hiệu lực ngày 15-8-1973. Tu chính án xác định từ nay không còn ngân khoản nào dùng trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động quân sự của My tại Miên, Lào, Bắc và Nam VN hay ngoài khơi Mên, Lào, Bắc, Nam VN.
Nixon không còn thẩm quyền giữ hòa bình cho VN, Quốc hội đã cho phép lãnh đạo Hà Nội tự do thao túng tại miền Nam VN. Quốc hội tiếp tục hạn chế quyền Tổng thống về quân sự đó là Dự luật War Power act: Tổng thống phải thảo luận với Quốc hội trước khi tham chiến. Ngày 7-11-1973 hình thành luật hạn chế quyền Tổng thống.
Sau ngày ngưng bắn, Hà Nội chuyển vũ khí đạn dược vào Nam, Quốc hội cắt xén viện trợ cho VNCH liên tục, ngân khoản do Nixon đề nghị đã bị Quốc hội cắt giảm từ hai tỷ mốt (2,1 tỷ) tài khoá 1973 xuống một tỷ tư (1,4 tỷ) tài khoá 1974 và 700 triệu tài khoá 1975. Trong khi ấy BV vẫn được CS quốc tế viện trợ dồi dào. Khi kết thúc Hiệp định Paris, Nixon đã đề ra hai kế hoạch bảo đảm hòa bình: Trước hết duy trì sự đe dọa trừng trị của Mỹ đối với một cuộc xâm lăng từ BV và sau đó là viện trợ quân sự đầy đủ cho VNCH để cân bằng lực lượng nhưng chung cục cả hai điều kiện trên đã bị Quốc hội phá hỏng hết (39)
Ngày 9/8/1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, ông tân Tổng thống này chỉ là bù nhìn khi đảng đối lập Dân chủ nắm ưu thế hoàn toàn tại Quốc hội: 67% Hạ viện và 60%
Thượng viện.
Quốc hội Dân chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự miền nam VN như trên. Hậu quả của sự cắt giảm tàn nhẫn này là tháng 4-1975, pháo binh VNCH hết đạn, máy bay hết săng, nhiên liệu…
Quốc hội lợi dụng thành quả của Hành pháp Nixon: Hòa với Nga, bắt tay Trung Cộng để bỏ Đông Dương, nay thiên hạ thái bình, thuyết Domino không còn ý nghĩa, CS không còn là mối nguy đe dọa ĐNA.
Nhờ xương máu của hàng triệu quân dân VNCH mà họ đã hòa được với Nga, Tầu khi cả hai phía đã cùng mệt mỏi. Nay miếng xương Đông Dương không còn ý nghĩa.
Từ thập niên 80 Hoa Kỳ và các nước Tây phương đầu tư vào Hoa Lục hy vọng nâng cao đời sống của họ để rồi từ từ chế độ Cộng sản sẽ phai mầu hóa ra hiền lành không còn hiếu chiến như xưa. Đầu thập niên 90 chế độ CS sụp đổ tại Liên Xô, Đông Âu khiến người Mỹ càng tin tưởng họ đang được hưởng thái bình đời vua Nghiêu Thuấn.
Mấy chục năm trôi qua, người Mỹ bỏ Đông Dương vì tin rằng đã hòa được với CS quốc tế, niềm tin nay đã thành ảo tưởng. Trung Cộng càng giầu, kinh tế phồn thịnh càng hung dữ hơn trước.
Nay ngân sách quốc phòng Trung Cộng (40) tăng lên 188 tỷ Mỹ kim gần bằng 1/3 của Mỹ (640 tỷ).Trong vòng 10 năm từ 2002 tới 2012 chi phí quốc phòng Trung Cộng tăng lên hơn gấp năm lần (41). Một hai thập niên trước họ chưa giầu mạnh ra vẻ khiêm tốn nay ra mặt thách thức Mỹ tại biển đông.
Nga từ bỏ chế độ CS, dân số chỉ còn 145 triệu nhưng cũng tăng cường ngân sách quốc phòng lên 88 tỷ Mỹ kim đứng thứ ba trên thế giới, họ trở lại chính sách bành trướng xa xưa. Tình hình Ukraine 2014 căng thẳng do Nga gây hấn can thiệp, Tổng thống Putin sáp nhập những tỉnh biên giới và thách thức Mỹ, Tây Âu. Trong cơn nóng giận ông ta hăm dọa: Nga là nước duy nhất trên thế giới có khả năng biến nước Mỹ thành tro bụi.
Tác giả Ted Morgan trong “The Valley Of Death, The Tragedy At Dien Bien Phu That Led America In to The Vietnam War”, trang 411 nói về Điện Biên Phủ
“Tháng 3 và tháng 4 năm 1954 Mao tăng viện trợ cho VM 4 tiểu đoàn phòng không, VM được huấn luyện tại Trung Cộng với súng cao xạ 37 ly và đã được đưa tới ĐBP…..
. . . . Mao cho huấn luyện thêm hai sư đoàn pháo và hai tiểu đoàn công binh cho VM. . .
Về việc cố vấn và viện trợ Mao có ưu thế hơn Mỹ nhiều, ông ta không phải vận động quốc hội như Mỹ, Mao thảo lệnh và được thi hành ngay, Việt Minh không cãi lại ý kiến của Trung Cộng trong khi Pháp luôn than phiền Mỹ can dự vào”.
Trong khi Mao, Staline ban lệnh và được thi hành ngay, Tổng thống Mỹ phải thăm dò ý kiến người dân, tham khảo Quốc hội, ngoài ra Anh-Pháp-Mỹ chia rẽ nhau vì quyền lợi, như thế không thể thắng được cuộc chiến.
Tại một đất nước mà chính phủ không có thực quyền, đảng nọ phá đảng kia, Quốc hội lộng hành, người dân yêu sách… thì các đồng minh của họ bị chết oan vì bức tử là điều không có gì khó hiểu.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
——————————————————-
Chú thích
(1) America in the seconde world war, US history.org
(2) Histoire de La Seconde Guerre Mondiale
(3) Constantin Virgil Gheorghiu, sinh 15-9-1916 tại Moldavie, Lỗ Ma Ni mất 22-6-1992 tại Paris . Tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Giờ Thứ Hai Mươi Lăm, La Vingt-cinquième heure
(4) America in the seconde world war, US history.org
(5) Quốc Cộng Đàm Phán, phim lịch sử Hồng Kông quay thập niên 80 kể lại giai đoạn này
(6) La Guerre civil en chine, Geographie.blog le monde.fr
(7) Communists Win China ’s War, Macrohistoory and World Time Line, Fsmitha.com
(8) Chinese civil war, Wikipedia
(9) Chinese Communist Revolution, Wikipedia
10) Richard Nixon, No More Vietnams trang 214
(11) Trần Vũ, Vì Sao Trung Quốc Không Giải Phóng Được Đài Loan? trang mạng Đời Sống Và Pháp Luật 2013
(12) Bernard Fall, Đường Phố Buồn Thiu (Street Without Joy) trang 28, 32
(13) Quân Sử 4, Quân lực VNCH Trong Giai Đoạn Thành Hình, Bộ TTM
VNCH trang 124, Street Without Joy trang 33
(14) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 27
(15) The Pentagon Papers Volum 1, Chapter 2
(16) Agonie de l’Indochine 188-200
(17) Sách kể trên trang 47
(18) Trang Vietnam.net ngày 6-5-2014 bài 8: “7 Tướng pháp và 1 Điện Biên” cho biết tỷ số quân VM 3.3 Pháp 1, pháo binh VM 3.1 Pháp 1
(19) Quân sử 4 trang 160.
(20) Trang Vietnam.net ngày 6-5-2014
(21) Agonie de l’Indochine trang 230
(22) Bernard Fall: Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu ,
Philippe Devillers, End of a War, Indochina 1954
Fredrik Logevall: Embers Of War, The Fall Of An Empire And The Making of America’s Vietnam , Ted Morgan: The Valley Of Death, The Tragedy At Dien Bien Phu That Led America In to The Vietnam
(23) Hell In A Very Small Place trang 312
(24) Embers of War, The Fall of An Empire And The Making Of America’s Vietnam trang 469; Hell In A Very Small Place trang 301
(25) Embers of war trang 481
(26) Hell In A Very Small Place trang 313
(27) Sách kể trên trang 461
(28) Sách kể trên trang 461
(29) Sách kể trên trang 462
(30) Stanley Karnow. Vietnam A History trang 435
(31) McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam trang 169
(32) Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17; Stanley Karnow, Vietnam A History trang 440, 441
(33) Richard Nixon, No More Vietnams trang 82
(34) Sách kể trên trang 86
(35) Opposition to the US involvement in the Vietnam war, Wikipedia
(36) Vietnam war Allied troop Levels 1960-73, americanwarlibrary.com
(37) No More Vietnams trang 148
(38) Nguyễn đức Phương, Chiến TranhViệt Nam ToànTập trang 587
(39) No More Vietnams trang 189
(40) List of countries by military expenditures, Wikipedia
(41) Military budget of the People’s Republic of China , Wikipedia
http://www.danchimviet.info/archives/96717/hoa-ky-va-van-de-tu-bo-dong-minh/2015/06
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét