Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Kim Jong un bắt đầu sách lược chính trị khủng bố

Kim Jong un bắt đầu sách lược chính trị khủng bố
Việc Kim Jong un hành quyết chú rể đã cho thấy nhà lãnh tụ trẻ khó lường này đã kế thừa chính sách “chính trị khủng bố” do cha và ông nội mình thực thi trước đây. An Chan-il, Viện trưởng Viện nghiên cứu Triều Tiên: Tôi không tin Jang có liên quan đến bất kỳ hoạt động nào đe dọa chính quyền Triều Tiên. Nếu đọc bản thông cáo tòa án quân sự Triều Tiên bào chữa cho cái chết của Jang thì có thể nói rằng tất cả những lời lẽ đấy đều được dựng lên và không dựa trên sự thật”.

Ông Jang Song-thaek (trái) từng được tin là nhân vật 
quyền lực số 2 tại Triều Tiên sau nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Jang Song-thaek đã bị xử tử bằng súng máy hôm thứ năm tuần trước sau một phiên tòa quân sự, tức chưa đầy 2 tuần sau khi ông bị bắt vì các tội danh từ tham nhũng đến phản quốc.

Các nhà phân tích cho rằng việc Kim bất ngờ ra quyết định hành quyết “kẻ phản bội” Jang một cách mau lẹ giải thích lý do vì sao nhà lãnh tụ trẻ này bắt chước ông nội Kim Il-sung – người qua đời năm 1994, trong các động thái loại bỏ các đối thủ chính trị.

Năm 1956, Kim Il-sung cũng đã loại bỏ các đối thủ chính trị bằng công cụ có tên gọi là “ tội phản quốc”. Ông thanh trừng các đối thủ đáng gờm như là một phần nỗ lực loại bỏ rào cản dẫn đến thể chế độc tài.

Ngay sau khi thọ đủ 3 năm tang cha, năm 1997, Kim Jong-il cũng đã dùng quân đội thanh trừng hơn 20.000 đối thủ chính trị, quân đội và cả gia đình họ để củng cố quyền lực.

Các nhà phân tích cho rằng, để loại bọ tất cả các kẻ thù chính trị tiềm tàng, Kim Jong un đang sử dụng lại sách lược của cha và ông nội để thâu tóm quyền lực.

An Chan-il, Viện trưởng Viện nghiên cứu Triều Tiên, nhận định rằng nhà lãnh tụ trẻ tuổi đã thông qua mạng sống của ông chú mình để gửi lời cảnh cáo mạnh mẽ cho những kẻ thù chính trị thấy rằng họ sẽ phải hứng chịu số phận tương tự nếu bất tuân theo mình.

“Tôi không tin Jang có liên quan đến bất kỳ hoạt động nào đe dọa chính quyền Triều Tiên. Nếu đọc bản thông cáo tòa án quân sự Triều Tiên bào chữa cho cái chết của Jang thì có thể nói rằng tất cả những lời lẽ đấy đều được dựng lên và không dựa trên sự thật”, – ông nói.

Các nhà khoa học chính trị đoán rằng Kim hất cẳng Jang vì ông chú này quá thân Trung Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đã cảm thấy không thoải mái về việc người láng giềng to đùng của mình có khả năng liên đới đến những thay đổi của chế độ Bình Nhưỡng.

“Tôi tin rằng Kim đã thất vọng vài điều gì đó mà không trực tiếp dính dáng đến Jang và cơn giận của Kim đã khiến ông chú mình phải mất mạng khi Kim cố gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến những ai không đồng ý với mình rằng họ có thể đối diện với số phận như thế”, – An nói.

Ông cũng cho rằng nhà lãnh đạo trẻ này rõ ràng là đang tiếp bước cha và ông mình trong việc điều hành đất nước theo đường hướng độc đoán.

“Tôi tin việc so sánh tính cách của cả 3 thế hệ nhà Kim cho thấy rằng việc thỏa thuận với kẻ thù là không có nghĩa gì vào lúc này” – An nhận định.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét