Gian nan chỗ gửi xe ở chung cư
Tin cũ, đăng cho anh bạn vào đọc. Thứ 5, 14/05/2009 - Anh bạn tôi dành dụm mãi mới mua được chiếc Vios mới của hãng Toyota. Ngày mới mua anh hăm hở bao nhiêu thì giờ đây anh chán nản bấy nhiêu. Nguyên nhân chính là nơi chung cư anh đang ở vô cùng khó khăn trong việc tìm chỗ gửi xe. Điều này có vẻ khó tin, bởi vì thời điểm này, chỉ có cư dân chung cư mới cảm thấy thấy thoải mái về chỗ đậu xe. Tôi quyết tâm đi tìm hiểu xem thực - hư chuyện này như thế nào.Chung cư anh bạn tôi ở là toà nhà Thành Công Tower – 25 Láng Hạ. Toà nhà có hơn 150. căn hộ nhưng khu để ôtô chỉ chứa được khoảng 70-80 chiếc. Do đó, Ban quản lý Toà nhà cho đấu thầu bãi đỗ xe và đòi hỏi giấy tờ phải chính chủ mới được gửi xe. Có người đã trả giá 5 triệu đồng/suất. Tuy nhiên, cư dân khu chung cư này đã kịch liệt phản đối nên việc đấu thầu bị xếp lại. Cuối cùng, giá gửi ôtô được đưa ra là 1triệu đồng /tháng /xe, ai đăng ký trước thì được.
Khổ cho những người đến sau, hết chỗ gửi xe nên phải đưa xe đi gửi cách nơi ở xa cả cây số. Anh bạn tôi nằm trong số đó. Anh than thở: “Mỗi lần muốn đi, phải chạy xe máy ra bãi, gửi xe máy lấy xe hơi, gặp lúc đi cả gia đình phải quay ngược lại nhà để đón. Có lúc ra chỗ gửi, lấy xe, quay về đón gia đình gặp lúc tắc đường lại mất đứt gần tiếng đồng hồ. Có xe là để thoải mái, chứ mua xe kiểu này mệt thật…”. Xe của anh gửi ngoài bãi, phơi mưa phơi nắng quanh năm suốt tháng và phụ tùng thì... mất như chơi, thế mà tiền gửi xe mỗi tháng mất đứt 600 nghìn đồng.
Thiếu chỗ gửi ôtô không chỉ ở toà nhà Thành Công Tower mà là tình trạng chung của hầu hết các chung cư được gọi là cao cấp ở Hà Nội. Theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, mỗi căn hộ cao cấp phải có ít nhất 1,5 chỗ đỗ xe. Vậy những chung cư gắn mác cao cấp liệu có thực sự cao cấp khi mà chỗ gửi ôtô chỉ đáng ứng được 30-50%? Những cao ốc được gắn mác "cao cấp" khác tại Hà Nội như Golden Westlake (Thụy Khuê), Kinh Đô (93 Lò Đúc), Trung Hòa Nhân Chính hay các tòa nhà đơn lẻ... đều bí chỗ để ôtô.
Với các khu nhà ở thuộc loại "bình dân" hơn như Linh Đàm, Định Công, Mỹ Đình... nhu cầu để xe ôtô cũng đang ngày càng tăng lên. Ở đây, có đến hơn 90% các tòa nhà không có hầm để xe. Hầu hết các gia đình phải để xe dọc lối đi, quanh đường lưu thông giữa các khối nhà hoặc gửi vào một số bãi nhưng phải đi bộ khá xa. Chính vì thiếu chỗ, nên giá gửi xe ôtô được hét cao và kèm theo là nhiều thủ tục rắc rối.
Qua tìm hiểu ở Hà Thành Plaza, tôi được biết, hiện nay cư dân ở đây vẫn đang đóng khoản ''phí tạm thời'' từ tháng 1/2009 - 9/2009 bao gồm: phí quản lý, vệ sinh chung 250.000 đồng/tháng; Gửi xe ô tô 800.000 đồng/tháng, xe máy 80.000 đồng/tháng. Mặc dù vẫn nộp, nhưng các cư dân bày tỏ không đồng thuận với khoản phí này bởi cái tên "phí tạm thời" khiến người ta nghĩ phí chính thức là gì và bao giờ có?
Đình đám nhất có lẽ phải nói đến khu The Manor. Tầng hầm The Manor có tổng diện tích 20.260m2, sức chứa 283 xe ôtô và 560 xe máy. Con số này là quá nhỏ so với số lượng người dân chuyển đến toà nhà này sinh sống ngày càng đông. Ngoài mức giá gửi xe khá cao là 900.000đ/xe ô tô/tháng + VAT cho xe đầu tiên và từ xe thứ hai trở đi tính theo giá thông thường là 1.400.000đ/xe/tháng, thì The Manor còn ban hành nhiều “chính sách” đặc thù. Đó là: rào đường để phát thư thông báo, chặn barie ngoài cổng, kiểm soát xe nào có dán tem mới được vào và ra giá giữ xe theo giờ nếu xe nào không có thẻ xe với mức 60.000 đồng/24giờ...
Anh Hoà ở tầng 2, khu C, toà nhà The Manor than thở với tôi: “Phát thư thông báo và chặn barie, chăng biển báo... là việc làm thường xuyên của BQL. Thật chả ra làm sao cả. Bực nhất là đi làm về có khi lại không được vào... nhà mình”. Nhiều người đã bất bình với Ban quản lý toà nhà, không đàm phán được đành kéo nhau ra ... toà. Chung quy cũng chỉ vì phí và chỗ gửi chiếc “xế hộp.
Một trong những toà nhà được gọi là cao cấp nhất Hà Nội hiện nay là Keangnam Landmark Tower cũng không đủ chỗ gửi xe ôtô. Theo thiết kế, khu chung cư Keangnam Landmark có hơn 900 căn hộ bố trí ở 2 toà tháp cao 48 tầng, nhưng chỉ có 2 tầng hầm, chứa khoảng 200 xe hơi, nghĩa là chỉ đáp ứng được một phần ba số hộ gia đình ở khu này. Trong khi đó khách hàng tiềm năng của khu nhà Keangnam đều là những người có thu nhập cao nên việc họ sở hữu một ôtô là không hiếm. Vì vậy, khi tính toán chỗ gửi xe ôtô, nhiều khách hàng đã không chọn mua căn hộ ở chung cư cao cấp này.
Khi “cung” không đáp ứng được “cầu” thì nhiều chuyện phức tạp xảy ra và giá gửi mỗi nơi mỗi khác là điều dễ hiểu. Hiện nay ở Hà Nội, những nơi gửi ôtô có mái che được "hét" với giá từ 800.000 đến hơn 1 triệu đồng một tháng. Những nơi không có mái che dao động quanh mức 500.000 đồng. Nhưng đất chật người đông, tìm được chỗ để xe ưng ý không phải dễ. Nhiều bãi gửi ngoài trời gần các khu nhà cao tầng ưu tiên cho những người đến trước hoặc trả tiền cao hơn. Còn những trường hợp khác đều bị từ chối không thương tiếc vì diện tích bãi xe cũng chỉ có hạn. Một chỗ để xe trong tòa nhà 93 Lò Đúc đã được định giá gần 500 triệu đồng cho thời hạn 50 năm, tiền mặt thanh toán ngay lập tức mà cũng "hết hàng".
Giá gửi xe ôtô ở các chung cư quá cao cũng không khiến cư dân lo lắng bằng chỗ đỗ xe không ổn định và lâu dài. Sống ở chung cư là sống cả đời, do đó gửi xe cũng cả đời. Tâm lý của những người ở đây là chẳng muốn phải đi xa. Một khi đã bỏ tiền mua căn hộ bạc tỷ thì mọi dịch vụ đều phải khép kín. Một cư dân cho biết. "Đã sống ở một không gian chất lượng cao, các dịch vụ đi kèm phải đồng bộ thì người dân mới có cảm giác tận hưởng. Không thể ở trong căn hộ vài tỷ nhưng hằng ngày phải cuốc bộ cả cây số mới đến nơi gửi xe".
Cần có một quy định chung
Kinh tế phát triển, thu nhập tăng, xe giảm giá... đó là những cơ hội cho các giấc mơ “xế hộp” trở thành hiện thực. Phòng CSGT thành phố cho biết, các tuyến đường hiện nay đều rơi vào tình trạng quá tải phương tiện. Một km đường của TP Hà Nội hiện đang chịu tải 500 ôtô. Tính đến cuối năm 2006, thành phố quản lý 175.560 xe ô-tô, nhưng đến 7/2009, tổng số ôtô đăng ký lưu hành tăng lên khoảng 250.000 chiếc. Bên cạnh đó, các khu chung cư nói riêng và bãi đỗ ôtô nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội đều chật hẹp. Thiếu chỗ gửi xe ôtô nên “loạn” phí trông giữ xe và phát sinh nhiều yêu sách của chủ đầu tư dẫn tới sự tranh chấp phiền hà giữa người dân và Ban quản lý các khu nhà ở. Ông Lê Huy Hoàng, Trưởng phòng Giao thông - Quản lý hạ tầng, UBND thành phố Hà Nội, cho biết, các bãi để xe ở chung cư đang thu phí trông xe cao hơn quy định của thành phố để hoàn lại vốn xây dựng.
Thực tế về việc gửi xe ôtô ở các chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy "lỗ hổng" từ phía cơ quan chức năng Hà Nội trong việc xét duyệt các dịch vụ công cộng trong khu chung cư, cũng như phí dịch vụ, trong đó có phí trông giữ xe ôtô. Vì thế chủ đầu tư các khu chung cư tha hồ thu phí gửi xe theo kiểu “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”.
Một trong những toà nhà được gọi là cao cấp nhất Hà Nội hiện nay là Keangnam Landmark Tower cũng không đủ chỗ gửi xe ôtô. Theo thiết kế, khu chung cư Keangnam Landmark có hơn 900 căn hộ bố trí ở 2 toà tháp cao 48 tầng, nhưng chỉ có 2 tầng hầm, chứa khoảng 200 xe hơi, nghĩa là chỉ đáp ứng được một phần ba số hộ gia đình ở khu này. Trong khi đó khách hàng tiềm năng của khu nhà Keangnam đều là những người có thu nhập cao nên việc họ sở hữu một ôtô là không hiếm. Vì vậy, khi tính toán chỗ gửi xe ôtô, nhiều khách hàng đã không chọn mua căn hộ ở chung cư cao cấp này.
Khi “cung” không đáp ứng được “cầu” thì nhiều chuyện phức tạp xảy ra và giá gửi mỗi nơi mỗi khác là điều dễ hiểu. Hiện nay ở Hà Nội, những nơi gửi ôtô có mái che được "hét" với giá từ 800.000 đến hơn 1 triệu đồng một tháng. Những nơi không có mái che dao động quanh mức 500.000 đồng. Nhưng đất chật người đông, tìm được chỗ để xe ưng ý không phải dễ. Nhiều bãi gửi ngoài trời gần các khu nhà cao tầng ưu tiên cho những người đến trước hoặc trả tiền cao hơn. Còn những trường hợp khác đều bị từ chối không thương tiếc vì diện tích bãi xe cũng chỉ có hạn. Một chỗ để xe trong tòa nhà 93 Lò Đúc đã được định giá gần 500 triệu đồng cho thời hạn 50 năm, tiền mặt thanh toán ngay lập tức mà cũng "hết hàng".
Giá gửi xe ôtô ở các chung cư quá cao cũng không khiến cư dân lo lắng bằng chỗ đỗ xe không ổn định và lâu dài. Sống ở chung cư là sống cả đời, do đó gửi xe cũng cả đời. Tâm lý của những người ở đây là chẳng muốn phải đi xa. Một khi đã bỏ tiền mua căn hộ bạc tỷ thì mọi dịch vụ đều phải khép kín. Một cư dân cho biết. "Đã sống ở một không gian chất lượng cao, các dịch vụ đi kèm phải đồng bộ thì người dân mới có cảm giác tận hưởng. Không thể ở trong căn hộ vài tỷ nhưng hằng ngày phải cuốc bộ cả cây số mới đến nơi gửi xe".
Cần có một quy định chung
Kinh tế phát triển, thu nhập tăng, xe giảm giá... đó là những cơ hội cho các giấc mơ “xế hộp” trở thành hiện thực. Phòng CSGT thành phố cho biết, các tuyến đường hiện nay đều rơi vào tình trạng quá tải phương tiện. Một km đường của TP Hà Nội hiện đang chịu tải 500 ôtô. Tính đến cuối năm 2006, thành phố quản lý 175.560 xe ô-tô, nhưng đến 7/2009, tổng số ôtô đăng ký lưu hành tăng lên khoảng 250.000 chiếc. Bên cạnh đó, các khu chung cư nói riêng và bãi đỗ ôtô nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội đều chật hẹp. Thiếu chỗ gửi xe ôtô nên “loạn” phí trông giữ xe và phát sinh nhiều yêu sách của chủ đầu tư dẫn tới sự tranh chấp phiền hà giữa người dân và Ban quản lý các khu nhà ở. Ông Lê Huy Hoàng, Trưởng phòng Giao thông - Quản lý hạ tầng, UBND thành phố Hà Nội, cho biết, các bãi để xe ở chung cư đang thu phí trông xe cao hơn quy định của thành phố để hoàn lại vốn xây dựng.
Thực tế về việc gửi xe ôtô ở các chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy "lỗ hổng" từ phía cơ quan chức năng Hà Nội trong việc xét duyệt các dịch vụ công cộng trong khu chung cư, cũng như phí dịch vụ, trong đó có phí trông giữ xe ôtô. Vì thế chủ đầu tư các khu chung cư tha hồ thu phí gửi xe theo kiểu “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”.
Sau một ngày dài lao đi tìm hiểu việc gửi xe ôtô ở các chung cư, tôi quyết định xếp lại giấc mơ “xế hộp” đang còn giang dở của mình. Thôi thì cứ dùng xe hai bánh “mui trần” cho tiện lợi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét