Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch

Chẳng biết "được nhập quốc tịch Việt Nam là mong mỏi của nhiều kiều bào" như báo chí VN viết hay không, nhưng thực tế gần 6 năm từ ngày có luật quốc tịch mới, đến nay chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Theo mình, một trong những nguyên nhân chính là bà con "phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam", trong khi ai cũng biết cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hầu hết là bọn tham nhũng, chỉ chăm chăm gây khó dễ để làm tiền bà con, nên chẳng ai muốn đến xin xỏ. Mình đang ở Thụy Sĩ, gặp bất cứ Việt kiều hay bạn Tây nào sống ở đây, nói đến Sứ quán VN tại Berne và Phái đoàn Việt Nam tại Genève, ai cũng lắc đầu khinh bỉ, kể cả nhiều người hàng năm vẫn đến dự tiệc chiêu đãi và vui cười với cán bộ ngoại giao VN tại đây.
Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch
TP - Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng ký giữ quốc tịch theo quy định ở Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP.
Được nhập quốc tịch Việt Nam là mong mỏi của nhiều kiều bào. Ảnh: T.L
Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Chỉ là đăng ký

Ở những nước có đông kiều bào Việt Nam sinh sống như Hoa Kỳ, Australia, tỷ lệ đăng ký rất thấp.

Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã nới rộng cho người Việt ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam nếu họ chưa thôi hoặc không bị tước quốc tịch Việt Nam. Đây là một tin vui, đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều kiều bào sau nhiều lần đề đạt nguyên vọng của mình tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, số người đăng ký xin giữ quốc tịch quá khiêm tốn.

Việc ít người đăng ký chủ yếu do Giấy xác nhận đăng ký quốc tịch Việt Nam không có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam, cũng không phải là cơ sở để cấp phát các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy thông hành, giấy miễn thị thực, chỉ có giá trị “giữ chỗ” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài không mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.

Bên cạnh đó, một số người chưa đăng ký do ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan. Nhiều người cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký.Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, khi Luật Quốc tịch năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi họ thấy rằng đăng ký chỉ là đăng ký, không đồng thời với việc có quốc tịch Việt Nam và được cấp hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại.

Nên bỏ thời hạn đăng ký?

Những vướng mắc trên đã được nhiều cá nhân và nhiều lãnh đạo, tổ chức kiều bào phản ánh từ rất sớm tại các Hội nghị người Việt ở trong và ngoài nước.

Nhiều ý kiến cho rằng nên hủy bỏ quy định về đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam để bà con không bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam; thay vào đó có quy định để bà con có đủ giấy tờ thì được cấp ngay chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.

Tại nhiều cuộc họp về vấn đề trên, hầu hết các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều cho rằng: quy định đăng ký giữ quốc tịch và mất quốc tịch Việt Nam (do không đăng ký) là bất cập, không phù hợp thực tế và mục tiêu quản lý, vận động, làm phương hại đến công tác đối ngoại của ta, đi ngược lại chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề nghị Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch ngay tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2014.

Trong phiên họp ngày 11/3/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến yêu cầu báo cáo để xem xét sửa đổi Luật quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2014.

Thế nhưng, Bộ Tư pháp vẫn không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) vẫn cho rằng chỉ cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh quốc tịch Việt Nam.

Từ nay đến tháng 5 đã cận kề, khả năng sửa đổi Luật Quốc tịch 2008 và các Nghị định kèm theo khó thực hiện được ngay và mặc nhiên những người không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ bị mất Quốc tịch sau ngày 1/7/2014.

Theo Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1/7/2009) thì phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009-1/7/2014).

Trong 5 năm này, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam, nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1/7/2014.

4 nhận xét:

  1. Luật pháp Việt Nam do Đãng chỉ đạo,lúc này lúc khác cho nên giữ quốc tịch VN đối với người Việt hải ngoại là một việc làm liều lỉnh. Người Việt trong nước có cơ hội họ còn muốn bỏ nước ra đi để tìm tuơng lai ở xứ người chấp nhân rủi ro (lấy chồng Hàn què, Đài mù, trồng cần sa, làm đỉ xứ người). Giử quốc tịch Việt để làm gì ?? Qui luật cuốc sống luôn thay đổi, hảy chờ một ngày sáng lạng để hãnh diện làm người Việt.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Mang quốc tịch VN lỡ bị người nước ngoài nhìn thấy thì nhục lắm

    Trả lờiXóa
  4. Vẫn tư duy “xin-cho”, vẫn không hiểu và không muốn hiểu tâm tư của đông đảo người Việt ở hải ngoại và điều kiện sống thực tế của họ, mà cái quốc tịch Việt hầu như chẳng có giá trị gì, các ông quan cách mạng, các ông bà nghị gật đã đưa ra một điều luật, một cái nghị định không thực tế chút nào.

    Đó là chưa kể những toan tính chính trị làm méo mó vấn đề pháp lý và tình cảm dân tộc. Thế rồi cho tới hôm nay, họ mới than là gần 4 triệu người Việt ở nước ngoài sắp tự nhiên mất quốc tịch Việt chỉ vì chính thứ quy định họ đẻ ra 5 năm trước.

    Ngay cả việc nếu “cắn răng chịu nhục” xin giữ được quốc tịch Việt, thì họ vẫn chẳng được quyền lợi gì, vẫn có thể một ngày về tới sân bay quê nhà bị đuổi ra không rõ lý do.

    Hãy sửa luật theo hướng đảo ngược lại quy định thủ tục hiện hành: ai chưa tuyên bố thôi quốc tịch Việt Nam, trong khi chính quyền xác định được họ từng là người Việt Nam, thì sẽ nghiễm nhiên còn là người mang quốc tịch Việt Nam.

    Trả lờiXóa