Giáo Hoàng thuộc nghị quyết?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du Châu Âu, sau khi gặp gỡ nguyên thủ Bỉ, Đức ngài ghé Vatican thăm Giáo Hoàng. Tại đây ngài thủ tướng không những được đón tiếp long trọng, mà bất ngờ ngài đã khiến đức Giáo Hoàng bỗng trở thành một người thuộc nghị quyết ĐCVS hay đường lối, chinh sách của đảng CSVN hơn khối cán bộ của đảng.Báo của TTXVN đưa tin có đoạn.
Giáo hoàng Francis khẳng định Tòa thánh Vatican luôn chủ trương phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, tiếp tục ủng hộ Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Giáo hoàng Francis nhấn mạnh phải thực hiện tốt hơn nữa đường hướng "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc," "giáo dân tốt phải là công dân tốt," "người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc," "người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước."
Chuyến đi này của NTD không được báo chí đa dạng tháp tùng, chỉ duy nhất mọi nguồn tin đều phát ra từ TTXVN. Việt Nam có hơn 700 tờ báo thực hiện quyền tự do ngôn luận. Nhưng người ta vẫn thường nói 700 tờ ấy chỉ là một tờ mà thôi. Điều này được chứng minh rõ trong chuyến đi châu Âu của ông NTD. Tất cả các báo khác đều lấy tin nguyên văn lại từ TTXVN.
TTXVN đưa hình thủ tướng NTD bắt tay Giáo Hoàng. Nhìn bên ngoài có vẻ như họ cố chọn khoảnh khắc đạo mạo, oai phong của thủ tướng NTD và vẻ cầu thân của Đức Giáo Hoàng. Qua đây có thể thấy sự kiêu căng và ngạo mạn của những người CS với những người CG còn lâu mới hết. Tấm ảnh bộc lộ luôn thái độ của hai con người. Nếu chúng ta biết đức Giáo Hoàng từng rửa chân cho người nghèo khó, dừng xe giữa đường để chúc phúc cho dân nghèo... thì việc hồ hởi bắt tay một người đến thăm là tính cách thân thiện sẵn có của ngài, chứ không phải là sự trọng vọng, kính nể một nguyên thủ quốc gia.
Đáng ra ông Dũng phải hiểu con người dân giã và hồn hậu của Giáo Hoàng để có thái độ thân thiện tương xứng, nhưng không. Ông đã tranh thủ thế để tỏ vẻ cao ngạo và chiếu cố cho người ông gặp là đức Giáo Hoàng. Nhưng nhìn kỹ thì thấy ông Dũng đang cố gắng gượng, khuôn mặt của ông chứa đầy sự mệt mỏi và nỗi thất bại ảnh hưởng từ cuộc gặp các chính khách Châu Âu. Vẻ chán chường như mấy nơi kia đã chả đâu vào đâu, chỗ này cũng chẳng trông mong gì. Hình ảnh nồng nàn tha thiết, những lời phát biểu có lửa của ông Dũng ở mấy chuyến đi trước đó tan biến đâu hết.
Có thể sự bất cần, thái độ thờ ơ của NTD không hẳn là do ông chủ động cao ngạo. TTXVN cố ý chọn khoảnh khắc vậy thôi. Còn nguyên nhân ông NTD bỗng dưng lạnh nhạt, thiếu lửa trong ngoại giao như vậy, khác hẳn thái độ trước đó ông gặp chính khách châu Âu có lẽ là do chuyến thăm TQ của Phùng Quang Thanh và phiên họp quốc hội xét phiếu tín nhiệm đang chờ ông ở nhà.
Cuộc gặp như TTXVN đưa tin, không có gì quan trọng, mọi thứ như một khuôn mẫu có sẵn. Những ngôn từ quen thuộc, máy móc đến nỗi người đọc cảm tưởng đang đọc bản tin cũ cách đây cả chục năm. Nhưng TTXVN đã gỡ gạc bằng cách đưa lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng khiến nhiều người chắc phải kinh ngạc.
Lẽ nào đức Giáo Hoàng lại thuộc đường lối, chính sách của Đảng CSVN đến thế?
Thử đọc lại một lần nữa những gì mà TTXVN đưa ra và bảo đó là lời của đức Giáo Hoàng.
Giáo hoàng Francis nhấn mạnh phải thực hiện tốt hơn nữa đường hướng "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc," "giáo dân tốt phải là công dân tốt," "người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc," "người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước."
Bạn có tin được rằng đức Giáo Hoàng tuổi cao, sức yếu với hàng núi công việc phải quan tâm, Ngài có thể thuộc hết và nói trơn tru những cụm từ kia như vậy không.?
Tố Hữu sau này đã nói về bài thơ ông sáng tác cho Nguyễn Văn Trỗi:
- Tôi còn cho Trỗi gọi bác những 3 lần cơ.
Phó thủ tướng Tố Hữu, nhà tuyên truyền cách mạng hàng đầu của VN đã thản nhiên nhét vào miệng cậu thợ điện trẻ ba lần câu Hồ Chí Minh muôn năm trước khi chết. Thậm chí nhét vào miệng chưa đủ, ông còn cho cậu giật cái băng đen bịt mắt trong khi đã bị trói vào cột bắn. Đỉnh cao hơn nữa, ông còn cho trẻ con Việt Nam mới lọt lòng câu đầu đã tha thiết gọi ông Xtalin.
Nếu tiền bối đã như vậy, thì truyền nhân của họ sá gì mà không biến Giáo Hoàng bỗng nhiên trở thành một người thuộc lòng nghị quyết của ĐCSVN? Một khi đã không gỡ gạc gì được từ chuyến làm việc, thông thường họ sẽ đưa tin kểu thế. Cách đưa tin kiểu TTXV về chuyến đến Vatican của NTD có thể khiến cho người cả tin hoang mang, nghĩ rằng Giáo Hoàng ủng hộ đường lối của ĐCSVN về tôn giáo. Nhưng người sành sỏi thì sẽ hiểu, chả có gì tiến triển. Vì nếu có những tiến triển trọng đại, thì TTXVN đã không đưa tin theo công thức cũ mèm, nhất là sẽ không phải gỡ gạc bằng cách nhét vào miệng Giáo Hoàng những lời mà ngài không nói.
Sở dĩ TTXVN làm như vậy, một tay che khuất bầu trời. Cũng cho thấy tin tức từ giáo hội CG VN đến Vatican còn có nhiều vấn đề trở ngại. Nếu Hội Đồng Giám Mục VN, các chức sắc đứng đầu Công Giáo VN có trách nhiệm, họ sẽ dịch bài báo của TTXVN đến gửi Vatican và xin Toà Thánh cho biết đúng Giáo Hoàng đã nói vậy khi gặp thủ tướng NTD không?
Chắc chắn mọi cái sẽ rõ ràng ngay. Lẽ nào cả một giáo hội CGVN lại để TTXV tự tung, tự tác biến Giáo Hoàng thành một người thuộc nghị quyết đảng CSVN như vậy?
TTXVN đưa hình thủ tướng NTD bắt tay Giáo Hoàng. Nhìn bên ngoài có vẻ như họ cố chọn khoảnh khắc đạo mạo, oai phong của thủ tướng NTD và vẻ cầu thân của Đức Giáo Hoàng. Qua đây có thể thấy sự kiêu căng và ngạo mạn của những người CS với những người CG còn lâu mới hết. Tấm ảnh bộc lộ luôn thái độ của hai con người. Nếu chúng ta biết đức Giáo Hoàng từng rửa chân cho người nghèo khó, dừng xe giữa đường để chúc phúc cho dân nghèo... thì việc hồ hởi bắt tay một người đến thăm là tính cách thân thiện sẵn có của ngài, chứ không phải là sự trọng vọng, kính nể một nguyên thủ quốc gia.
Đáng ra ông Dũng phải hiểu con người dân giã và hồn hậu của Giáo Hoàng để có thái độ thân thiện tương xứng, nhưng không. Ông đã tranh thủ thế để tỏ vẻ cao ngạo và chiếu cố cho người ông gặp là đức Giáo Hoàng. Nhưng nhìn kỹ thì thấy ông Dũng đang cố gắng gượng, khuôn mặt của ông chứa đầy sự mệt mỏi và nỗi thất bại ảnh hưởng từ cuộc gặp các chính khách Châu Âu. Vẻ chán chường như mấy nơi kia đã chả đâu vào đâu, chỗ này cũng chẳng trông mong gì. Hình ảnh nồng nàn tha thiết, những lời phát biểu có lửa của ông Dũng ở mấy chuyến đi trước đó tan biến đâu hết.
Có thể sự bất cần, thái độ thờ ơ của NTD không hẳn là do ông chủ động cao ngạo. TTXVN cố ý chọn khoảnh khắc vậy thôi. Còn nguyên nhân ông NTD bỗng dưng lạnh nhạt, thiếu lửa trong ngoại giao như vậy, khác hẳn thái độ trước đó ông gặp chính khách châu Âu có lẽ là do chuyến thăm TQ của Phùng Quang Thanh và phiên họp quốc hội xét phiếu tín nhiệm đang chờ ông ở nhà.
Cuộc gặp như TTXVN đưa tin, không có gì quan trọng, mọi thứ như một khuôn mẫu có sẵn. Những ngôn từ quen thuộc, máy móc đến nỗi người đọc cảm tưởng đang đọc bản tin cũ cách đây cả chục năm. Nhưng TTXVN đã gỡ gạc bằng cách đưa lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng khiến nhiều người chắc phải kinh ngạc.
Lẽ nào đức Giáo Hoàng lại thuộc đường lối, chính sách của Đảng CSVN đến thế?
Thử đọc lại một lần nữa những gì mà TTXVN đưa ra và bảo đó là lời của đức Giáo Hoàng.
Giáo hoàng Francis nhấn mạnh phải thực hiện tốt hơn nữa đường hướng "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc," "giáo dân tốt phải là công dân tốt," "người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc," "người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước."
Bạn có tin được rằng đức Giáo Hoàng tuổi cao, sức yếu với hàng núi công việc phải quan tâm, Ngài có thể thuộc hết và nói trơn tru những cụm từ kia như vậy không.?
Tố Hữu sau này đã nói về bài thơ ông sáng tác cho Nguyễn Văn Trỗi:
- Tôi còn cho Trỗi gọi bác những 3 lần cơ.
Phó thủ tướng Tố Hữu, nhà tuyên truyền cách mạng hàng đầu của VN đã thản nhiên nhét vào miệng cậu thợ điện trẻ ba lần câu Hồ Chí Minh muôn năm trước khi chết. Thậm chí nhét vào miệng chưa đủ, ông còn cho cậu giật cái băng đen bịt mắt trong khi đã bị trói vào cột bắn. Đỉnh cao hơn nữa, ông còn cho trẻ con Việt Nam mới lọt lòng câu đầu đã tha thiết gọi ông Xtalin.
Nếu tiền bối đã như vậy, thì truyền nhân của họ sá gì mà không biến Giáo Hoàng bỗng nhiên trở thành một người thuộc lòng nghị quyết của ĐCSVN? Một khi đã không gỡ gạc gì được từ chuyến làm việc, thông thường họ sẽ đưa tin kểu thế. Cách đưa tin kiểu TTXV về chuyến đến Vatican của NTD có thể khiến cho người cả tin hoang mang, nghĩ rằng Giáo Hoàng ủng hộ đường lối của ĐCSVN về tôn giáo. Nhưng người sành sỏi thì sẽ hiểu, chả có gì tiến triển. Vì nếu có những tiến triển trọng đại, thì TTXVN đã không đưa tin theo công thức cũ mèm, nhất là sẽ không phải gỡ gạc bằng cách nhét vào miệng Giáo Hoàng những lời mà ngài không nói.
Sở dĩ TTXVN làm như vậy, một tay che khuất bầu trời. Cũng cho thấy tin tức từ giáo hội CG VN đến Vatican còn có nhiều vấn đề trở ngại. Nếu Hội Đồng Giám Mục VN, các chức sắc đứng đầu Công Giáo VN có trách nhiệm, họ sẽ dịch bài báo của TTXVN đến gửi Vatican và xin Toà Thánh cho biết đúng Giáo Hoàng đã nói vậy khi gặp thủ tướng NTD không?
Chắc chắn mọi cái sẽ rõ ràng ngay. Lẽ nào cả một giáo hội CGVN lại để TTXV tự tung, tự tác biến Giáo Hoàng thành một người thuộc nghị quyết đảng CSVN như vậy?
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét