Lệ Xuân hỏi: "Anh là Cộng sản à?". Tôi hỏi lại: "Sao bà nghĩ như vậy?". Lệ Xuân nói: "Anh không cần tiền, không cần tình, chỉ có Cộng sản mới thế". Đoạn này hay, đến lãnh đạo tư bản cũng thừa nhận ngày xưa cộng sản không tham tiền, và cũng không cần nghĩ đến tình (có thể giết người không ghê tay). Ngày nay có còn người cộng sản không ?
Tổng thống Mỹ Eisenhower tiếp đón Tổng thống Ngô Đình Diệm
Lấy tin tức tình báo từ quan chức cao cấp
Trả lời cho câu hỏi của tôi vì sao Vũ Ngọc Nhạ, một người ở miền Bắc, không hề có họ hàng thân thích, cũng chưa từng gặp gỡ, làm việc với anh em họ Ngô lại trở thành người nhà, là cố vấn thân cận của họ, ông Nhạ nói: "Chính bản thân tôi cũng không ngờ. Có điều, tôi đi tới được cái đích ấy là cả một chặng đường dài mưu tính mạo hiểm".
Tôi lại hỏi Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ: "Vượt mạo hiểm đã khó, chiếm được lòng kẻ đối địch với mình càng khó hơn, ông thu "hồn vía" anh em họ Ngô bằng cách nào?". Ông từ tốn trả lời: "Từ cái "vỏ bọc" mà tổ chức bọc cho tôi. Gia đình tôi đóng vai một gia đình giáo dân di cư vào Nam. Dựa vào ảnh hưởng của đức cha Lê (linh mục Lê Hữu Từ - PV), cha Hoàng (linh mục Hoàng Quỳnh - PV) ở nhà thờ Bình An và Phát Diệm mà tôi có dịp quen biết nhiều người. Chế độ Ngô Đình Diệm rất cần sự ủng hộ của các linh mục này. Tôi đã thể hiện mình là cái cầu nối cho họ đến với nhau. Từ đó, dần dần tôi chiếm được lòng tin của Ngô Đình Cẩn - cố vấn miền Trung. Cẩn "bắc cầu" cho tôi sang cha Thục, ông Nhu và Ngô Đình Diệm".
Hồi tưởng một lát, ông Nhạ nói tiếp: "Là phụ tá của đức cha Lê, cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, tôi có điều kiện tiếp cận với các quan chức cao cấp trong Chính phủ Ngụy quyền, với Toà thánh Va-ti-căng, Giáo chủ Pi-e XI, Khâm sứ Toà thánh Sài Gòn, Đức hồng y Xpen-man Mỹ. Qua đây tôi nắm được khá nhiều tin tức quan trọng của Mỹ và Ngụy để cung cấp về trung tâm của ta".
"Là người Cộng sản nằm trong Phủ Tổng thống, có lúc nào ông bị nghi ngờ?". ông Nhạ nói: "Tôi thường xuyên bị bọn mật vụ theo dõi. Nhưng tôi luôn biến nghi ngờ thành đức tin để "bọc mình" và thoát hiểm". Vũ Ngọc Nhạ nói tiếp: "Anh em Ngô Tổng thống coi tôi như người ruột thịt. Một hôm họp gia đình có đủ Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn và tôi, Ngô Đình Diệm tự đặt biệt danh 5 con rồng cho 5 anh em. Diệm bảo: "Từ nay Ngô Đình Thục là Hồng Long, Ngô Đình Diệm là Bạch Long, chú Nhu là Thanh Long, chú Cẩn là Hắc Long, thầy Hai (tức Vũ Ngọc Nhạ) là Hoàng Long. Đã là anh em trong nhà, thầy Hai không cần phải ý tứ gì". Từ đó anh em Ngô Đình Diệm càng tin và quý tôi. Tuy nhiên, bọn CIA và mật vụ lại càng "để mắt" đến tôi".
Linh cảm trước cái chết của anh em họ Ngô
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ kể: "Trước một ngày xảy ra chuyện sát hại anh em họ Ngô, linh tính của tôi thật kỳ lạ. Có một điều gì rất mơ hồ mà tôi cảm nhận được qua giấc chiêm bao. Mơ hồ nhưng hệ trọng lắm, mách bảo tôi rằng: "Thầy Hai ơi, thầy nên biến khỏi cung phủ họ Ngô ngay, nếu thầy thấy mình cần sống, cần cho công việc về sau". Tôi đang phảng phất nỗi ám ảnh từ cái điều mơ hồ thì Ngô Đình Diệm cho người sang phòng tôi mời tôi sang phòng của ông ta. Tôi vội khoác chiếc áo dài, khép cửa phòng đi ra.
Vừa đặt chân vào phòng Tổng thống, tôi quan sát thấy sắc mặt Ngô Đình Diệm tối sạm. Hai hốc mắt ông ta như người mất ngủ lâu ngày thâm quầng. Vì mấy hôm trước Ngô Đình Nhu có nói với tôi về âm mưu của người Mỹ muốn "thay ngựa" giữa dòng. Tôi đoán hai anh em Diệm, Nhu đang vắt óc tìm kế đối phó nhưng chưa có cách chống đỡ. Linh tính như mách bảo tôi, sắp có điều gì rất quan trọng xảy ra trong phủ Tổng thống.
Tôi đứng nghiêm cúi chào Ngô Đình Diệm rồi lùi ra ngồi vào chiếc ghế gần đó vừa lúc Ngô Đình Nhu bước vào. Nhu cúi chào Tổng thống rồi đi tới chiếc ghế đối diện với tôi. Ngô Đình Diệm hỏi: "Chú Nhu và thầy Hai biết người Mỹ cùng các phe cánh đối lập đang làm gì không? Họ đang siết chặt cái mà họ ảo tưởng lật đổ thể chế Việt Nam Cộng hòa...".
Ngô Đình Diệm nói một hồi rất lâu về tình hình người Mỹ ép buộc Diệm những điều ông ta không thể nghe họ. Diệm nói về thời vận, thời cuộc rồi chỉ thị: "Chú Nhu phải đưa ngay mạng lưới mật vụ vào cuộc và huy động lực lượng quân đội sẵn sàng phòng thủ ứng phó". Tôi im lặng lắng nghe và gật đầu. Còn Ngô Đình Nhu, hình như ông ta đã thấu hiểu nỗi hoài nghi, có phần lo lắng của vị Tổng thống, người anh ruột của mình. ông Nhu phân tích tình hình và cố trấn an Tổng thống.
Tôi ngước nhìn Nhu, chợt nhận thấy thần thái trên khuôn mặt ông ta cũng rất u ám. Nhu vốn có nước da ngăm đen nhưng tươi tắn, lúc này bỗng tối ám, hai má xọm lại. Lúc ấy tôi không nghĩ khuôn mặt hai anh em Diệm, Nhu là điềm báo trước cho kết cục thảm hại.
Sau khi tiếp kiến Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, tôi quay về phòng làm việc, vừa lúc gặp Vũ Hữu Duật ở Tổng nha cảnh sát (người trong lưới A22 của ta) sang tìm tôi. Anh Duật với vẻ mặt thâm trầm thoáng lộ nét quan trọng, ghé sát tôi nói nhỏ về tình hình của anh em Diệm Nhu...".
Được đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân "để ý"
Trước câu hỏi: "Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thỉnh thoảng cũng "quan tâm" đến ông phải không?". Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ nói: "Lệ Xuân là một người đàn bà có sắc, có tài, hiếu thắng và kiêu kỳ. Ngô Đình Nhu nhiều hơn Lệ Xuân hàng chục tuổi. ông ấy làm việc căng thẳng, luôn vắt óc đối phó tình hình, ít quan tâm đến tình cảm của Lệ Xuân. Có lần Lệ Xuân "đến gần" tôi. Tôi sang nói lại với Ngô Đình Nhu thì ông ta bảo: "Quyền của bà ấy tôi không can thiệp". Có người bảo tôi rằng, Trần Lệ Xuân thử tôi. Người thì nói, bà ấy thật đấy. Tuy nhiên chỉ có bà ấy mới biết chính xác thôi".
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ kể tiếp: "Một lần tôi cùng Ngô Đình Nhu và Lệ Xuân lên Đà Lạt. Lệ Xuân mời tôi sang phòng riêng làm việc. Tôi bước vào phòng, Ngô Đình Nhu đang ngủ say. Lệ Xuân rót nước mời tôi và ngồi nhìn tôi rất lạ. Lát sau Lệ Xuân hỏi: "Anh là Cộng sản à?". Tôi hỏi lại: "Sao bà nghĩ như vậy?". Lệ Xuân nói: "Anh không cần tiền, không cần tình, chỉ có Cộng sản mới thế". Tôi nói: "Tôi cũng từng là Cộng sản. Nhưng tôi đã "từ bỏ" Cộng sản lâu rồi".
Lệ Xuân lắc đầu: "Tôi thấy anh lạ thật, làm việc cho Chính phủ mà không nhận phụ cấp. Gia đình anh thì nghèo xác. Sáng nào trước khi vào Phủ Tổng Thống anh chả đèo rau ra chợ cho bà vợ anh bán, tôi biết chứ". Tôi im lặng. Lệ Xuân tiếp: "Nếu anh bằng lòng, tôi chỉ cần nói một lời, cả nhà anh sẽ sung sướng". Tôi nói: "Cảm ơn bà, gia đình tôi sống như hiện nay là ổn lắm rồi".
Vũ Ngọc Nhạ kể tiếp: "Lệ Xuân thấy anh em Ngô Đình Diệm tin quý tôi nên bà ta cũng mến, nhưng vẫn để mắt theo dõi tôi. Tôi nhận ra và ý thức được điều đó nên những thử thách của bà ta đều vô hiệu. Hơn nữa, thấy tôi tỏ ra hết lòng vì anh em Diệm Nhu nên dần dần Lệ Xuân cũng tin và yêu quý tôi. Đó là cơ hội tốt để tôi tạo thêm vỏ bọc và hoạt động trong lòng địch".
Làm tình báo phải tuyệt đối trung thành với anh em
Ông Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: "Điểm mấu chốt của người tình báo là phải "tuyệt đối trung thành với anh em" và phải bọc mình cho kín. Chúng tôi rất căng thẳng, căng thẳng 24/24h mỗi ngày và cứ thế, suốt tháng, suốt năm, năm này qua năm khác. Chỉ một tích tắc sơ hở là có thể đổ bể, mình chết đã đành, còn chết lây anh em khác, hỏng cả công việc chung, chết cả vợ con mình nữa".
Nhờ cái "vỏ bọc" tạo niềm tin mà mọi công việc, chủ trương, to nhỏ của chính quyền họ Ngô, Vũ Ngọc Nhạ đều nắm được. ông đã chắt lọc và bằng đường dây mật, những tin tức quan trọng đã được đưa về ta.
GHI CHÉP CHỦA NHÀ VĂN MINH CHUYÊN
Tướng Vũ Ngọc Nhạ kể chuyện thu "hồn vía" anh em Ngô Đình Diệm
(ĐSPL) - Bằng tài trí và đức độ, nhân cách của mình, nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã chiếm được cảm tình và sự tin yêu của cả gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm, được Diệm đặt tên riêng là Hoàng Long, xem như người nhà. Từ vỏ bọc đó đã giúp Vũ Ngọc Nhạ lập được những chiến tích đáng nể trong vai trò của nhà tình báo chiến lược. Vũ Ngọc Nhạ từng bị Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu, em trai Ngô Đình Diệm) "để ý" và thử thách, nhưng ông đã khéo léo vượt qua.Tổng thống Mỹ Eisenhower tiếp đón Tổng thống Ngô Đình Diệm
Trả lời cho câu hỏi của tôi vì sao Vũ Ngọc Nhạ, một người ở miền Bắc, không hề có họ hàng thân thích, cũng chưa từng gặp gỡ, làm việc với anh em họ Ngô lại trở thành người nhà, là cố vấn thân cận của họ, ông Nhạ nói: "Chính bản thân tôi cũng không ngờ. Có điều, tôi đi tới được cái đích ấy là cả một chặng đường dài mưu tính mạo hiểm".
Tôi lại hỏi Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ: "Vượt mạo hiểm đã khó, chiếm được lòng kẻ đối địch với mình càng khó hơn, ông thu "hồn vía" anh em họ Ngô bằng cách nào?". Ông từ tốn trả lời: "Từ cái "vỏ bọc" mà tổ chức bọc cho tôi. Gia đình tôi đóng vai một gia đình giáo dân di cư vào Nam. Dựa vào ảnh hưởng của đức cha Lê (linh mục Lê Hữu Từ - PV), cha Hoàng (linh mục Hoàng Quỳnh - PV) ở nhà thờ Bình An và Phát Diệm mà tôi có dịp quen biết nhiều người. Chế độ Ngô Đình Diệm rất cần sự ủng hộ của các linh mục này. Tôi đã thể hiện mình là cái cầu nối cho họ đến với nhau. Từ đó, dần dần tôi chiếm được lòng tin của Ngô Đình Cẩn - cố vấn miền Trung. Cẩn "bắc cầu" cho tôi sang cha Thục, ông Nhu và Ngô Đình Diệm".
Hồi tưởng một lát, ông Nhạ nói tiếp: "Là phụ tá của đức cha Lê, cố vấn cho gia đình Ngô Tổng thống, tôi có điều kiện tiếp cận với các quan chức cao cấp trong Chính phủ Ngụy quyền, với Toà thánh Va-ti-căng, Giáo chủ Pi-e XI, Khâm sứ Toà thánh Sài Gòn, Đức hồng y Xpen-man Mỹ. Qua đây tôi nắm được khá nhiều tin tức quan trọng của Mỹ và Ngụy để cung cấp về trung tâm của ta".
"Là người Cộng sản nằm trong Phủ Tổng thống, có lúc nào ông bị nghi ngờ?". ông Nhạ nói: "Tôi thường xuyên bị bọn mật vụ theo dõi. Nhưng tôi luôn biến nghi ngờ thành đức tin để "bọc mình" và thoát hiểm". Vũ Ngọc Nhạ nói tiếp: "Anh em Ngô Tổng thống coi tôi như người ruột thịt. Một hôm họp gia đình có đủ Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Lệ Xuân, Ngô Đình Cẩn và tôi, Ngô Đình Diệm tự đặt biệt danh 5 con rồng cho 5 anh em. Diệm bảo: "Từ nay Ngô Đình Thục là Hồng Long, Ngô Đình Diệm là Bạch Long, chú Nhu là Thanh Long, chú Cẩn là Hắc Long, thầy Hai (tức Vũ Ngọc Nhạ) là Hoàng Long. Đã là anh em trong nhà, thầy Hai không cần phải ý tứ gì". Từ đó anh em Ngô Đình Diệm càng tin và quý tôi. Tuy nhiên, bọn CIA và mật vụ lại càng "để mắt" đến tôi".
Linh cảm trước cái chết của anh em họ Ngô
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ kể: "Trước một ngày xảy ra chuyện sát hại anh em họ Ngô, linh tính của tôi thật kỳ lạ. Có một điều gì rất mơ hồ mà tôi cảm nhận được qua giấc chiêm bao. Mơ hồ nhưng hệ trọng lắm, mách bảo tôi rằng: "Thầy Hai ơi, thầy nên biến khỏi cung phủ họ Ngô ngay, nếu thầy thấy mình cần sống, cần cho công việc về sau". Tôi đang phảng phất nỗi ám ảnh từ cái điều mơ hồ thì Ngô Đình Diệm cho người sang phòng tôi mời tôi sang phòng của ông ta. Tôi vội khoác chiếc áo dài, khép cửa phòng đi ra.
Vừa đặt chân vào phòng Tổng thống, tôi quan sát thấy sắc mặt Ngô Đình Diệm tối sạm. Hai hốc mắt ông ta như người mất ngủ lâu ngày thâm quầng. Vì mấy hôm trước Ngô Đình Nhu có nói với tôi về âm mưu của người Mỹ muốn "thay ngựa" giữa dòng. Tôi đoán hai anh em Diệm, Nhu đang vắt óc tìm kế đối phó nhưng chưa có cách chống đỡ. Linh tính như mách bảo tôi, sắp có điều gì rất quan trọng xảy ra trong phủ Tổng thống.
Tôi đứng nghiêm cúi chào Ngô Đình Diệm rồi lùi ra ngồi vào chiếc ghế gần đó vừa lúc Ngô Đình Nhu bước vào. Nhu cúi chào Tổng thống rồi đi tới chiếc ghế đối diện với tôi. Ngô Đình Diệm hỏi: "Chú Nhu và thầy Hai biết người Mỹ cùng các phe cánh đối lập đang làm gì không? Họ đang siết chặt cái mà họ ảo tưởng lật đổ thể chế Việt Nam Cộng hòa...".
Ngô Đình Diệm nói một hồi rất lâu về tình hình người Mỹ ép buộc Diệm những điều ông ta không thể nghe họ. Diệm nói về thời vận, thời cuộc rồi chỉ thị: "Chú Nhu phải đưa ngay mạng lưới mật vụ vào cuộc và huy động lực lượng quân đội sẵn sàng phòng thủ ứng phó". Tôi im lặng lắng nghe và gật đầu. Còn Ngô Đình Nhu, hình như ông ta đã thấu hiểu nỗi hoài nghi, có phần lo lắng của vị Tổng thống, người anh ruột của mình. ông Nhu phân tích tình hình và cố trấn an Tổng thống.
Tôi ngước nhìn Nhu, chợt nhận thấy thần thái trên khuôn mặt ông ta cũng rất u ám. Nhu vốn có nước da ngăm đen nhưng tươi tắn, lúc này bỗng tối ám, hai má xọm lại. Lúc ấy tôi không nghĩ khuôn mặt hai anh em Diệm, Nhu là điềm báo trước cho kết cục thảm hại.
Sau khi tiếp kiến Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, tôi quay về phòng làm việc, vừa lúc gặp Vũ Hữu Duật ở Tổng nha cảnh sát (người trong lưới A22 của ta) sang tìm tôi. Anh Duật với vẻ mặt thâm trầm thoáng lộ nét quan trọng, ghé sát tôi nói nhỏ về tình hình của anh em Diệm Nhu...".
Được đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân "để ý"
Trước câu hỏi: "Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thỉnh thoảng cũng "quan tâm" đến ông phải không?". Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ nói: "Lệ Xuân là một người đàn bà có sắc, có tài, hiếu thắng và kiêu kỳ. Ngô Đình Nhu nhiều hơn Lệ Xuân hàng chục tuổi. ông ấy làm việc căng thẳng, luôn vắt óc đối phó tình hình, ít quan tâm đến tình cảm của Lệ Xuân. Có lần Lệ Xuân "đến gần" tôi. Tôi sang nói lại với Ngô Đình Nhu thì ông ta bảo: "Quyền của bà ấy tôi không can thiệp". Có người bảo tôi rằng, Trần Lệ Xuân thử tôi. Người thì nói, bà ấy thật đấy. Tuy nhiên chỉ có bà ấy mới biết chính xác thôi".
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ kể tiếp: "Một lần tôi cùng Ngô Đình Nhu và Lệ Xuân lên Đà Lạt. Lệ Xuân mời tôi sang phòng riêng làm việc. Tôi bước vào phòng, Ngô Đình Nhu đang ngủ say. Lệ Xuân rót nước mời tôi và ngồi nhìn tôi rất lạ. Lát sau Lệ Xuân hỏi: "Anh là Cộng sản à?". Tôi hỏi lại: "Sao bà nghĩ như vậy?". Lệ Xuân nói: "Anh không cần tiền, không cần tình, chỉ có Cộng sản mới thế". Tôi nói: "Tôi cũng từng là Cộng sản. Nhưng tôi đã "từ bỏ" Cộng sản lâu rồi".
Lệ Xuân lắc đầu: "Tôi thấy anh lạ thật, làm việc cho Chính phủ mà không nhận phụ cấp. Gia đình anh thì nghèo xác. Sáng nào trước khi vào Phủ Tổng Thống anh chả đèo rau ra chợ cho bà vợ anh bán, tôi biết chứ". Tôi im lặng. Lệ Xuân tiếp: "Nếu anh bằng lòng, tôi chỉ cần nói một lời, cả nhà anh sẽ sung sướng". Tôi nói: "Cảm ơn bà, gia đình tôi sống như hiện nay là ổn lắm rồi".
Vũ Ngọc Nhạ kể tiếp: "Lệ Xuân thấy anh em Ngô Đình Diệm tin quý tôi nên bà ta cũng mến, nhưng vẫn để mắt theo dõi tôi. Tôi nhận ra và ý thức được điều đó nên những thử thách của bà ta đều vô hiệu. Hơn nữa, thấy tôi tỏ ra hết lòng vì anh em Diệm Nhu nên dần dần Lệ Xuân cũng tin và yêu quý tôi. Đó là cơ hội tốt để tôi tạo thêm vỏ bọc và hoạt động trong lòng địch".
Làm tình báo phải tuyệt đối trung thành với anh em
Ông Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: "Điểm mấu chốt của người tình báo là phải "tuyệt đối trung thành với anh em" và phải bọc mình cho kín. Chúng tôi rất căng thẳng, căng thẳng 24/24h mỗi ngày và cứ thế, suốt tháng, suốt năm, năm này qua năm khác. Chỉ một tích tắc sơ hở là có thể đổ bể, mình chết đã đành, còn chết lây anh em khác, hỏng cả công việc chung, chết cả vợ con mình nữa".
Nhờ cái "vỏ bọc" tạo niềm tin mà mọi công việc, chủ trương, to nhỏ của chính quyền họ Ngô, Vũ Ngọc Nhạ đều nắm được. ông đã chắt lọc và bằng đường dây mật, những tin tức quan trọng đã được đưa về ta.
GHI CHÉP CHỦA NHÀ VĂN MINH CHUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét