Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Khốn nạn: Kinh tế gia đua nhau tố thói xấu của người Việt

Nghe các chuyên gia tố thói xấu của người Việt và Doanh nhân Việt làm hàng TQ tràn ngập thị trường, mình thấy thương dân Việt quá. Con bò ngoan ngoãn làm việc quần quật cả đêm lẫn ngày để thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó sở hữu nhà nước chiếm ưu thế, kinh tế nhà nước là chủ đạo, doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt; mọi chính sách ưu tiên xoay quanh mấy cái ưu thế, chủ đạo với nòng cốt này thì sao mà cạnh tranh với Tàu được. Đó là chưa nói đến chính sách ưu tiên hợp tác toàn diện với ông anh 16 vàng và 4 tốt. Cái gì của anh ấy cũng vàng cũng tốt, rồi lãnh đạo ta lúc nào cũng cam kết "phấn đấu tăng nhanh kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước, hiện chưa xứng với tiềm năng"... Đến giờ hàng TQ tràn ngập thị trường thì đổ cho dân và doanh nhân và tố dân và doanh nhân nhiều thói xấu quá... Chắc các vị quên chính họ đang làm để nuôi các vị đấy
Lưu bài này chỉ vì thích bình luận của bạn đọc: "con bò" (doanh nghiệp tư nhân) vừa mới khai sinh đã bị đủ các cơ quan chức năng của nhà nước tìm tới "giám sát" chặt chẽ hòng mong "vắt sữa" bằng mọi cách. Chưa kẻ các chính sách thay đổi xoành xoạch thì "bò" nào lớn nổi.Tôi vào siêu thị tìm mua một số thứ mà đau lòng thay chỉ thấy hàng Tàu, hàng VN phong phú và áp đảo trong siêu thị chỉ có ...mì gói thôi. Chán! đừng đổ lỗi cho người tiêu dùng vì chẳng có lựa chọn nào khác". "Các vị ngồi máy lạnh hội thảo các vị có hiểu thế nào là sản xuất không ? Quả thực Tôi khẳng định các vị chẳng hiểu gì về sản xuất cả... Khi các vị đến tham gia hội thảo này các vị mà không đem được phong bì về thì lần sau các vị có tham gia không...". "MK! cái gì cũng đổ lên đầu dân - Thói xấu cũng đổ. Còn các ngành chức năng ngăn chặn buôn lậu - ăn lương dân trả là cảnh à ?".
Xem thêm ở dưới và rất nhiều bình luận thú vị khác trong trang gốc.

Thói xấu của người Việt khiến hàng Trung Quốc ngập thị trường
(Thị trường) - Sau hơn 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần, hàng Trung Quốc ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam từ chiếc tăm tre, dây chun đến những sản phẩm công nghệ cao. Thực tế, việc hàng Trung Quốc ngập thị trường Việt Nam vừa có lý do khách quan vừa có lý do chủ quan.
Sau hơn 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần
Trước thực tế này, tại Hội thảo "Cạnh tranh toàn cầu và hướng đi cho người khởi nghiệp" diễn ra vào ngày 11/1 vừa qua, các chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh - nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương đã lý giải và đề xuất những biện pháp đẩy mạnh sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt.

Vì sao hàng Việt Nam thua?

TS Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh dẫn ý từ một bài báo đăng tải trên tờ Tạp chí Viễn Đông khi nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc và sức cạnh tranh của nền kinh tế Trung Quốc đã gọi Trung Quốc là "Chủ nghĩa tư bản rừng rú", có tính hủy diệt, không chỉ ở Việt Nam mà ở toàn cầu trong đó có cả Mỹ.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho biết, vị Chủ tịch tập đoàn người Mỹ đã từng phải phát khóc vì sức cạnh tranh khủng khiếp của hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, TS Lê Xuân Nghĩa cũng nhìn nhận, sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt học tập từ Trung Quốc.

"Chúng ta có khiếm khuyết khủng khiếp về đổi mới công nghệ, tầm tư duy kỹ thuật, tư duy trí tuệ quá yếu kém, kể cả kỹ sư vì không có thực tiễn", TS Lê Xuân Nghĩa nói.

Ông dẫn chứng, một giám đốc công ty xây dựng muốn sản xuất thêm nồi đa năng và đã đặt trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thiết kế nhưng phải mất 2 năm trường ĐH Bách Khoa mới thiết kế xong với giá bán 2,1 triệu đồng. Chiếc nồi đa năng dù được quảng cáo nhiều vẫn ế.

Trong khi cùng ý tưởng sản xuất cũng chiếc nồi này tại Trung Quốc chỉ trong vòng 4 tiếng đã đưa ra 6 phiên bản thiết kế và họ nói luôn hoặc lấy thiết kế về sản xuất hoặc lấy phụ kiện về nắp ráp. Chiếc nồi có giá chỉ 210.000 đồng và bán ra 450.000 đồng.


Các chuyên gia kinh tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp lý giải nguyên nhân khiến hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Ảnh: Nguyên Thảo

Đồng tình với quan điểm của TS Lê Xuân Nghĩa, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho biết, nguyên nhân khiến hàng Việt khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc xuất phát từ tính cách của người Việt Nam luôn coi mọi việc không xứng tầm với mình trong khi nguyên tắc thị trường là không có sản phẩm nhỏ, chỉ có thị trường lớn.

TS Trần Đình Thiên dẫn chứng, tại Trung Quốc, một làng làm đầu bút bi dù phát triển sau nhưng họ đã thống trị toàn bộ hệ thống đầu bút bi loại nhỏ tại Trung Quốc. Có làng chỉ làm khuy áo hay cà vạt nhưng chiếm 80-90% thị trường thế giới.

Không biết học

Theo phân tích của TS Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, việc Việt Nam giáp biên giới Trung Quốc, vừa có cơ hội vừa tồn tại nhiều thách thức. Điểm bất cập mà TS Phạm Chi Lan chỉ ra là Việt Nam đã bị ám ảnh quá nên nhìn lúc nào cũng tìm cách làm thế nào để cạnh tranh, cạnh tranh mà không xác định việc học từ họ.

Một số nước học được cách sống bên cạn"người khổng lồ" như Canada bên cạnh Mỹ, Phần Lan bên cạnh Liên Xô cũ. Họ luôn tìm được cách chống chọi với sức ép quá lớn, nhiều khi đơn giản chỉ là cái bóng của người khổng lồ quá to trùm lên mình khiến hình ảnh của mình bị lu mờ đi.

"Học từ đối thủ cạnh tranh là quan trọng, người ta đi như thế nào để thành công và mình có thể đi thế nào để thành công, hoặc làm y sì hoặc làm khác đi... Chưa gì đã chê bai, dè bỉu, không biết học sẽ khó để vượt lên được", bà Lan nói.

Theo TS Phạm Chi Lan, muốn cạnh tranh với Trung Quốc ngay trên thị trường Việt Nam không phải đi soi Trung Quốc xấu gì, tránh gì mà phải tìm các ngách thị trường trúng với thị hiếu, đối tượng nhất định.

"Hàng Trung Quốc cạnh tranh trước hết vào là hàng giá rẻ và đại chúng nhưng hàng Việt Nam có thể cạnh tranh bằng chất lượng tốt và thiết kế phù hợp, ít nhất ở tầng lớp thu nhập khá hoặc đô thị. Nhìn vào cách doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với Trung Quốc ở Hoa Kỳ về hàng dệt may có thể thấy rõ trong khi Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối về giá rẻ thì hàng Việt Nam giá cao hơn 1 chút nhưng vẫn thắng Trung Quốc ở Hoa Kỳ", bà Lan nói.

Trước tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn, hàng nhập lậu Trung Quốc tràn vào Việt Nam từ tăm tre cho đến quả ô mai, nhiều sản phẩm chứa chất độc hại đối với sức khỏe, thậm chí có thể gây bệnh ung thư, TS Lê Đăng Doanh đề xuất, trước hết cần tổ chức hệ thống phân phối bán lẻ tốt hơn, đưa hàng Việt đến người tiêu dùng.

"Hiện hàng Trung Quốc cạnh tranh bằng cách giá rẻ nhưng mặt trái của hàng Trung Quốc là có rất nhiều độc hại và điều này thế giới cũng phát hiện như búp bê đầu trái cây, dép, thực phẩm... Bộ máy của chúng ta cần phải chắt lọc đừng để hàng hóa độc hại của Trung Quốc đầu độc chúng ta, đừng để hàng hóa Trung Quốc phá hoại sức khỏe con người", TS Lê Đăng Doanh nói.

TS Lê Đăng Doanh cảnh báo, không thể cạnh tranh bằng giá với Trung Quốc vì cạnh tranh bằng giá là giết chết sự sáng tạo của chúng ta, cạnh tranh bằng giá dẫn chúng ta đến con đường bần cùng, chúng ta phải cạnh tranh bằng cách làm khác, làm mới.

Bên cạnh đó, TS Doanh cũng chỉ ra, chúng ta vừa cạnh tranh bằng mẫu mã, bằng hiệu quả nhưng cũng phải cạnh tranh bằng ý thức, ý chí. Nếu hàng Trung Quốc tốt và hay hơn không thể tránh việc chúng ta vẫn mua do kinh tế thị trường không thể có việc "ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".

Trong mười tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc đã lên đến 30,37 tỷ USD, con số này đã khiến nhập siêu từ Trung Quốc vọt lên hơn 19,6 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Còn nếu tính từ năm 2001 đến nay, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần...
Tính đến hết tháng 11, nhập siêu đã tăng lên mức 21,6 tỷ USD. Trong khi Việt Nam xuất gạo, cao su, than đá… sang Trung Quốc thì lại nhập về xăng dầu, khí hóa lỏng, linh kiện máy móc.
Nhập siêu từ Trung Quốc đã lên mức 21,6 tỉ USD
Nhập siêu từ Trung Quốc tăng 100 lần
Trung Quốc khống chế 2 đầu lúa gạo Việt Nam
Nguyên Thảo 
http://www.baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/thoi-xau-cua-nguoi-viet-khien-hang-trung-quoc-ngap-thi-truong-2364289/?paged=2

  • Bim - gửi lúc 21:48 | 13-01-2014
    "con bò" (doanh nghiệp tư nhân) vừa mới khai sinh đã bị đủ các cơ quan chức năng của nhà nước tìm tới "giám sát" chặt chẽ hòng mong "vắt sữa" bằng mọi cách. Chưa kẻ các chính sách thay đổi xoành xoạch thì "bò" nào lớn nổi.
    Tôi vào siêu thị tìm mua một số thứ mà đau lòng thay chỉ thấy hàng Tàu, hàng VN phong phú và áp đảo trong siêu thị chỉ có ...mì gói thôi.
    Chán! đừng đổ lỗi cho người tiêu dùng vì chẳng có lựa chọn nào khác.

  • duong tu - gửi lúc 20:09 | 13-01-2014
    Nên phát động phong trào TẨY CHAY HÀNG BẨN ĐỘC TRUNG QUỐC !

  • MInh Nguyên - gửi lúc 16:45 | 13-01-2014
    Rất nhiều lần tôi góp ý nhưng rất ít khi được để ý vì đụng chạm đến chính một số nhà báo. Nói thói xấu của người Việt cũng chẳng phải quá đáng dâu. Ngay đến tiếng Hoa cũng được một số nhà báo dùng thay cho tiếng Việt, huống chi là các sản phẩm khác. Tiếng mẹ đẻ là một dạng sản phẩm thiêng liêng nhất cũng bị ruồng bỏ. Thực sự thói chuộng ngoại đang cận kề của sự nguy hiểm và rất tai hại

  • Minh - gửi lúc 15:53 | 13-01-2014
    Lời nói, nói và nói mãi chả thấy có thực hiện gì đúng đắn cho dân chúng nó nhờ, phần lớn là do nhà nước sao giờ dân phải theo đó mà sống chứ nói gì mà đổi thừa này nọ.

  • ôi quản lý - gửi lúc 13:31 | 13-01-2014
    Không phải người việt xấu tính mà hệ thống quản lý của người việt bẩn tính. Cứ làm chặt, dán nhãn mác hàng TQ dám chắc không ai mua. Nhưng tham nên cho nhập nhèm.

    • Trần Phương - gửi lúc 13:15 | 13-01-2014
      Thực tế hàng TQ rẻ, rởm và độc hại đó là đặc tính của hàng TQ. Tai sao ta không dẩy mạnh thông tin này cho dân chúng biết, Cần có chính sách kiên quyết đối với đối tượng mang hàng này sang VN, ví dụ như thiêu hủy, truy tố, ...đối với các đơn vị hải quan, biên phòng, thị trường chúng ta cần mạnh tay hơn nữa về vấn đề tiêu cực. Cú ngồi hội thảo nói lăng nhăng ai mà chẳng làm được, vấn đề là đề xuân được biện pháp cụ thể nào cho Nhà nước về luật pháp, tổ chức (việc chống hàng lậu cứ cho quân đội tham gia vào chắc sẽ đỡ hơn nhiều mà đỡ tốn biên chế nhiều công chức) và triển khai thực tế ra sao...

    • Nguyễn Thảo My - gửi lúc 22:07 | 13-01-2014
      Ối giời ơi. Dân chúng từ lâu đã biết hàng TQ độc hại rồi, nhưng mấy con nhà giời mang hàng lậu về dập nhãn made in Việt nam dân chúng biết làm sao được

    • thanh ha - gửi lúc 12:41 | 13-01-2014
      Lãi suất của họ bằng 1/2 của các vị là thắng rồi, chưa tính đến hàng xuất khẩu còn được thưởng nữa. Muốn làm được thì thị trường trong nước phải đủ lớn để làm đã. Các ông cứ bảo Viện Nam ốc vít không làm được, Samsung phải thế này, Nokia phải thế kia. Các ông có biết một dây chuyền tự động sản xuất ốc vít ra hàng vạn con 1 ngày, các hãng đó có mua nổi 10 triệu con không? Mua về sản xuất 10-30 ngày rồi đắp chiếu à?

    • Đạo đức giả - gửi lúc 12:38 | 13-01-2014
      Khởi với chả nghiệp, việc còn không có mà làm các ông các bà nhà nước ăn hết cả phần người khác rồi bây giờ xúi người ta mở doanh nghiệp ra để các ông các bà bóp hầu bóp cổ người ta à. Tiểu thương mà người ta không buôn hàng Tầu về để bán kiếm ăn chứ trông chờ vào các ông các bà thì có mà chết từ lâu rồi. Đạo đức giả dẹp đi.

    • XT - gửi lúc 14:20 | 13-01-2014
      Giời đất ơi! Cái nhà bác này nói đúng quá đi thôi!!!

      • huong - gửi lúc 12:15 | 13-01-2014
        Các vị ngồi máy lạnh hội thảo các vị có hiểu thế nào là sản xuất không ? Quả thực Tôi khẳng định các vị chẳng hiểu gì về sản xuất cả...Khi các vị đến tham gia hội thảo này các vị mà không đem được phong bì về thì lần sau các vị có tham gia không... sản xuất cũng vậy thôi làm mà không có lãi thì ai sẽ làm ... các doanh nghiệp nhà nước được tạo mọi điều kiện từ cơ sở vật chật, con người, tiền vốn ... và tất cả các đặc ân của doanh nghiêp nhà nước... nhưng họ còn thiếu một thứ rất quan trọng đó là các định hướng dài hạn, thử hỏi các vị tham gia hội thảo, các vị đã từng đứng ở những vị trí cao của các viện, các phòng ban ... cá vị đã định hướng được những gì cho nền sản xuất của Việt Nam... và Tôi khẳng định các vị chưa đủ Tầm và TÂM...mà Tầm và Tâm là hai thứ quyết định mọi vấn đề của quản lý Nhà Nước...

      • Vũ Trung Dũng - gửi lúc 11:29 | 13-01-2014
        Ông nào chi cho tôi đâu là hang TQ, tôi sẽ không mua hàng đó nữa. Đưng nói mà hay giúp mọi người phân biệt và hiểu chất lương hàng cụ thể nào đó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.

        • Trước nhất phải xem xét cách quản lý của các cơ quan chức năng, đừng nên trách dân Việt Nam . Cách tốt nhất là nên xây bệnh viện K kể từ bây giờ để không còn kịp , vì hàng trung quốc rất độc hại . Phải thương dân Việt Nam chứ sao còn lai trách họ.

        • Tran - gửi lúc 10:55 | 13-01-2014
          Bộ lọc cực kỳ quan trọng để loại bỏ hàng hóa độc hại của Trung Quốc và bảo vệ hàng chất lượng cao của Việt Nam là các hệ thống siêu thị, đặc biệt là siêu thị Việt Nam. Thế nhưng lỗ hổng cũng xuất phát từ đây khi vẫn còn quá nhiều công ty VN nhưng bán hàng Trung Quốc vẫn tràn ngập siêu thị. Vậy hãy tập trung đả thông tư tưởng cho các lãnh đạo, nhà quản lý cấp cao của các hệ thống siêu thị này về tinh thần dân tộc và lòng tự trọng.

        • lifecare - gửi lúc 10:54 | 13-01-2014
          Bài báo viết đá nhau, đã bảo do thói xấu của người tiêu dùng thì cuối bài có câu rất hay là trong nền kinh tế thị trường không có chuyện "Ta về ta tắm ao ta..". Thêm nữa còn thiếu nhiều nguyên nhân để Hàng TQ xâm lấn đó là nạn bảo kê cho hàng TQ như TS Võ Tòng Xuân đã nói, rồi nạn hoa hồng, nạn bần cố nông...

        • Phạm Hòa - gửi lúc 10:27 | 13-01-2014
          Vì sao hàng Việt nam thua ? rất đơn giản việc gì phải nói nhiều : Hệ thống quản lý yếu kém (không minh bạch , tận thu ,tham nhũng ,trì trệ...) >>> Dân nghèo , doanh nghiệp yếu >>> Không thua mới là lạ , là hoang tưởng !!!

        • P.T.H - gửi lúc 10:23 | 13-01-2014
          MK! cái gì cũng đổ lên đầu dân - Thói xấu cũng đổ. Còn các ngành chức năng ngăn chặn buôn lậu - ăn lương dân trả là cảnh à?
          Đơn giản như cái mũ bảo hiểm dớm. Nó bán đầy đường, công khai. Thế CA đâu, Thanh trá đâu, Bộ Công thương đâu, quản lý thị trường đâu - hàng trăm kẻ ngàn kẻ công bộc ăn lương dân trả đâu sao ko dẹp nổi rồi đổ lên đầu đan: Ai đội mũ bảo hiểm dởm thì phạt. Chán 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét