Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Góp ý với bài "Hiểu nhầm TPP" của Nguyễn Vạn Phú

Bài đó lưu ở đây: Hiểu nhầm TPP
Góp ý với bài "Hiểu nhầm TPP"
Xin góp ý với bác Nguyễn Phú Vạn hai vấn đề nhỏ:
(1) Mỹ không mặn mà với bảo vệ môi trường Kyoto... điều này không chính xác, dễ gây hiểu lầm, ngộ nhận dẫn đến hậu quả án mạng không cần thiết. 


Kyoto là hiệp ước xoáy vào chủ đề chính (giảm thiểu khí thải do hiệu ứng nhà kính, gây hâm nóng địa cầu (nguyên văn global warming), và từ lúc nó soạn thảo đến nay, chiêu bài global warming đã được ưu ái cho vào sọt rác, thay thế bằng thay đổi khi hậu (climate change), tại sao lại có chuyện này? Chuyện này nó dài, không thể vắn tắt vài dòng đưa đến kết quả hiểu và thông cảm.

Phía chính phủ Bush không đặt bút ký vào hiệp định Kyoto vì nó đòi hỏi ràng buộc quá nhiều, kết quả và mục đích vô cùng khiêm tốn và nó chẳng là thứ cần thiết cho đời sống nhân loại. Hâm nóng địa cầu, thay đổi khí hậu, môi trường, xanh và sạch... chỉ là cái vỏ, bề ngoài, thương hiệu, chiêu bài; nó y chang như giải phóng dân tộc, độc lập, không còn cảnh người bóc lột người, chỉ là chiếc bánh vẽ, sự thực là thay đổi thể chế chính trị, thay đổi một bọn con buôn chính trị/thống trị này, bằng bọn con buôn khác, đơn giản chỉ có vậy.

Kyoto kêu gọi các quốc gia giàu có sự giảm thiểu lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, để giảm bớt khí thải, gây hâm nóng địa cầu; song song đó, giảm nhu cầu sẽ giảm giá nhiên liệu, giúp các quốc gia đệ tam mua nhiên liệu với giá rẻ hơn, như vậy chỉ là chuyển sự tiêu thụ năng lượng từ các nước phát triển, qua các nước đang phát triển, chẳng đá động gì đến giảm thiểu khí thải hiệu ứng nhà kính. 

Kyoto là con đẻ của tập đoàn Goldman Sach, dưới hình thức đánh thuế (carbon footprint) và trao đổi lượng khí thải trên thị trường commodities. Nói về bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí thải, nó hoàn toàn không giải quyết vấn đề nào trong cả hai, chỉ là tăng thuế và vươn cánh tay dài chuyện gì cũng phải "quản lý".

(2) Không phải họ muốn bảo vệ môi trường nước sở tại mà chỉ vì muốn cũng tốn kém cho môi trường như họ vậy ... điều này cũng trớt quớt luôn. Lấy một thí dụ, một ông nọ lập phòng nhì, ngoài đường bà lớn và bà nhỏ đánh ghen, ông nọ nhào vào can thiệp, chẳng phải vì ông ta tránh thương tích cho bà lớn, càng không đối với bà nhỏ, ông ta nhào vào can thiệp hoặc ngăn cản sự việc này xẩy ra đơn giản vì ông ta không muốn mất mặt mất mũi với anh em chiến hữu của ông ta, chỉ có vậy. Còn đã phòng nhì, phòng ba, thì ông đã không coi bà lớn đến bà thứ X ra củ khoai gì nữa rồi. 

Ông tư bản chẳng hề muốn bảo vệ môi trường bất cứ nơi nào, và không quan tâm ở đâu tốn kém như ở đâu, ông ta đơn giản chỉ không muốn quê xệ khi những thằng tiêu thụ hàng hóa của ông ta nó dè bỉu chê bai món hàng ông bán thay vì sản xuất nấu nướng nó trên bàn, trên ghế hợp vệ sinh thì lại ngồi xào nấu nó ngay ở cửa miệng ống cống, cạnh nhà xí.

Nguồn: FB Học Trò
P/s: Đồng ý với góp ý của Hoc Tro, thông cảm với NVP vì đang sống ở VN. 

1) Mỹ không ký cũng chẳng ảnh hưởng gì vì họ đem hết việc sản xuất đẩy sang TQ rồi. Đất nước họ không khí vẫn trong lành, bầu trời vẫn xanh biếc. Chỉ có TQ bị ô nhiễm thôi. Sau này sẽ tới VN. 

2)Thực ra thì dân chúng Mỹ cũng như dân các nước văn minh sẽ tẩy chay mặt hàng hoặc thương hiệu đó nếu họ biết được người công nhân làm ra sản phẩm đó trong điều kiện tội tệ, bị bóc lột v.v... Các công ty Mỹ chỉ ra điều kiện như vậy để chứng tỏ cho dân nước họ biết là họ rất quan tâm và làm việc đúng đắn. Họ rất muốn cải thiện điều kiện làm việc của công nhân... Còn thực tế ở các nước như TQ, Ấn độ... công nhân làm việc tồi tệ như thế nào thì mọi người đã biết. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét