Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

(1) Các góc nhìn xã hội về vấn đề cờ

Vào ngày 18-01-2014 tại Landkreis Harburg, Đức, đã có một cuộc biểu tình được tổ chức để kỷ niệm lần thứ 40 của trận đánh ngoài quần đảo Hoàng Sa giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hoà, dẫn đến việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Trang BBC tiếng Việt trên facebook đăng một bức hình với chú thích “Bạn nghĩ gì về hình ảnh này nào?”. Bức hình đó đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng – một trong những hình ảnh gây sự chú ý nhiều nhất của trang, với gần 10,000 likes và hơn 1,000 comments.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Landkreis Harburg, Germany hôm 18/1
Tấm ảnh chụp khoảng hai chục người tham gia biểu tình, xen lẫn trong đó có thể đếm được sáu chiếc nón lá, họ xếp hàng dọc theo một con đường và trong tay họ cầm một lá cờ, trong đó có một cờ của Cộng Hoà Liên Bang Đức, hai lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hoà trước đây, còn lại là cờ đỏ sao vàng, lá cờ chính thức của Việt Nam hiện nay. Đối với nhiều người đã nhận xét về hình ảnh trên cũng như quan sát của riêng tôi, việc hai lá cờ vàng và đỏ xuất hiện chung với nhau là một hiện tượng hiếm có.

Nhưng tại sao đây lại là hiện tượng hiếm thấy, hiện tượng ấy nói lên những gì và ý nghĩa ra sao? Như với tất cả mọi hiện tượng xã hội, hiện tượng này có thể được phân tích bằng những góc nhìn khác nhau. Trong bài này tôi sẽ nói đến hai (trong số rất nhiều) quan điểm xã hội học, góc nhìn theo biểu-tượng tương-giao luận (symbolic interactionism) và góc nhìn theo chức-năng luận (functionalism).

Quan điểm biểu-tượng tương-giao cho rằng con người là những sinh vật có tính biểu tượng-sử dụng và biểu tượng-tác tạo; khả năng này trong thực tế rất cần thiết để tiếp tục cuộc sống xã hội. Tất nhiên khi chúng ta nghĩ về biểu tượng, ngôn ngữ lập tức được nhắc đến, và chắc chắn đó là một trong những phương thức quan trọng nhất của thông tin liên lạc. Nhưng khả năng sử dụng biểu tượng của chúng ta bao gồm rộng hơn. Biểu tượng là bất kỳ thực thể hoặc đối tượng nào tượng trưng phong phú hơn bản thân nó, và được chúng ta trao ban, gắn cho những ý nghĩa. Nói cách khác, ý nghĩa của bất kỳ biểu tượng nào cũng do xã hội xây dựng nên. Là thành viên của một tập thể xã hội, chúng ta quyết định biểu tượng có ý nghĩa gì với chúng ta. Do đó, ý nghĩa của một biểu tượng (chúng ta có thể bao gồm ngôn ngữ trong thể loại này) không phải ở thể tĩnh và cố định, nhưng luôn uyển chuyển và có thể thay đổi. Lá cờ của một quốc gia là biểu tượng đặc biệt thiêng liêng cho các thành viên của quốc gia ấy, nhưng như trường hợp Việt Nam cho thấy, không phải chỉ ý nghĩa của lá cờ có thể trải qua một sự thay đổi, mà chính lá cờ cũng có thể bị thay đổi. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh ở đây là cho dù lá cờ vàng ba sọc đỏ không phải là lá cờ chính thức của Việt Nam nhưng nhiều người trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại vẫn thừa nhận đó là lá cờ của họ, như một biểu tượng, nếu không nói đến khía cạnh pháp lý. Hiển nhiên rằng các quyết định liên quan đến các biểu tượng được quý trọng và yêu mến không dễ xảy ra một cách xuông sẻ và không phải là không gặp sự phản kháng.

Như đã nêu trên, khả năng sử dụng, xây dựng, và thấu hiểu các biểu tượng là điều cần thiết cho việc tiếp tục đời sống xã hội. Nếu chúng ta không thể hiểu những gì người khác nói, hoặc không mảy may biết gì về ý nghĩa của các biểu tượng đang sử dụng, sự giao tế đơn giản nhất sẽ không thể diễn ra được. Để minh họa điều này, hãy lấy một ví dụ đơn giản và tìm hiểu một chút về những gì sẽ xảy ra khi chúng ra đến một cửa hàng để mua sữa và phát hiện ra rằng chúng ta không nói cùng ngôn ngữ với nhân viên tính tiền, hoặc tệ hơn nữa, người ấy không hiểu sữa là cái gì, hoặc lý do tại sao chúng ta muốn mua sữa. Sự giao tế sẽ hư hỏng ngay và cuối cùng sẽ không làm được gì.

Tất nhiên sự giao tế, tương tác của chúng ta tinh tế và phức tạp hơn thế nhiều, nhưng một mảng lớn của cuộc sống xã hội được xác định trên khả năng của hiểu biết của chúng ta về những gì người khác muốn truyền đạt. Điều này không nhất thiết có nghĩa chúng ta luôn hợp ý với nhau về những vấn đề quan trọng hoặc cùng chia sẻ một khung giá trị. Đó là lý do tại sao từ quan điểm duy trì sự cô kết xã hội, công việc xây dựng nên những biểu tượng hầu mang các thành viên xích lại gần với nhau hơn là một việc làm cần thiết. Lá cờ là một trong những biểu tượng như vậy, nhưng như tôi đã đề cập, đó là một vấn đề gây ra không ít khó khăn cho tất cả các thành viên khi đi đến thoả hiệp về lá cờ phải là lá cờ nào, hoặc lá cờ ấy sẽ đại diện cho những gì.

Thời điểm này là lúc để có vài lời về một trường phái tư tưởng khác của xã hội học để cung cấp thêm hiểu biết về bản chất của biểu tượng chủ nghĩa, và suy rộng hơn đến ý nghĩa của lá cờ. Ý tôi muốn nói đến thuyết chức năng (functionalism) cũng như thuyết cấu trúc-năng (structural functionalism) khởi đầu từ thế kỷ 19 tại Âu Châu và thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ (xem ví dụ các tác phẩm của Talcott Parsons và Robert Merton). 


Một trong những lý thuyết gia quan trọng nhất của thuyết chức năng là nhà xã hội học người Pháp David Emile Durkheim (1858-1917). Durkheim cho rằng việc duy trì sự đoàn kết là điều cần thiết cho sự ổn định và tiến triển xã hội. Trong quan điểm của ông điều cần thiết là các cá nhân được xã hội hoá để chấp nhận vai trò của họ trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, hơn là để cố gắng mang lại sự thay đổi cực đoan có thể đe dọa sự tồn tại của nhóm. Các cơ quan, tổ chức, trong đó tất cả chúng ta đóng một vai trò nào đó, bao gồm phân công lao động, gia đình, hội thánh tôn giáo, đời sống chính trị, hệ thống giáo dục – và theo Durkheim các tổ chức này là những thực tế xã hội. 

Có nghĩa là, nguồn gốc của những tổ chức đó thuộc phạm trù xã hội chứ không thuộc về cá nhân – ví dụ, không thể cho rằng một người nào đó đã tạo ra ngôn ngữ tiếng Anh (ngay cả trường hợp Giáo sỹ Đắc Lộ với tiếng Việt, ngài không hẳn là người sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ vì trước đó đã có một số giáo sỹ Bồ Đào Nha khác góp phần vào nỗ lực này, nhưng vì công lao của ngài đã cho ra đời hai cuốn sách bằng tiếng Việt đầu tiên, nên chúng ta vẫn thấy tên tuổi của Giáo sỹ Đắc Lộ gắn liền với lịch sử tiếng Việt). Qua khả năng thực hiện và chu toàn chức năng của chúng ta trong cơ chế xã hội chúng ta mới phát triển thành con người và không còn là sinh vật sinh ra với tiềm năng để trở thành con người.

Theo Durkheim, quan trọng ở chỗ chúng ta nhận ra món nợ chúng ta nợ xã hội, và sự sinh tồn của chúng ta phụ thuộc vào mức độ hội nhập của chúng ta vào các nhóm. Durkheim nhận ra rằng chúng ta không phải luôn lưu tâm đến điều này và do đó một cơ chế nhất định nào đó sẽ cần thiết để độn ý thức làm thành viên xã hội lên hàng đầu. Liên quan tới vấn đề này Durkheim nói về khái niệm ông gọi là đại diện chung. Đó là những biểu tượng đại diện và củng cố bản sắc cho một nhóm nhất định. Thành viên của nhóm có thể tập hợp xung quanh những biểu tượng đó, và theo Durkheim điều quan trọng là phải được công khai hoá với những lễ nghi thích hợp. Lá cờ của một quốc gia tất nhiên là một đại diện chung, nhưng các biểu tượng khác có thể bao gồm các sản phẩm văn hóa như văn chương, phim ảnh, âm nhạc, và các ngày nghỉ lễ. Nói tóm, bất cứ gì có thể đại diện được cho nhóm, được cảm nhận bởi chính nhóm, thì qua phương cách ấy nó sẽ được nâng tầm với phẩm chất gần như thiêng liêng.

Với không gian hạn chế ở đây chúng ta không thể công bằng với công trình của Durkheim, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù ông cung cấp những hiểu biết sâu sắc rất giá trị liên quan đến bản chất của sự cố kết nhóm và vai trò của đại diện chung trong việc đạt được mục tiêu này, ông có xu hướng đánh giá thấp những khó khăn liên quan đến việc duy trì sự đoàn kết. Như tôi đã ghi nhận ở trên, vấn đề lá cờ ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt hải ngoại cho thấy thỏa thuận về giá trị và sự đại diện tượng trưng không dễ dàng đạt được. Khi chúng ta nói về những giá trị chung, chúng ta thực sự muốn nói gì? Những giá trị này thuộc về ai; ai sẽ được hưởng lợi khi các quyết định được thực thi để kiến tạo nên những giá trị chung; phương cách cụ thể hóa ra sao?

Góc nhìn biểu tượng tương giao và chức năng luận có những đóng góp phong phú cho sự hiểu biết của chúng ta về tầm quan trọng của biểu tượng và truyền thông biểu tượng, nhưng lại bỏ qua những câu hỏi về sự khác biệt quyền lực và các vấn đề liên quan như sự phân tầng xã hội. Chúng ta không thể luôn đồng ý với nhau về tất cả mọi vấn đề, và có lẽ sự xung khắc, phát sinh từ những khác biệt về quan điểm, chính nó có thể tạo sinh và là chất xúc tác hữu ích cho sự đổi thay về sau.

Đến đây tôi đã chỉ đề cập đến hai trong số rất nhiều góc nhìn xã hội học. Xin bạn đọc lưu ý rằng mục đích của blog này là để trình bày quan điểm xã hội học khác nhau mà thôi. Những góc nhìn khác như lịch sử, chính trị, do nằm ​​ngoài phạm vi của blog này nên không được xem xét đến.


On January 18, 2014 in Landkreis Harburg, Germany, there was a demonstration held to commemorate the 40th anniversary of the Battle of the Paracel Islands between Chinese navy and South Vietnamese navy, which resulted in the Chinese occupation of the Paracel Islands. The BBC Vietnamese website posted a picture with the caption “what do you think of this picture?” The picture drew over 1000 ‘comments’, and close to 10,000 ‘likes’.


Biểu tình chống Trung Quốc tại Landkreis Harburg, Germany hôm 18/1

The picture depicts about two dozen people lining up on the side of a road holding both the official flag of Vietnam and the flag of the former South Vietnam. For many who commented on the picture as well as my own observation, flying the two flags together is a rare phenomenon. But why is it so rare a phenomenon and what does it represent? As with any social phenomenon, there are different ways to look at it. Here I will offer two (among many) sociological perspectives, namely the symbolic interactionist perspective and the functionalist perspective.

The symbolic interactionist perspective holds that human beings are symbol-using and symbol-creating creatures, and that this ability is in fact essential to the continuation of social life. Of course, when we think of symbols, language immediately comes to mind, and undoubtedly that is one of our most important forms of communication. But our ability to use symbols encompasses more than that. A symbol is any entity or object which stands for more than itself and it is something which we endow with meanings. In other words, the meaning of any given symbol is socially constructed. We decide, as members of a given collectivity, what a symbol means for us. Therefore the meaning of a symbol (and we can include language in this category as well) is not static and fixed, but rather is fluid and subject to change. The flag of one’s country is a symbol which resonates for its members but as the situation in Vietnam demonstrates, it is not only possible for the meaning of the flag to undergo a change; it is often possible for the flag itself to change. It should be emphasized however, that the yellow flag with three red stripes is not the official flag of Vietnam, while many Vietnamese in the diaspora still consider it to be their flag in a symbolic if not a legal sense. Clearly, decisions regarding cherished symbols do not take place seamlessly and without resistance.

As I’ve mentioned, the ability to use, construct, and understand symbols is essential for the continuation of social life. If we couldn’t understand what people are saying to us or understand the meanings of symbols, it would be impossible for the simplest interaction to take place. In order to illustrate this, consider for a moment what would happen if we went to the store to buy milk and discovered that we didn’t share a language in common with the cashier, or worse, that she or he didn’t understand what milk is, or why we wanted to buy it. The interaction would break down immediately and nothing would be accomplished.

Of course many of our interactions are more subtle and complex than that, but so much of social life is predicated on our ability to understand what others mean. It doesn’t necessarily follow, however that we always agree on what’s important or that we always share the same meanings. That is why from the point of view of maintaining social cohesion, it is so necessary for a society to construct symbols which bring their members together. A flag is one such symbol, but as I’ve mentioned, even there it can be difficult for all members to agree on what the flag should be or what it should represent.

At this point it would be a good idea to say a few words on another school of thought in sociology which offers additional insights on the nature of symbolism, and by extension, on the meaning of the flag. I’m referring to a perspective identified as functionalism/structural functionalism which has roots in 19th century Europe and 20th century America as well (see for example the works of Talcott Parsons and Robert Merton) . One of the most important functionalists was the French sociologist David Emile Durkheim (1858-1917). Durkheim argues that the maintenance of cohesion is essential to order and the continuation of society. In his view it is necessary for individuals to be socialized to accept their roles in various spheres of life, rather than attempting to bring about radical change which may threaten the group’s very existence. The institutions in which all of us play a part include the division of labor, the family, the church, political life, the educational system – and according to Durkheim these institutions are social facts. That is, their origins are social rather than individual in nature – for example, no one person can be said to have created the English language. It is only through our ability to play our roles within these structures that we develop into human beings, rather than creatures who at birth simply have the potential to become human – and for Durkheim it is particularly important that we recognize the debt we owe to society, that is to say, the degree to which our survival depends on our integration into the group. Durkheim realizes that we are not always mindful of this and therefore certain mechanisms are necessary in order to bring our membership in society to the forefront of our consciousness. In this connection Durkheim speaks of what he callscollective representations. These are symbols which represent and consolidate a given group’s identity. Members of the group can rally around them, and according to Durkheim it is especially important to do this publicly and with appropriate ceremony. The flag of one’s country is a collective representation of course, but other symbols may include cultural products such as literature, films, music, and national or religious holidays. In short, anything that represents the group to itself, and in that sense takes on an almost sacred quality.

It would be impossible to do justice to Durkheim’s work given the limited space available here, but it is important to note that although he offers valuable insights regarding the nature of group cohesion and the role that collective representations play in achieving this goal, he tends to underestimate the difficulties involved in maintaining solidarity. As I’ve noted above, the flag issue in Vietnam and in the Vietnamese diaspora demonstrates that agreement on values and their symbolic representations is not easily achieved. When we speak about shared values, what do we mean by this? Whose values are these, and who benefits when decisions are made about what constitutes them and how they should be concretized? Symbolic interactionists and functionalists (Durkheim and others) have immeasurably enriched our understanding of the importance of symbols and symbolic communication, but they often ignore the question of power differentials and related issues such as social stratification. We cannot always agree on everything, and perhaps the tensions generated by such differences of opinion can themselves be generative and a useful catalyst for change.

Thus far I have only touched upon two among many sociological perspectives. Please note that the aim of this blog is to present different sociological perspectives only. Other views, such as historical and political, being outside of the scope of this blog, are therefore not considered.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét