Đừng lên chùa 'làm việc thiện'
Còn bao nhiêu nhà sư có thể gây thiện cảm với chúng ta hiện tại? Thật khó để trả lời, vì những nhà sư “thực sự” thì dường như đều ở trong “bóng tối” - những người đã theo con đường của Phật: từ bỏ cung điện vàng ngọc và vợ con để sống một cuộc đời khổ hạnh. Đối với người Việt Nam hiện nay, đôi khi nghĩ đến “sư” là nghĩ đến một điều gì đó không đứng đắn.
Không phải tự dưng mà nhà sư giàu có.
Thật ra việc “tu hành”, một nghề được cho là ‘hái ra tiền’, đã không còn xa lạ với người Việt Nam, một số sư trụ trì có xe hơi riêng là chuyện bình thường.
Ấy vậy mà nhiều người vẫn mang tiền và hiện vật đến chùa lễ bái, cúng dường mà thực ra là ‘cung phụng’ các nhà sư khi có dịp ma chay dù biết nhà sư đó có thể không phải là người ‘đứng đắn’ gì cho cam.
Để làm một người tốt nhanh nhất, chắc chắn nhất, thay vì mỗi năm “làm giàu” cho một số “nhà sư” một vài lần, hãy thể hiện ngay với người đầu tiên mà ta nhìn thấy khi mở cổng vào sớm mai thức dậy
Lý do của sự “sùng đạo” này, thiết nghĩ, thật ra cũng không “trong sáng” gì cho lắm. Người ta đi chùa để cầu xin cho bản thân: làm ăn phát tài, thi cử đỗ đạt… Đổi vật chất lấy lợi ích, vậy thì khác gì ‘hối lộ Trời, Phật?’
“Phật không cho ai cái gì” theo cách ‘buôn thần bán thánh’ ấy. Người chỉ tìm ra con đường thoát khổ mà thôi, và điều đầu tiên phải làm là từ bỏ mọi ham muốn vật chất. Trước, sau khi đã tu thành chính quả, Phật đâu bao giờ có cần “đút lót”?
Lên Chùa cúng lễ và cúng dường là một nét văn hóa của nhiều người VN từ lâu đời.
Có lẽ không cần phải kể ra những việc làm không hay của một số “nhà sư” trong thời gian gần đây, mới nhất là việc một nhà sư bị cáo buộc là đã ‘khoe iphone 6’ trên Facebook.Không phải tự dưng mà nhà sư giàu có.
Thật ra việc “tu hành”, một nghề được cho là ‘hái ra tiền’, đã không còn xa lạ với người Việt Nam, một số sư trụ trì có xe hơi riêng là chuyện bình thường.
Ấy vậy mà nhiều người vẫn mang tiền và hiện vật đến chùa lễ bái, cúng dường mà thực ra là ‘cung phụng’ các nhà sư khi có dịp ma chay dù biết nhà sư đó có thể không phải là người ‘đứng đắn’ gì cho cam.
Để làm một người tốt nhanh nhất, chắc chắn nhất, thay vì mỗi năm “làm giàu” cho một số “nhà sư” một vài lần, hãy thể hiện ngay với người đầu tiên mà ta nhìn thấy khi mở cổng vào sớm mai thức dậy
Lý do của sự “sùng đạo” này, thiết nghĩ, thật ra cũng không “trong sáng” gì cho lắm. Người ta đi chùa để cầu xin cho bản thân: làm ăn phát tài, thi cử đỗ đạt… Đổi vật chất lấy lợi ích, vậy thì khác gì ‘hối lộ Trời, Phật?’
“Phật không cho ai cái gì” theo cách ‘buôn thần bán thánh’ ấy. Người chỉ tìm ra con đường thoát khổ mà thôi, và điều đầu tiên phải làm là từ bỏ mọi ham muốn vật chất. Trước, sau khi đã tu thành chính quả, Phật đâu bao giờ có cần “đút lót”?
Thế nào là “làm việc thiện”?
Có người trong khi vừa mặc cả từng đồng với người bán đồng nát, vừa rủ người khác lên chùa làm việc thiện. Nhìn thấy cảnh ấy, tôi bỗng liên tưởng làm việc thiện giống như việc tập thể dục.
Tập thể dục là để cho khỏe. Muốn khỏe thì phải tập hàng ngày, nếu vài tháng hoặc cả năm mới tập một lần thì chẳng có ý nghĩa gì. Làm việc thiện cũng vậy, nếu thật sự muốn làm việc tốt thì hãy làm hàng ngày, ngay tại nhà của chúng ta, đối với những người xung quanh chúng ta.
Theo tác giả các Phật tử hiện nay nên xem lại việc 'hành thiện' và 'cúng dường' của mình.
Trường hợp cụ thể với người bán đồng nát ở trên, vài ngàn tiền lẻ cũng là tiền, thậm chí vài chục ngàn là số tiền không nhỏ nhưng với chúng ta có hay không cũng không ảnh hưởng gì nhiều, còn với người buôn ve chai đó là cả cuộc sống.
Ta tiếc vài ngàn lẻ nhưng sẵn sàng “làm việc thiện” trên chùa vài triệu, vài chục triệu hoặc hơn thế nữa dù không chắc số tiền đó sẽ được dùng để làm gì.
Để làm một người tốt nhanh nhất, chắc chắn nhất, thay vì mỗi năm “làm giàu” cho một số “nhà sư” một vài lần, hãy thể hiện ngay với người đầu tiên mà ta nhìn thấy khi mở cổng vào sớm mai thức dậy.
Chừng nào làm được những việc “bé nhỏ” ấy, thiết nghĩ ta mới nên nghĩ tới việc lên chùa làm những điều “lớn lao” hơn.
Trường hợp cụ thể với người bán đồng nát ở trên, vài ngàn tiền lẻ cũng là tiền, thậm chí vài chục ngàn là số tiền không nhỏ nhưng với chúng ta có hay không cũng không ảnh hưởng gì nhiều, còn với người buôn ve chai đó là cả cuộc sống.
Ta tiếc vài ngàn lẻ nhưng sẵn sàng “làm việc thiện” trên chùa vài triệu, vài chục triệu hoặc hơn thế nữa dù không chắc số tiền đó sẽ được dùng để làm gì.
Để làm một người tốt nhanh nhất, chắc chắn nhất, thay vì mỗi năm “làm giàu” cho một số “nhà sư” một vài lần, hãy thể hiện ngay với người đầu tiên mà ta nhìn thấy khi mở cổng vào sớm mai thức dậy.
Chừng nào làm được những việc “bé nhỏ” ấy, thiết nghĩ ta mới nên nghĩ tới việc lên chùa làm những điều “lớn lao” hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét