Rất nhỏ và rất lớn
Tương Lai - Rất nhỏ thì như đảo quốc Singapore. Diện tích chỉ cỡ huyện Cần Giờ của TP HCM, với dân số hơn 5,2 triệu người. Thế nhưng bình quân thu nhập tính trên đầu người của họ thì gấp 30 lần nước ta. Người ta đưa ra một con số thật chua chát rằng nếu họ cứ “kiên trì” đứng yên tại chỗ như ta kiên trì lập trường xã hội chủ nghĩa thì cũng phải 158 năm nữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ta mới đuổi kịp họ!
Nhưng đâu chỉ thu nhập đầu người! Nước có thu nhập đứng thứ ba thế giới này cũng là nước được xếp hạng cao trên các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và đặc biệt là sự minh bạch của guồng máy quản lý và tính cạnh tranh kinh tế! Vậy mà vào trước sau 1975, bình quân thu nhập của người dân quốc đảo này cũng thấp như dân mình buổi ấy!
Dõi theo lễ khai mạc rồi lễ bế mạc SEA Games do Singapore đăng cai mà báo chí trong, ngoài nước đều đồng thanh tán thưởng đây là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử những ngày hội thể thao các nước Đông Nam Á từng tổ chức, càng cảm phục đất nước của ông Lý Quang Diệu. Những người tham dự ngày hội thể thao này phải thốt lên hai tiếng “siêu việt” về trình độ tổ chức của nước chủ nhà. Không chỉ về ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cao mà thời đại đạt được, họ còn chu đáo đến từng chi tiết, thể hiện được bản sắc văn hoá trong những ứng xử nhuần nhuyễn và tế nhị.
Thật xúc động nghe phóng viên tác nghiệp tại Singapore nhắc đến một chi tiết: khi Ánh Viên vừa chạm đích thì đã nghe một giai điệu Việt Nam được tấu lên. Động thái tuyệt vời thể hiện được cái tầm văn hoá của người tổ chức được thực hiện đối với tất cả các vận động viên phá kỷ lục hoặc cán đích đầu tiên với bài hát quen thuộc của nước mình! Họ chu đáo từ các giải pháp vĩ mô với những sự việc ấn tượng như đặt máy điều hoà, mái che sân vận động cũng đồng thời là màn hình tivi… cho đến việc nhỏ như cái tăm xỉa răng được cẩn thận cài vào suất ăn của vận động viên Việt Nam.
Tại sao họ làm được vậy? Chẳng thấy họ nói đến một cái “kim chỉ nam” nào cả! Phải chăng vì họ không nô lệ sao chép và làm theo ai cả. Họ biết tiếp nhận một cách sáng tạo những thành tựu văn minh của thế giới, đồng thời biết khôn ngoan ứng xử với thế giới. Đảo quốc bé nhỏ này biết kết bạn với ai và cảnh giác với ai từ vị thế một nước nhỏ, rất nhỏ. Trong cái guồng máy tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, nhất là khi quốc đảo này nằm trong đường cắt khúc 9 đoạn của cái lưỡi bò ghê tởm siêu cường Đại Hán đang thè ra định liếm trọn Biển Đông, họ biết cách làm thế nào để mình không bị nuốt.
Đó là, như lời ông Lý Quang Diệu, phải biết cách trở thành con cá bé rất độc mà cá lớn nuốt vào thì chết liền! Thế rồi, từ vai trò của một hải cảng trung chuyển họ trở thành một quốc gia có một vị trí quốc tế hấp dẫn. Vì thế mà nước họ rất nhỏ nhưng sức hấp dẫn của đảo quốc này thật đáng nể trong cái nhìn đầy thiện cảm của thế giới.
Điều này thì ngược hẳn với cái nhìn của khu vực và thế giới đối với một nước lớn, rất lớn với số dân hơn tỷ người đang nuôi mộng siêu cường. Nhưng là “siêu cường cưỡng bức” quen thói hung đồ như nhận định của nhật báo Le Monde của Pháp trong bài phân tích mang tựa đề ”Trung Quốc, siêu cường cưỡng bức”.
Tác giả của bài báo lưu ý: Sự tích cực xúc tiến “mô hình Trung Quốc” và nâng cao năng lực kinh tế là cơ sở cho một sự đô hộ mới. Và như vậy thì thế giới cần phải cân nhắc trước vai trò siêu cường Trung Quốc tương lai, cho một thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại đi khi Tập Cận Bình đeo đuổi tham vọng làm cho số phận của các quốc gia mới nổi dậy và thịnh vượng ở châu Á đang ngày càng tăng lên phải lệ thuộc vào Trung Quốc với tư cách đại cường. Một thứ đại cường “mang màu sắc Trung Quốc” mà điểm then chốt là duy trì quyền hành độc đảng.
Nhà nước độc đảng này chưa bao giờ đặt ra câu hỏi về giới hạn pháp luật và đạo đức cho hành động của họ. Bắc Kinh chỉ quan tâm đến kết quả, từ việc quản thúc các nhà tranh đấu, ngăn cản các nhà báo làm việc cho đến đóng cửa nhiều tổ chức phi chính phủ. Phân tích về hậu quả của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc với tính chất toàn trị của chế độ này, Le Monde dẫn lời cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, “hy vọng về dân chủ hóa Trung Quốc nhờ sự trỗi dậy của giai cấp trung lưu và toàn cầu hóa chỉ là hoang tưởng. Tập Cận Bình không cảm thấy rằng khi vừa dấn sâu vào cải cách thị trường để đạt được mục tiêu, đồng thời áp đặt thêm những hạn chế về tự do chính trị cá nhân, là một nghịch lý. Trên thực tế, ông ta còn coi đây là tinh túy của “mô hình Trung Hoa” trước tự do dân chủ phương Tây mà Tập cho là hoàn toàn không thích hợp. Vì vậy phải bằng mọi giá để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Quốc, có nghĩa là duy trì quyền hành độc đảng.
Mục tiêu tối thượng này định ra các hành động của chế độ Bắc Kinh trong đối nội cũng như đối ngoại. Hai cột trụ cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc là dân tộc chủ nghĩa cực đoan với một Trung Quốc bất di bất dịch trong vấn đề chủ quyền và phát triển kinh tế được tăng cường với việc bành trướng ra khỏi biên giới về mọi phương diện. Để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc bất chấp luật pháp và đạo đức.
Chiến dịch thanh toán đối thủ, một chiêu bài dễ tranh thủ được công luận, đã và đang diễn ra tàn khốc. Cuộc “đả hổ diệt ruồi” của Tập đã phơi bày trước thế giới sự thối nát đến tận gốc khi mà những kẻ mới hôm nao còn lừng lẫy trên cái quyền uy tối thượng của Đảng Cộng sản và của Nhà nước, những người được quy định trong bộ luật bất thành văn là không được chạm tới các “ông cốp” như cỡ Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, thì nay đang hiện lên mặt báo như là những tội đồ lịch sử.
Chẳng hạn như Chu Vĩnh Khang với những chứng cứ về các tội tham nhũng cực lớn, sống đồi trụy với nhiều cô nhân tình, nghi án giết vợ, đặc biệt là vụ âm mưu chính biến chống Tập Cận Bình… đã bị phanh phui. Nhưng đâu chỉ có Chu. Tạp chí Động Hướng phân tích rằng vây cánh của Chu cũng chính là vây cánh của Giang ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thượng Hải, Giang Tô. Phanh phui thế lực của Chu Vĩnh Khang đã giáng một đòn chí tử vào Giang Trạch Dân. Đến lượt Giang, từng là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước, cha đẻ của thuyết “ba đại diện” từng một thời soi đường chỉ lối cho Đảng và là “kim chỉ nam” cho dân tộc Trung Hoa cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI được hiện nguyên hình là một kẻ có cuộc sống truỵ lạc và tham nhũng. Nhưng tội lớn nhất là định lật đổ Tập Cận Bình. Chuyện này cũng chẳng có gì lạ.
Thanh toán một cách đẫm máu và tàn khốc đối với những người vừa hôm qua còn là đồng chí tin cậy cùng chung lý tưởng, cùng tôn thờ một ý thức hệ thì như cơm bữa ở cái quốc gia xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc này! Mao thanh toán Lưu Thiếu Kỳ là một ví dụ quá điển hình. Tiếp đó các nguyên lão của Đảng Cộng sản lật đổ “bè lũ bốn tên” trong đó có vợ Mao. Rồi cứ thế triền miên những cuộc thanh toán đẫm máu để tranh giành quyền lực trong giới chóp bu ở Trung Nam Hải nhầy nhụa “màu sắc Trung Quốc” cho đến thời Đặng, Giang, Hồ. Tập hiện nay. Nhưng man rợ và ghê tởm nhất của Giang và cả của Tập là tội ác thảm sát, tiêu diệt Pháp luân công và mổ cướp nội tạng của nạn nhân đang còn sống.
Cuốn sách Bloody Harvest (Thu hoạch đẫm máu) của David Matas và David Kilgour ước tính rằng mỗi năm có 8.000 học viên bị giết bởi thu hoạch nội tạng sống. Sự kiện này đã làm kinh động công luận khắp thế giới. Quốc hội Mỹ đã phải thông qua Nghị quyết 281 lên án việc mổ cướp tạng sống. Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen, người đảm nhiệm Nghị quyết 281, cho biết có một lượng lớn các bằng chứng cho thấy việc buôn bán các nội tạng được thu hoạch cưỡng bức, và tội ác cực kỳ ghê tởm này phải chấm dứt. Luật sư Han Zhiguang viết: “Thu hoạch nội tạng sống là một tội ác mà một số người không thể tin nổi vì đã không tận mắt chứng kiến; tôi khó có thể tin rằng tội ác này thực sự tồn tại bởi vì nó quá tàn nhẫn và khiến bất cứ ai cũng phẫn nộ”.
Dana Rohrabacher, nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Chủ tịch của Tiểu ban Giám sát và Điều tra, thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nói: “Sự tha hóa đạo đức đến mức mổ cưỡng bức lấy tạng nạn nhân để bán là một hiện tượng chưa từng có… Tập Cận Bình lo ngại sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc khi toàn dân và thế giới biết sự thật nên đã tiếp tục im lặng và tội ác vẫn đang tiếp diễn. Thật quá bi hài khi tội ác giết người mổ nội tạng, tra tấn dã man được xem là “tuyệt mật quốc gia””.
Thật ra thì chuyện mổ thi thể người sống để cướp nội tạng không là chuyện lạ ở nước Tàu, chỉ có điều là nó chưa trở thành “tuyệt mật quốc gia” như thời Tập hôm nay. Người Việt đọc sách Tàu chắc không quên chuyện thời Đông Chu, Dịch Nha giết con trai lên ba để xào cho Tề Hoàn Công ăn khi nghe vua nói các giống điểu, thú, trùng, ngư đã nếm đủ, chỉ còn thiếu vị thịt người là chưa biết. Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình nấu cháo cho Tấn Văn Công khi còn phải tha phương lánh nạn! Đấy là chuyện xưa.
Dõi theo lễ khai mạc rồi lễ bế mạc SEA Games do Singapore đăng cai mà báo chí trong, ngoài nước đều đồng thanh tán thưởng đây là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử những ngày hội thể thao các nước Đông Nam Á từng tổ chức, càng cảm phục đất nước của ông Lý Quang Diệu. Những người tham dự ngày hội thể thao này phải thốt lên hai tiếng “siêu việt” về trình độ tổ chức của nước chủ nhà. Không chỉ về ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cao mà thời đại đạt được, họ còn chu đáo đến từng chi tiết, thể hiện được bản sắc văn hoá trong những ứng xử nhuần nhuyễn và tế nhị.
Thật xúc động nghe phóng viên tác nghiệp tại Singapore nhắc đến một chi tiết: khi Ánh Viên vừa chạm đích thì đã nghe một giai điệu Việt Nam được tấu lên. Động thái tuyệt vời thể hiện được cái tầm văn hoá của người tổ chức được thực hiện đối với tất cả các vận động viên phá kỷ lục hoặc cán đích đầu tiên với bài hát quen thuộc của nước mình! Họ chu đáo từ các giải pháp vĩ mô với những sự việc ấn tượng như đặt máy điều hoà, mái che sân vận động cũng đồng thời là màn hình tivi… cho đến việc nhỏ như cái tăm xỉa răng được cẩn thận cài vào suất ăn của vận động viên Việt Nam.
Tại sao họ làm được vậy? Chẳng thấy họ nói đến một cái “kim chỉ nam” nào cả! Phải chăng vì họ không nô lệ sao chép và làm theo ai cả. Họ biết tiếp nhận một cách sáng tạo những thành tựu văn minh của thế giới, đồng thời biết khôn ngoan ứng xử với thế giới. Đảo quốc bé nhỏ này biết kết bạn với ai và cảnh giác với ai từ vị thế một nước nhỏ, rất nhỏ. Trong cái guồng máy tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, nhất là khi quốc đảo này nằm trong đường cắt khúc 9 đoạn của cái lưỡi bò ghê tởm siêu cường Đại Hán đang thè ra định liếm trọn Biển Đông, họ biết cách làm thế nào để mình không bị nuốt.
Đó là, như lời ông Lý Quang Diệu, phải biết cách trở thành con cá bé rất độc mà cá lớn nuốt vào thì chết liền! Thế rồi, từ vai trò của một hải cảng trung chuyển họ trở thành một quốc gia có một vị trí quốc tế hấp dẫn. Vì thế mà nước họ rất nhỏ nhưng sức hấp dẫn của đảo quốc này thật đáng nể trong cái nhìn đầy thiện cảm của thế giới.
Điều này thì ngược hẳn với cái nhìn của khu vực và thế giới đối với một nước lớn, rất lớn với số dân hơn tỷ người đang nuôi mộng siêu cường. Nhưng là “siêu cường cưỡng bức” quen thói hung đồ như nhận định của nhật báo Le Monde của Pháp trong bài phân tích mang tựa đề ”Trung Quốc, siêu cường cưỡng bức”.
Tác giả của bài báo lưu ý: Sự tích cực xúc tiến “mô hình Trung Quốc” và nâng cao năng lực kinh tế là cơ sở cho một sự đô hộ mới. Và như vậy thì thế giới cần phải cân nhắc trước vai trò siêu cường Trung Quốc tương lai, cho một thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại đi khi Tập Cận Bình đeo đuổi tham vọng làm cho số phận của các quốc gia mới nổi dậy và thịnh vượng ở châu Á đang ngày càng tăng lên phải lệ thuộc vào Trung Quốc với tư cách đại cường. Một thứ đại cường “mang màu sắc Trung Quốc” mà điểm then chốt là duy trì quyền hành độc đảng.
Nhà nước độc đảng này chưa bao giờ đặt ra câu hỏi về giới hạn pháp luật và đạo đức cho hành động của họ. Bắc Kinh chỉ quan tâm đến kết quả, từ việc quản thúc các nhà tranh đấu, ngăn cản các nhà báo làm việc cho đến đóng cửa nhiều tổ chức phi chính phủ. Phân tích về hậu quả của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc với tính chất toàn trị của chế độ này, Le Monde dẫn lời cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, “hy vọng về dân chủ hóa Trung Quốc nhờ sự trỗi dậy của giai cấp trung lưu và toàn cầu hóa chỉ là hoang tưởng. Tập Cận Bình không cảm thấy rằng khi vừa dấn sâu vào cải cách thị trường để đạt được mục tiêu, đồng thời áp đặt thêm những hạn chế về tự do chính trị cá nhân, là một nghịch lý. Trên thực tế, ông ta còn coi đây là tinh túy của “mô hình Trung Hoa” trước tự do dân chủ phương Tây mà Tập cho là hoàn toàn không thích hợp. Vì vậy phải bằng mọi giá để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Quốc, có nghĩa là duy trì quyền hành độc đảng.
Mục tiêu tối thượng này định ra các hành động của chế độ Bắc Kinh trong đối nội cũng như đối ngoại. Hai cột trụ cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc là dân tộc chủ nghĩa cực đoan với một Trung Quốc bất di bất dịch trong vấn đề chủ quyền và phát triển kinh tế được tăng cường với việc bành trướng ra khỏi biên giới về mọi phương diện. Để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc bất chấp luật pháp và đạo đức.
Chiến dịch thanh toán đối thủ, một chiêu bài dễ tranh thủ được công luận, đã và đang diễn ra tàn khốc. Cuộc “đả hổ diệt ruồi” của Tập đã phơi bày trước thế giới sự thối nát đến tận gốc khi mà những kẻ mới hôm nao còn lừng lẫy trên cái quyền uy tối thượng của Đảng Cộng sản và của Nhà nước, những người được quy định trong bộ luật bất thành văn là không được chạm tới các “ông cốp” như cỡ Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, thì nay đang hiện lên mặt báo như là những tội đồ lịch sử.
Chẳng hạn như Chu Vĩnh Khang với những chứng cứ về các tội tham nhũng cực lớn, sống đồi trụy với nhiều cô nhân tình, nghi án giết vợ, đặc biệt là vụ âm mưu chính biến chống Tập Cận Bình… đã bị phanh phui. Nhưng đâu chỉ có Chu. Tạp chí Động Hướng phân tích rằng vây cánh của Chu cũng chính là vây cánh của Giang ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thượng Hải, Giang Tô. Phanh phui thế lực của Chu Vĩnh Khang đã giáng một đòn chí tử vào Giang Trạch Dân. Đến lượt Giang, từng là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước, cha đẻ của thuyết “ba đại diện” từng một thời soi đường chỉ lối cho Đảng và là “kim chỉ nam” cho dân tộc Trung Hoa cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI được hiện nguyên hình là một kẻ có cuộc sống truỵ lạc và tham nhũng. Nhưng tội lớn nhất là định lật đổ Tập Cận Bình. Chuyện này cũng chẳng có gì lạ.
Thanh toán một cách đẫm máu và tàn khốc đối với những người vừa hôm qua còn là đồng chí tin cậy cùng chung lý tưởng, cùng tôn thờ một ý thức hệ thì như cơm bữa ở cái quốc gia xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc này! Mao thanh toán Lưu Thiếu Kỳ là một ví dụ quá điển hình. Tiếp đó các nguyên lão của Đảng Cộng sản lật đổ “bè lũ bốn tên” trong đó có vợ Mao. Rồi cứ thế triền miên những cuộc thanh toán đẫm máu để tranh giành quyền lực trong giới chóp bu ở Trung Nam Hải nhầy nhụa “màu sắc Trung Quốc” cho đến thời Đặng, Giang, Hồ. Tập hiện nay. Nhưng man rợ và ghê tởm nhất của Giang và cả của Tập là tội ác thảm sát, tiêu diệt Pháp luân công và mổ cướp nội tạng của nạn nhân đang còn sống.
Cuốn sách Bloody Harvest (Thu hoạch đẫm máu) của David Matas và David Kilgour ước tính rằng mỗi năm có 8.000 học viên bị giết bởi thu hoạch nội tạng sống. Sự kiện này đã làm kinh động công luận khắp thế giới. Quốc hội Mỹ đã phải thông qua Nghị quyết 281 lên án việc mổ cướp tạng sống. Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen, người đảm nhiệm Nghị quyết 281, cho biết có một lượng lớn các bằng chứng cho thấy việc buôn bán các nội tạng được thu hoạch cưỡng bức, và tội ác cực kỳ ghê tởm này phải chấm dứt. Luật sư Han Zhiguang viết: “Thu hoạch nội tạng sống là một tội ác mà một số người không thể tin nổi vì đã không tận mắt chứng kiến; tôi khó có thể tin rằng tội ác này thực sự tồn tại bởi vì nó quá tàn nhẫn và khiến bất cứ ai cũng phẫn nộ”.
Dana Rohrabacher, nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Chủ tịch của Tiểu ban Giám sát và Điều tra, thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nói: “Sự tha hóa đạo đức đến mức mổ cưỡng bức lấy tạng nạn nhân để bán là một hiện tượng chưa từng có… Tập Cận Bình lo ngại sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc khi toàn dân và thế giới biết sự thật nên đã tiếp tục im lặng và tội ác vẫn đang tiếp diễn. Thật quá bi hài khi tội ác giết người mổ nội tạng, tra tấn dã man được xem là “tuyệt mật quốc gia””.
Thật ra thì chuyện mổ thi thể người sống để cướp nội tạng không là chuyện lạ ở nước Tàu, chỉ có điều là nó chưa trở thành “tuyệt mật quốc gia” như thời Tập hôm nay. Người Việt đọc sách Tàu chắc không quên chuyện thời Đông Chu, Dịch Nha giết con trai lên ba để xào cho Tề Hoàn Công ăn khi nghe vua nói các giống điểu, thú, trùng, ngư đã nếm đủ, chỉ còn thiếu vị thịt người là chưa biết. Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình nấu cháo cho Tấn Văn Công khi còn phải tha phương lánh nạn! Đấy là chuyện xưa.
Vào thế kỷ XX, văn hào Lỗ Tấn quyết liệt phơi lên sách báo thời hiện đại vấn nạn khủng khiếp này để đánh thức lương tri người Trung Hoa. Trong Nhật ký người điên viết vào tháng 1 năm 1918, qua nhân vật Nguỵ Liên Thù, ngòi bút của ông rỉ máu: “Cổ lai, việc ăn thịt người thường lắm, mình cũng còn nhớ, nhưng không được thật rõ. Liền giở lịch sử ra tra cứu thử. Lịch sử không đề niên đại, có điều trang nào cũng có mấy chữ “nhân, nghĩa, đạo đức” viết lung tung tí mẹt. Trằn trọc không sao ngủ được, đành cầm đọc thật kỹ, mãi đến khuya mới thấy từ đầu chí cuối, ở giữa các hàng, ba chữ: “Ăn thịt người”. … Không thể nghĩ được nữa… Bây giờ mới biết mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi mà người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm nay”.
Mà đâu chỉ Lỗ Tấn, Mạc Ngôn, người vừa được giải Nobel văn chương trong thế kỷ XXI này, tiếp tục đưa món thịt người mang “đặc sắc Trung Quốc” vào văn chương của mình trong nỗi ám ảnh khủng khiếp về người ăn thịt người của nền văn minh Trung Hoa.
Năm 1992, vợ chồng ký giả Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn của tờ New York Times tìm được một số hồ sơ tiết lộ chi tiết về những vụ ăn thịt người tập thể trong giai đoạn Đại Cách mạng Văn hóa tại một số khu vực ở tỉnh Quảng Tây hồi cuối thập niên 60. Theo những tài liệu kể trên, đã có ít nhất 137 người đã bị ăn thịt, mỗi nạn nhân bị cả chục người cùng ăn. Hầu hết những người liên quan đến việc ăn thịt người tại tỉnh Quảng Tây chỉ bị phạt nhẹ sau khi kết thúc Đại Cách mạng Văn hóa.
Xin dừng lại thôi. Tiếp tục phơi bày chuyện “rất lớn” của “người đồng chí cùng chung ý thức hệ” với ông cốp gắn tên tuổi cùng nỗi nhục Thành Đô mà người ta đang rầm rộ nêu gương, treo ảnh với áp phích, băng rôn đầy đường kia thì hãi quá.
Mà “hãi quá hoá lú” thì còn “mênh mông thế sự”thế quái nào được nữa!
Tương Lai
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitevn)
Mà đâu chỉ Lỗ Tấn, Mạc Ngôn, người vừa được giải Nobel văn chương trong thế kỷ XXI này, tiếp tục đưa món thịt người mang “đặc sắc Trung Quốc” vào văn chương của mình trong nỗi ám ảnh khủng khiếp về người ăn thịt người của nền văn minh Trung Hoa.
Năm 1992, vợ chồng ký giả Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn của tờ New York Times tìm được một số hồ sơ tiết lộ chi tiết về những vụ ăn thịt người tập thể trong giai đoạn Đại Cách mạng Văn hóa tại một số khu vực ở tỉnh Quảng Tây hồi cuối thập niên 60. Theo những tài liệu kể trên, đã có ít nhất 137 người đã bị ăn thịt, mỗi nạn nhân bị cả chục người cùng ăn. Hầu hết những người liên quan đến việc ăn thịt người tại tỉnh Quảng Tây chỉ bị phạt nhẹ sau khi kết thúc Đại Cách mạng Văn hóa.
Xin dừng lại thôi. Tiếp tục phơi bày chuyện “rất lớn” của “người đồng chí cùng chung ý thức hệ” với ông cốp gắn tên tuổi cùng nỗi nhục Thành Đô mà người ta đang rầm rộ nêu gương, treo ảnh với áp phích, băng rôn đầy đường kia thì hãi quá.
Mà “hãi quá hoá lú” thì còn “mênh mông thế sự”thế quái nào được nữa!
Tương Lai
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitevn)
http://boxitvn.blogspot.com/2015/06/rat-nho-va-rat-lon.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét