Món quà làm TPP gần Việt Nam hơn
Ngoại trưởng John Kerry trước khi rời Việt Nam đã tặng cho Hà Nội món quà 4 triệu 200 ngàn đô la để tăng cường năng lực đàm phán của Việt Nam trong hiệp định TPP. Hành động này đã khuyến khích Việt Nam như thế nào trước mục tiêu mà Hà Nội đang theo đuổi?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu trong buổi gặp mặt với các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 14 tháng 12 năm 2013. AFP PHOTO / LÊ QUANG NHẬT
Trong chuyến công du Việt Nam và các nước Đông Nam Á Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã có những cử chỉ ngoạn mục đối với Việt Nam. Sau khi thăm viếng nhiều nơi tại vùng sông nước Cà Mau, nơi ông từng lặn lội với tư cách là một chiến binh Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam để rồi giờ đây đứng trước dòng sông Mê Kông ngầu đục phù sa, Ngoại trưởng Kerry đã lên tiếng báo động về một viễn ảnh ô nhiễm môi trường vì đầu nguồn tận dụng mọi phương tiện để tiêu diệt môi sinh.
Những món quà chiến lược
Hành động bất ngờ thứ hai là Ngoại trưởng Mỹ đã dành cho Việt Nam 18 triệu đô la để trang bị cho lực lượng tuần tra biển nhằm đối phó với những áp lực nặng nề trên vùng Biển Đông. Quà tặng ngoại giao này đã làm Hà Nội ấm lên trong những ngày se lạnh của lễ Giáng Sinh.
Trước hành động này GSTS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam cho biết ý kiến của ông:
“Tôi cho rằng đây là một động thái tích cực, như là một tín hiệu vừa là một sự hỗ trợ nhưng cũng vừa là một tín hiệu để Việt Nam nỗ lực tích cực đàm phán TPP. Đây là dấu hiệu chứng tỏ rằng Mỹ cũng nhận thấy nếu Việt Nam vào TPP thì cũng tốt cho cả hai phía.”
TPP và trói buộc dân chủ
Con số hơn 4 triệu tuy không phải là lớn nhưng nó lại nói lên rất nhiều điều về sự quyết tâm trở lại Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ. Bên cạnh lực lượng quân sự Hoa Kỳ còn một lá chủ bài khác là liên minh kinh tế qua hiệp ước TPP. Tổ chức này đang dần hình thành một mạng lưới phát triển kinh tế chung cho 12 nước thành viên vừa tạo cơ hội cho sự hợp tác đặt nền tảng trên sự tôn trọng lẫn nhau thông qua việc nhìn nhận những giá trị phổ quát mà các nước có nền dân chủ đang theo đuổi.
Trong đàm phán TPP có bảy tổ chức công đoàn mà các nước thành viên của định chế này đã chọn Dự thảo chương Lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động do Tổ chức Công đoàn Thế giới (ITUC) soạn thảo. Sự nhìn nhận này được Hoa Kỳ dẫn đầu và các nước đàm phán song phương với Mỹ sẽ dựa trên Dự thảo chương này để đối thoại, trong đó Việt Nam không thể là một ngoại lệ.
Những quyền căn bản về lao động khiến Việt Nam lo ngại như: quyền lập hội, quyền can thiệp vào các trường hợp sử dụng sức lao động của trẻ em, và đặc biệt là quyền can thiệp của nhà nước vào các tranh chấp lao động cũng như quyền thành lập các nhóm đại diện người lao động
Bên cạnh đó là vấn đề doanh nghiệp nhà nước, một rào cản lớn nhất cho Việt Nam khi mới đây Quốc hội đã thông qua việc nhìn nhận doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo.
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS nhận xét:
“Tôi nghĩ Việt Nam thật sự cũng mong muốn vào TPP và đúng là nó có những vấn đề như anh vừa nói. Có lẽ trong các thương lượng người ta cũng có những vấn đề lợi ích khác nhau thì phải qua thương lượng nó mới thống nhất được.
Tôi nghĩ rằng những vấn đề về công đoàn, về doanh nghiệp nhà nước chắc chắn là đoàn đàm phán Việt Nam sẽ có những mặc cả còn tham nhũng thì họ không thể đem cái gì để mà mặc cả được? Có lẽ tôi muốn khuyên các đối tác khác của TPP là thông cảm với Việt Nam ở một vài điểm, đó là nên cho Việt Nam một thời hạn chưa phải thực hiện. Thí dụ như trong vòng 5 năm tạo điều kiện cho Việt Nam có một thời gian để chuẩn bị bởi vì những điều kiện ấy mà buộc phải làm ngay lập tức thì không khả thi. Tôi nghĩ rằng chiến thuật đàm phán của đối tác khác đối với Việt Nam thì có lẽ nên mở ra cho họ một con đường, một giải pháp gì đấy trung dung hơn.”
Hãy nắm bắt cơ hội
Trong khi Ngoại trưởng John Kerry còn ở Việt Nam, vụ án tham nhũng của Dương Chí Dũng được đóng lại một cách nhanh chóng. Hai bản án tử hình khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ là Việt Nam đang sử dụng kỹ thuật một ná bắn hai chim, vừa lấy lại lòng dân vừa chứng minh cho Mỹ thấy quyết tâm của chính phủ trong lĩnh vực này.
Nhà báo Phạm Chí Dũng chia sẻ về những suy nghĩ này:
“Hai cái đó hoàn toàn có cơ sở hợp lý và điều đó diễn ra một là để củng cố quyền lực, lấy lại một phần niềm tin của dân chúng. Phần thứ hai họ cũng muốn cải thiện việc xếp hạng ở trong tổ chức chống tham nhũng, tổ chức minh bạch thế giới làm cho vị trí xếp hạng của Việt Nam được tăng tiến hơn một chút và thể hiện quyết tâm chống tham nhũng thì mới có thể nhận tiếp ODA mà ODA hiện nay là nguồn ngoại viện cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam.”
Trong tình hình Việt Nam cần Mỹ như một đối tác cân bằng thâm hụt cán cân thương mại thì những yêu cầu mang tính bó buộc ấy không làm Việt Nam nản chí. Đích nhắm vào khả năng thiết lập Hiệp định Thương mại Tự do, gọi tắt là FTA, với Hoa kỳ vẫn là mục tiêu không thể nào thay thế và do đó nếu không tham gia được vào TPP thì hy vọng FTA cũng thành mây khói.
Hoa Kỳ có lẽ sẽ chấp nhận một lộ trình thực hiện các bước vừa nêu tuy nhiên Việt Nam phải chứng tỏ sẽ thay đổi các chính sách cho phù hợp. Trước nhất, người Mỹ cần thấy sự chuyển biến ấy qua các hành động chứ không thể bằng lời hứa được năm nào hay năm ấy. Quốc hội Mỹ còn rất nhiều dân cử sẵn sàng đòi hỏi Bộ Thương mại, Ngoại giao ra điều trần những gì mà Việt Nam hứa nhưng không thực hiện.
Mặc Lâm, biên tập viên RFAHành động bất ngờ thứ hai là Ngoại trưởng Mỹ đã dành cho Việt Nam 18 triệu đô la để trang bị cho lực lượng tuần tra biển nhằm đối phó với những áp lực nặng nề trên vùng Biển Đông. Quà tặng ngoại giao này đã làm Hà Nội ấm lên trong những ngày se lạnh của lễ Giáng Sinh.
Tôi cho rằng đây là một động thái tích cực, như là một tín hiệu vừa là một sự hỗ trợ nhưng cũng vừa là một tín hiệu để Việt Nam nỗ lực tích cực đàm phán TPP. -GS Trần Đình ThiênChiều hôm sau, ngày 16 tháng 12 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Kerry lại đại diện cho nước Mỹ có thêm một cử chỉ khích lệ khác đối với Việt Nam khi chính thức trao tặng 4 triệu 200 ngàn đô la để Hà Nội có thêm phương tiện tăng cường năng lực trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP mà Việt Nam trông đợi sẽ được thông qua trong thời gian ngắn sắp tới.
Trước hành động này GSTS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam cho biết ý kiến của ông:
“Tôi cho rằng đây là một động thái tích cực, như là một tín hiệu vừa là một sự hỗ trợ nhưng cũng vừa là một tín hiệu để Việt Nam nỗ lực tích cực đàm phán TPP. Đây là dấu hiệu chứng tỏ rằng Mỹ cũng nhận thấy nếu Việt Nam vào TPP thì cũng tốt cho cả hai phía.”
Con số hơn 4 triệu tuy không phải là lớn nhưng nó lại nói lên rất nhiều điều về sự quyết tâm trở lại Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ. Bên cạnh lực lượng quân sự Hoa Kỳ còn một lá chủ bài khác là liên minh kinh tế qua hiệp ước TPP. Tổ chức này đang dần hình thành một mạng lưới phát triển kinh tế chung cho 12 nước thành viên vừa tạo cơ hội cho sự hợp tác đặt nền tảng trên sự tôn trọng lẫn nhau thông qua việc nhìn nhận những giá trị phổ quát mà các nước có nền dân chủ đang theo đuổi.
Việt Nam đã có kinh nghiệm đàm phán WTO nhưng so với TPP thì hai định chế có khác xa nhau. Nếu WTO chỉ đàm phán về thị trường hàng hoá, dịch vụ, cùng một số quyền sở hữu trí tuệ, thì trong đàm phán TPP, bên cạnh các vấn đề trên, các hồ sơ về bảo vệ người lao động, tuân thủ việc bảo vệ môi trường, doanh nghiệp nhà nước, kể cả việc chống tham nhũng đã làm cho phái đoàn đàm phán của Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại.
Hoa Kỳ là đối tác quan trọng nhất của TPP và cũng là nước dẫn đầu có quan tâm đến các vấn đề giây mơ rể má với truyến thống dân chủ. Mỗi một hiệp định song phương của Hoa kỳ đều phải được phê chuẩn bởi Quốc hội cho nên các yếu tố căn bản ấy phải được tuân thủ trước tiên sau khi các vấn đề có tính kỹ thuật hay bảo hộ mới được tính đến.
Việt Nam không gặp khó khăn nào trong thuế quan và bảo hộ tuy nhiên rào cản lớn nhất hiện nay là các câu hỏi về công đoàn, doanh nghiệp nhà nước và chống tham nhũng.
Những rào cản Hoa Kỳ là đối tác quan trọng nhất của TPP và cũng là nước dẫn đầu có quan tâm đến các vấn đề giây mơ rể má với truyến thống dân chủ. Mỗi một hiệp định song phương của Hoa kỳ đều phải được phê chuẩn bởi Quốc hội cho nên các yếu tố căn bản ấy phải được tuân thủ trước tiên sau khi các vấn đề có tính kỹ thuật hay bảo hộ mới được tính đến.
Việt Nam không gặp khó khăn nào trong thuế quan và bảo hộ tuy nhiên rào cản lớn nhất hiện nay là các câu hỏi về công đoàn, doanh nghiệp nhà nước và chống tham nhũng.
Trong đàm phán TPP có bảy tổ chức công đoàn mà các nước thành viên của định chế này đã chọn Dự thảo chương Lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động do Tổ chức Công đoàn Thế giới (ITUC) soạn thảo. Sự nhìn nhận này được Hoa Kỳ dẫn đầu và các nước đàm phán song phương với Mỹ sẽ dựa trên Dự thảo chương này để đối thoại, trong đó Việt Nam không thể là một ngoại lệ.
Những quyền căn bản về lao động khiến Việt Nam lo ngại như: quyền lập hội, quyền can thiệp vào các trường hợp sử dụng sức lao động của trẻ em, và đặc biệt là quyền can thiệp của nhà nước vào các tranh chấp lao động cũng như quyền thành lập các nhóm đại diện người lao động
Bên cạnh đó là vấn đề doanh nghiệp nhà nước, một rào cản lớn nhất cho Việt Nam khi mới đây Quốc hội đã thông qua việc nhìn nhận doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo.
Những vấn đề về công đoàn, về doanh nghiệp nhà nước chắc chắn là đoàn đàm phán Việt Nam sẽ có những mặc cả còn tham nhũng thì họ không thể đem cái gì để mà mặc cả được? -TS Nguyễn Quang ACái khó thứ ba là chống tham nhũng. Khi đàm phán song phương với Hoa Kỳ, đoàn Việt Nam không có cách nào chứng minh rằng Việt Nam đã triệt tiêu được tham nhũng theo như đòi hỏi của TPP nhất là bảng xếp hạng tham nhũng của Việt Nam từ trước tới nay chưa bao giờ vượt qua được mức mà quốc tế có thể chấp nhận.
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS nhận xét:
“Tôi nghĩ Việt Nam thật sự cũng mong muốn vào TPP và đúng là nó có những vấn đề như anh vừa nói. Có lẽ trong các thương lượng người ta cũng có những vấn đề lợi ích khác nhau thì phải qua thương lượng nó mới thống nhất được.
Tôi nghĩ rằng những vấn đề về công đoàn, về doanh nghiệp nhà nước chắc chắn là đoàn đàm phán Việt Nam sẽ có những mặc cả còn tham nhũng thì họ không thể đem cái gì để mà mặc cả được? Có lẽ tôi muốn khuyên các đối tác khác của TPP là thông cảm với Việt Nam ở một vài điểm, đó là nên cho Việt Nam một thời hạn chưa phải thực hiện. Thí dụ như trong vòng 5 năm tạo điều kiện cho Việt Nam có một thời gian để chuẩn bị bởi vì những điều kiện ấy mà buộc phải làm ngay lập tức thì không khả thi. Tôi nghĩ rằng chiến thuật đàm phán của đối tác khác đối với Việt Nam thì có lẽ nên mở ra cho họ một con đường, một giải pháp gì đấy trung dung hơn.”
Trong khi Ngoại trưởng John Kerry còn ở Việt Nam, vụ án tham nhũng của Dương Chí Dũng được đóng lại một cách nhanh chóng. Hai bản án tử hình khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ là Việt Nam đang sử dụng kỹ thuật một ná bắn hai chim, vừa lấy lại lòng dân vừa chứng minh cho Mỹ thấy quyết tâm của chính phủ trong lĩnh vực này.
Nhà báo Phạm Chí Dũng chia sẻ về những suy nghĩ này:
“Hai cái đó hoàn toàn có cơ sở hợp lý và điều đó diễn ra một là để củng cố quyền lực, lấy lại một phần niềm tin của dân chúng. Phần thứ hai họ cũng muốn cải thiện việc xếp hạng ở trong tổ chức chống tham nhũng, tổ chức minh bạch thế giới làm cho vị trí xếp hạng của Việt Nam được tăng tiến hơn một chút và thể hiện quyết tâm chống tham nhũng thì mới có thể nhận tiếp ODA mà ODA hiện nay là nguồn ngoại viện cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam.”
Trong tình hình Việt Nam cần Mỹ như một đối tác cân bằng thâm hụt cán cân thương mại thì những yêu cầu mang tính bó buộc ấy không làm Việt Nam nản chí. Đích nhắm vào khả năng thiết lập Hiệp định Thương mại Tự do, gọi tắt là FTA, với Hoa kỳ vẫn là mục tiêu không thể nào thay thế và do đó nếu không tham gia được vào TPP thì hy vọng FTA cũng thành mây khói.
Hoa Kỳ có lẽ sẽ chấp nhận một lộ trình thực hiện các bước vừa nêu tuy nhiên Việt Nam phải chứng tỏ sẽ thay đổi các chính sách cho phù hợp. Trước nhất, người Mỹ cần thấy sự chuyển biến ấy qua các hành động chứ không thể bằng lời hứa được năm nào hay năm ấy. Quốc hội Mỹ còn rất nhiều dân cử sẵn sàng đòi hỏi Bộ Thương mại, Ngoại giao ra điều trần những gì mà Việt Nam hứa nhưng không thực hiện.
2013-12-18
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gift-makes-tpp-closer-ml-12182013163917.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét