Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Đề xuất làm cầu đường sắt sát cầu Long Biên

Tôi không tán thành đề xuất dưới đây. Tốt nhất là làm hầm ngầm cho đường sắt đô thị qua sông Hồng (nếu điều kiện địa chất cho phép); tiếp đến là làm cầu mới cách cầu Long Biên khoảng 200-300m ở phía thượng lưu. Nếu hai phương án trên không làm được thì trước xây cầu mới nhưng đẩy xa hơn nữa về 2 hướng thượng lưu hoặc hạ lưu, nếu chọn hướng hạ lưu thì nên phá cầu Chương Dương, làm cầu Chương Dương mới to hơn, kết hợp đường sắt đô thị với đường ô tô, xe máy.
Đề xuất làm cầu đường sắt sát cầu Long Biên
KTS Lê Viết Sơn đưa ra ý tưởng xây đường sắt đô thị qua sông Hồng ngay sát cầu Long Biên hiện tại với các mố trụ cùng nhịp. Ông cho biết sẽ gửi đề xuất này đến Bộ Giao thông và UBND Hà Nội.
Cầu đường sắt nằm sát cầu Long Biên chỉ phục vụ tàu điện đô thị. Ảnh phối cảnh: LVS
Sau khi nghiên cứu mục tiêu bảo tồn cầu Long Biên, KTS Lê Viết Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Thiết kế Xây dựng Hà Nội đã đưa ra ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên qua sông Hồng đi sát cầu Long Biên hiện tại với các mố trụ, dầm cầu được làm độc lập và có cùng bước nhịp với cầu Long Biên để đồng nhất về thẩm mỹ cũng như kiến trúc.


Theo ông Sơn, phương án này cho phép cầu Long Biên hiện tại phục vụ nhu cầu của người đi bộ, xe đạp và xe máy. Cầu đường sắt sẽ rộng khoảng 6 m, đường sắt đôi với khổ 1435 mm, không có vòm, lan can, có thể làm vách kính chống ồn ngăn cách với cầu Long Biên hiện tại.

KTS Lê Viết Sơn cho rằng, giải pháp này sẽ ít phải giải tỏa các hộ dân và tận dụng điều kiện địa chất cũng như thủy văn ổn định hơn 110 năm của cầu Long Biên. Chi phí sẽ được giảm thiểu.

Bên cạnh đó, giải pháp này giúp bảo tồn cầu Long Biên vì cầu mới không tác động vào kiến trúc, thẩm mỹ và tầm nhìn cũng như cảnh quan xung quanh.

"Tôi tôn trọng giá trị lịch sử cũng như ý nghĩa về mặt tinh thần của cầu Long Biên với người dân Hà Nội", ông Lê Viết Sơn nói.



Nhìn từ xa, cầu Long Biên không bị ảnh hưởng cảnh quan bởi cầu đường sắt bên cạnh. Ảnh: LVS


Tuy nhiên, ông Sơn cũng tính toán, trong trường hợp cầu đường sắt mới phải nâng lên 3 m để phù hợp giao thông đường thủy thì có thể thực hiện theo 2 phương án. Một là, song song việc bảo tồn cầu Long Biên, cầu mới được xây dựng với trụ nâng cao 3 m để đảm bảo giao thông đường thủy. Hai là phân đợt thực hiện, nâng toàn bộ trụ cầu Long Biên và cầu đường sắt thêm 3 m khi có tiền đầu tư.

Là người dân Hà Nội, ông Sơn cho biết, ông sẽ gửi ý tưởng này tới Bộ Giao thông và UBND Hà Nội để góp sức bảo tồn cây cầu Long Biên lịch sử.

Nhiều năm qua, Bộ Giao thông đã nghiên cứu làm cầu đường sắt mới song song với cầu Long Biên ở khoảng cách 30 m, 186 m, song vẫn có ý kiến lo ngại phá vỡ cảnh quan và gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, với hàng trăm hộ dân hai đầu cầu mới.

Ông Nguyễn Thịnh Thành, Chánh văn phòng UBND Hà Nội cho biết, quan điểm của thành phố là sẽ phối hợp với các bộ liên quan sớm tổ chức hội thảo có sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực. Hội thảo sẽ xem xét toàn diện, nhằm đề xuất phương án tối ưu bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cầu Long Biên - cầu đường sắt, gắn với bảo tồn phố cổ.

Đoàn Loan

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/de-xuat-lam-cau-duong-sat-sat-cau-long-bien-2960116.html

Cách này hay à! Ủng hộ.
lela - 6 giờ trước
Nhịp cầu Long Biên khoảng 106m. Với chiều dài nhịp này nếu làm bằng thép thì phải sử dụng kết cấu dạng dàn (kiểu như cầu Long Biên hoặc Chương Dương), dạng hộp có mặt cắt thay đổi (mặt cắt ngang giống như cầu vượt thép Daewoo ở Hà Nội), hoặc phải sử dụng kiểu kết cấu vòm (cầu Đông Trù) hoặc dây văng (cầu Nhật Tân). Tất cả các phương án này đều có chiều cao kết cấu phần trên lớn. Điều này ông Sơn chưa xét đến. Nếu làm như vậy thì việc cầu mới đi cạnh cầu Long Biên cũ cũng sẽ che hết cầu cũ nên không giải quyết được gì. Ngoài ra như ông Sơn nói về phương án 1 để giải quyết khổ thông thuyền thì việc xây cầu mới đảm bảo khổng thông thuyền trong khi cầu cũ vẫn giữ nguyên cao độ thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Do đó theo tôi ông Sơn mới nhìn về góc độ kiến trúc mà chưa xét đến các yếu tố kỹ thuật đảm bảo tính khả thi của ý tưởng.  
NHN - 4 giờ trước
Về tiêu chí thẩm mỹ nhìn từ xa và bảo tồn thì tạm được, nhưng đường sắt đi ngang qua lỗi lên (hoặc xuống) thì giải quyết sao nhỉ, chắc chắn động chạm đến lối lên từ bên HN...mà cái đường lên đó cũng quan trọng về mặt lịch sử lắm đó
Thành My - 4 giờ trước
Hãy để chứng nhân lịch sử đứng 1 mình.!
Băng Zing - 6 giờ trước
phí lắm
@tài nguyên đất: làm gì mà phí bạn. Mình cải tạo nó thành 1 bảo tàng, một không gian đi bộ... Nét cổ kính và yên tĩnh, thu hút du lịch và khách tham quan...Chứ bạn có thích đang đi bộ trên cầu Long Biên ngắm cảnh, mà đột nhiên ...  
Tam Nguyen - 4 giờ trước
Rất hay. Ủng hộ
Ý tưởng hay quá. Ủng hộ luôn.
thinh_spm - 6 giờ trước
Quá được , tuyệt vời , giải quyết mọi vấn đề của các phương án trước
kỹ sư - 5 giờ trước
Ông này chưa xét đến chiều cao kết cấu : nếu sử dụng cùng chiều dài nhịp với cầu Long biên thì chiều cao cầu dạng dầm sẽ lớn hơn rất nhiều, vì vậy cầu mới sẽ che khuất cầu cũ.
Khong dung, van có the làm duoc
vu minh - 4 giờ trước
Mất cảnh quan ở đây là cảnh quan đứng từ cầu Long Biên nhìn ra 2 bên nữa chứ có phải chỉ đứng từ xa nhìn vào đâu. Khác gì xây cầu mới cách 30m. 
dũng - 5 giờ trước
muốn nhìn thì sang cầu mới
Hiệp - 5 giờ trước
khác chứ bạn.Khi đấy bạn phải mở 1 tuyến đường mới cách đấy 30m
tanminhasna - 4 giờ trước
Cach nay la tot nhat, don gian tien loi, dep. 
longtht - 5 giờ trước
Theo tôi làm hầm giống hầm Thủ Thiêm thì ổn hơn.
magic - 5 giờ trước
Đồng thuận với kiến trúc mới và cũ của KTS
Tại sao đường sắt cứ phải đi qua cầu Long Biên nhỉ? Lúc đầu cầu Long Biên đã có đường sắt đâu?
Thangnguyen - 5 giờ trước
Đến sợ với cái kiến thức "uyên thâm" của bác. Xin thưa là cầu Long Biên từ lúc khởi công đến tận bây giờ vẫn giữ kiến trúc này ạ. 2 làn cho người đi bộ và xe thô sơ, một làn đường sắt ở giữa.
Steve Lee - 5 giờ trước
Thưa anh cầu này làm để cho đường sắt còn các đường khác là phát sinh thêm trong quá trình sử dụng
danghuan_kts - 5 giờ trước
Ủng hộ cách này nhất.
chú tèo - 5 giờ trước
Thiết kế vậy khác gì xây nhà liền kề xen kẹp mặt phố hiện nay. Vừa phá hỏng kiến trúc của cây cầu chưa nói đến thi công các móng trụ mới.
vớ vẩn - 5 giờ trước
Đừng thấy một góc nhìn có chọn lọc nhất của phương án mà nghĩ đó là phương án hay. Với chiều cao kết cấu thực tế cho đường sắt đôi khẩu độ lớn nhất tới 80m, chắc chiều cao thấp nhất khó lòng thấp hơn 4m được. Khi đó, nhìn ở các góc độ khác nhau, cầu mới giống như một lá chắn bê tông với cầu cũ. Chưa kể khi xây dựng 2 cầu quá sát như vậy, việc kết nối với hệ thống đường bộ cũ cũng bị phá vỡ. Quá trình sử dụng cầu mới sẽ gây ra tác động tiêu cực đến tuổi thọ cầu cũ.
Tóm lại:
PA No.1: Xây cầu cách xa hẳn 200m nếu đủ khả năng giải phóng mặt bằng khu phố cổ. Cầu mới cũng đẹp mà cầu cũ vẫn cơ bản duy trì được hình ảnh, công năng.
PA No.2: Cầu mới cách vài chục mét. Kết cấu vẫn dùng thép đảm bảo tính thanh mảnh, xuyên thấu khi ngắm từ xa.
PA No.3: Bê "cụ" cầu sang bên cạnh để bảo tồn, trưng bày. Tổ chức như một dạng bảo tàng sống. Khai thác không gian trên cầu vào mục tiêu tham quan và trưng bày của các loại hình nghệ thuật truyền thống, lịch sử. Cầu mới với kiến trúc đẹp xây tại vị trí cầu cũ. PA này dễ thực hiện nhất và có thể tạo một điểm nhấn về du lịch khu vực cầu nếu có đầu tư và tổ chức tốt. Tuy nhiên, sẽ có vô số người nhảy dựng lên phản đối với lý do "làm gì thì làm, để nguyên cầu ở vị trí cũ cho tao". Hihi.
PA No.4: Các bạn biết đấy, phá cầu cũ đi. Làm cầu mới có hình dáng tương tự tại vị trí cũ. Làm vậy cũng dễ thôi, nhưng thực ra chả bảo tồn được cái quái gì cả.
Cho tôi được quyết định: Tôi sẽ chọn PA No1 hoặc No3. Mà ưu tiên No.3.
Được đi bộ từ khu vực Hồ Gươm, dọc Hàng Đào, Hàng Giấy rồi rẽ lên cầu. Ngắm các phòng tranh trên cầu, thi thoảng xem múa rối, hát chèo, chầu văn, quan họ…. Nghe các nghệ sỹ đường phố tổ chức hòa nhạc…Làm chén nước chè vặt rồi xuống bãi giữa hóng mát ngắm cảnh…Dắt con cháu đi và kể cho nghe lịch sử hào hùng của cây cầu.
Nghe thì nhiều vị “bảo tồn” sẽ bảo “dở à?”. Why not?  
Hoang Quang - 4 giờ trước
Bạn hãy lưu ý, hiện tại những đoạn cầu sập đã có giàn thép, hãy xem hiện trạng
hdc.arc - 1 giờ trước
Tôi thấy ý tưởng này chỉ hay về phần kiến trúc, thẩm mỹ mà thôi. Việc xây 1 cây cầu mới bên cạnh 1 cây cầu cũ sẽ nhanh chóng phá hoại cầu cũ đó. Lúc thi công đóng cọc khó mà đảm bảo ổn định cho cầu cũ...
linh nguyen - 5 giờ trước
Cách này rất hợp lý. Nhưng thay vì làm cao thêm 3m! sao không khoét một luồng ở giữa sâu thêm 5m, cho tiện việc nạo vét sau này.
Hoàng Anh - 5 giờ trước
Mùa lũ nước dâng cao thì khoét sâu không có ý nghĩa 
Ngọc Đinh - 5 giờ trước
khoét một luồng ở giữa như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến địa chất, thủy văn rất nguy hiểm
Phá cầu long biên đi xây cái mới, giống hệt cái cũ, trụ cầu thì xây bê tông mới cho chắc chắn, còn sắp thì tháo ra sau khi có trụ mới thì lắp vào không thì dùng sắt mới đúc hệt như kiểu dáng cũ lắp vào.
Nguyen Nhat - 5 giờ trước
tại sao không chuyển cầu đường sắt xuống phía dưới cầu Thanh Trì, đấu nối với ga Ngọc Hồi giống như đường sắt từ cầu Thăng Long cũng đấu nối ở ga này và tạo thành đường vành đai. Trước mắt ta trích từ đường đi Hải Phòng ở phía dưới cầu vượt đương 5 khoảng 3km. Sau này có nhiều tiền sẽ làm cầu qua sông Đuống phía dưới cầu Phù Đổng khoảng 3km để đấu nối với đương sắt Yên Viên - Phả Lại, Yên Viên - Lạng Sơn và Yên Viên - Đông Anh tạo thành vành đai khép kín. Còn cầu Long Biên chỉ phục vụ cho đường sắt nội thị, có trọng tải nhẹ nên có thể dùng 100 năm nữa cũng vẫn được. Phương án này chính là bảo tàng sống mà kinh phí lại nhỏ, xin các quí vị tham khảo.  
buidinhna - 4 giờ trước
Đồng ý với quan điểm của Nguyễn Duy Chí, nếu chiều dài nhịp giống như cầu Long Biên cũ thì chiều cao dầm mới phải cao đến 3 -4m. Che khuất đến 1/2 chiều cao cầu cũ rồi. 
ttn - 5 giờ trước
Sau này bảo trì cầu thì công việc bảo trì có tác động lên cầu cũ không? Rồi nhỡ may có 1 trục trặc nho nhỏ khiến tàu phá hỏng cầu Long Biên thì sao? Đường sắt ra đường sắt, bảo tồn ra bảo tồn. 
Andy Phan - 5 giờ trước
TRời ạ đi bộ qua cầu Long Biên cũng mệt đấy. Bao giờ sửa em làm 1 điểm cho thuê xe đạp ở đầu cầu cũng kiếm đc ối tiền. Mà các bác xây thế làm gì xấu lắm. người ta ko ngắm cảnh đc. Xây luôn 1 cái đường ...  
Ý tưởng - 2 giờ trước
Người ta sẽ dạo bộ dong chơi trên cầu để hóng mát/hít thở khí trời là chính thôi! À mà còn khối câu thủ vác cằn câu/vòng dây câu ra đứng câu đấy bạn ạ!
Trần Tú - 1 giờ trước
Nên chuyển ga phía bắc sang bên Gia Lâm sẽ giải quyết được nhiều việc: bảo tồn cầu Long Biên, không phải giải toả khu vực dân cư 2 bên đầu cầu mới, tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với làm cầu mới.
Vũ Hải - 4 giờ trước
Cầu Long biên thường xuyên phải sơn sửa thay thế giằng thép thì tàu nghỉ chạy?
Tối Mù - 5 giờ trước
cách này nên gọi là nâng cấp cầu Long Biên đc nè.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét