Số liệu kê khai tài sản của các "quan lớn" có tin cậy?
Có tới 99% số người đã thực hiện kiểm kê tài sản nhưng thực tế những quan lớn bị phát lộ tài sản trong thời gian qua khiến người ta khó tin.Ảnh minh họa.
Trường hợp đầu tiên phải nhắc đến là ông nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có khối tài sản khủng trị giá khoảng vài chục triệu USD, không biết khi đương chức đương quyền ông kê khai thế nào, có trung thực hay không?
Ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cũng có một khối tài sản khổng lồ mà đến lương Bộ trưởng còm cọm tích lũy cả đời cũng khó mà có được.
Rồi là ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương sở hữu trên 100ha đất rừng cao su, tài sản dinh thự lộng lẫy và đất rừng trị giá hàng trăm tỷ đồng, thu nhập từ rừng hàng chục tỷ đồng/năm liệu có kê khai đầy đủ không, có trung thực không?
Ở tỉnh Hà Giang cũng có những trường hợp Chủ tịch UBND, Phó Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo ban ngành của tỉnh cũng sở hữu một khối tài sản nhà cửa có giá trị lớn, nguyên liệu làm nhà toàn bằng gỗ quý, loại bị cấm khai thác không biết có trung thực, có nhớ để kê khai hay không?
Mới nhất là việc Bộ Công Thương công khai thu nhập của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty (đa phần là doanh nghiệp Nhà nước), thu nhập cao nhất là trên 74 triệu đồng/tháng và cũng không biết các vị này có trung thực khi kê khai thu nhập tiền lương hay không? Sơ sơ tính ra cũng phải cả chục trường hợp kê khai không trung thực mất rồi! Vậy những con số mà ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đưa ra làm sao có sức thuyết phục, làm sao mà dân tin được?
Để hoạt động kê khai tài sản hàng năm có chất lượng, cơ quan quản lý chức năng cần có thêm những cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý kỷ luật mạnh tay những trường hợp kê khai không trung thực. Đồng thời, có thêm phần giải trình nguồn gốc những tài sản khi kê khai cũng như những tài sản phát sinh, những căn cứ để xác định giá trị tài sản có tính thực tiễn và công khai tài sản ở địa phương nơi cư trú, có như vậy mới giúp cho việc "Giám sát, phản biện" xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân mà Mặt trận Tổ quốc là người tập hợp và đại diện.
Mới nhất là việc Bộ Công Thương công khai thu nhập của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty (đa phần là doanh nghiệp Nhà nước), thu nhập cao nhất là trên 74 triệu đồng/tháng và cũng không biết các vị này có trung thực khi kê khai thu nhập tiền lương hay không? Sơ sơ tính ra cũng phải cả chục trường hợp kê khai không trung thực mất rồi! Vậy những con số mà ông Phó Tổng Thanh tra Chính phủ đưa ra làm sao có sức thuyết phục, làm sao mà dân tin được?
Để hoạt động kê khai tài sản hàng năm có chất lượng, cơ quan quản lý chức năng cần có thêm những cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý kỷ luật mạnh tay những trường hợp kê khai không trung thực. Đồng thời, có thêm phần giải trình nguồn gốc những tài sản khi kê khai cũng như những tài sản phát sinh, những căn cứ để xác định giá trị tài sản có tính thực tiễn và công khai tài sản ở địa phương nơi cư trú, có như vậy mới giúp cho việc "Giám sát, phản biện" xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân mà Mặt trận Tổ quốc là người tập hợp và đại diện.
Quý Văn (Hà Nội)
(Kiến Thức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét