Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

"Quân đội Mỹ là bạn Ta, cứu phi công Mỹ mới là Việt Minh"

Nguồn: Giaovn 
Kỷ niệm hợp tác ba bên, đây mới thiệt là "môi hở răng lạnh". Đơn giản, dễ hiểu, đỉnh cao trí tuệ Mỹ - Việt! 
Nội dung chú thích ảnh từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Máy bay bị nạn - Phi công nhảy dù - Dân ta tìm được - Đưa quần áo phi công thay. Đưa phi công đi dấu nơi kín đáo - Rồi đi báo cáo Việt Minh - Việt Minh phải vũ trang hộ tống phi công đến đất Tàu - Phi công được an toàn về đất bắc.
The O.S.S. Deer Team with Viet Minh

Blogger Giao nhận định: "Việc giải phóng Thái Nguyên trước ngày 23 tháng 8 năm 1945 có vị trí then chốt quyết định sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. Người Mĩ, mà trực tiếp là đội Con Nai với người chỉ huy là Thomas, đã chiến đấu bên cạnh Việt Minh, mang đến thắng lợi đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng. Danh tiếng anh Văn bắt đầu được biết đến từ thắng lợi ở Thái Nguyên.

Chắc chắn rằng, nếu không có Thomas, với sự nhiệt tình giúp Việt Minh (thậm chí là chống lệnh cấp trên đang đóng ở Côn Minh - Trung Quốc, để giúp Việt Minh), thì Việt Minh khó lòng giải phóng được Thái Nguyên. Cách mạng tháng Tám sẽ chưa biết kết quả ra sao, hoặc không thành hiện thực, hoặc phải đổ máu thêm nhiều năm tháng nữa.
Các sử gia đều đánh giá rất cao chiến thắng ở Thái Nguyên tháng 8 năm đó. Có người còn cho rằng, đó là trận chiến quan trọng hàng đầu trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Bản thân Hồ Chí Minh đã đặt tên cho lực lượng Việt - Mĩ ở chiến khu lúc đó là "Bộ đội Việt - Mĩ".

Nếu không vượt qua được cửa ngõ Thái Nguyên, chắc là đoàn quân tháp tùng Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh không về Hà Nội được, hoặc ngày đọc tuyên ngôn độc lập sẽ phải muộn hơn ngày 2 tháng 9. Thậm chí, rất có thể, sẽ là người khác lên đọc tuyên ngôn.
Có lẽ đây là lí do quan trọng để Hồ Chủ tịch một vài năm sau đã phong cấp Đại tướng cho cụ Võ Nguyên Giáp. "

_______________
Biệt Đội Con Nai - The Deer Team là tên một toán đặc nhiệm của cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS (The Office of Strategic Services), tiền thân của CIA sau nầy. Biệt Đội Con Nai được hình thành vào tháng 5, tháng 6 năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tá Archimedes Patti, Đội trưởng là Thiếu tá Allison Thomas. Nhiệm vụ của Biệt Đội là nhảy dù xuống Tuyên Quang, chuẩn bị cơ sở cho kế hoạch tiếp nhận vũ khí và huấn luyện quân đội lực lượng Việt Minh.

đang thi công (Ảnh tư liệu của Nguyễn Học chụp lại từ bản gốc) 

 
Chuẩn bị hạ cánh xuống Lũng Cò

Trong thời gian huấn luyện ở Tân Trào tháng 8/1945, các Thành viên Đội đặc nhiệm Con Nai chụp ảnh với lãnh đạo Việt Minh Ho Chi Minh và Vo Nguyen Giap. Hàng đứng từ trái sang phải là Rene Defourneaux, (Ho), Allison Thomas, (Giap), Henry Prunier, và ở phía xa bìa phải là Paul Hoagland. Bìa trái (ngồi) là Kneeling, Lawrence Vogt và Aaron Squires

Đội trưởng của đại đội hỗn hợp Mỹ Việt : Đàm Quang Trung (phía bìa phải 
- sau nầy là Thượng Tướng) cùng chụp ảnh với Biệt Đội Con Nai


Rene Defourneaux và Đàm Quang Trung

Thiếu tá Allison Thomas (thứ tư từ phải sang) đứng quan sát 
những chiến sĩ Việt Minh tập ném lựu đạn ngày 17-8-1945

Deer Team members supervise small-arms training at 
Ho's Tan Trao jungle camp in August 1945. (National Archives)

Những người lính của lực lượng Việt - Mỹ, được trang bị 
vũ khí thu được của Pháp, trước trận đánh ở Thái Nguyên

Ngày 26/8/1945 tại Hà Nội. Ho Chi Minh cử một phái đoàn do Vo Nguyen Giap dẫn đầu nghênh đón nhóm công tác của OSS đến Hà Nội. Trong khi giàn nhạc trổi lên quốc thiều Mỹ, Giap cùng phái đoàn đứng nghiêm chào cờ Mỹ với tác giả (Trưởng đoàn OSS tại Hà Nội - Archimedes Patti) và toán OSS.

Tướng Giáp chụp ảnh vớiThiếu tá Archimedes Patti và toán OSS

Archimedes Patti, ngồi giữa, với Võ Nguyên Giáp ngồi bên phải, rõ ràng rất thích thú với địa vị nổi tiếng của mình tại Hà Nội. Tướng Phillip F- Gallagher sợ rằng Palti "đang cố xây dựng nên một vương quốc và tỏ vẻ quan trọng" (thư của Gallagher lại Hà Nội gửi McClure tại Côn Minh ngày 20 tháng Chín năm 1945).


Tướng Phillip D. Gallagher (Trưởng phái bộ Hoa Kỳ) thứ hai 
từ bên trái sang, đứng với Hồ Chí Minh bên tay trái...

Những người Mỹ của toán OSS trên đường phố Hà Nội sau ngày 2/9/1945

Allison Thomas, đứng với những người lính thuộc quân đội
của Võ Nguyên Giáp vào ngày 20 tháng Tám năm 1945

Ren Défourneaux, đang ngồi trên cái cản sốc, và Allison Thomas đang đứng với một thành viên Việt Minh dựa vào một trong những chiếc xe "đốt than" chạy từ Hà Nội tới Thái Nguyên.
Đội Con nai ở sân bay Gia Lâm

Năm mươi đến sáu mươi lính Nhật trang bị vũ khí đầy đủ bao quanh máy bay của Patti nhưng không chống đối chuyến hạ cánh của Patti và sau dó trong một thái độ phân vân, họ chất các trang thiết bị của họ lên xe tải và đi vào Hà Nội.

Những người lính Mỹ biểu diễn kéo cờ trên nhà tù Citadel tại Hà Nội
 khi một sĩ quan liên lạc Pháp đứng nhìn, tháng Chín năm 1945

Một trong những chiếc đài của OSS bỏ lại cho Việt Minh
Theo Quangtrungbinhkhe Thợ cạo st bổ sung

Theo đúng quyết định chính sách của Đảng ngày 12 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp đã gửi một tối hậu thư yêu cầu đầu hàng tới quân Nhật. Nhưng ông Nguyễn Chính nhớ là đã đánh máy và gửi đi hai bức tối hậu thư vào ngày hôm đó: một bức của Võ Nguyên Giáp và một bức bằng tiếng Anh do Thomas ký. Những văn kiện này chắc chắn có ít tác dụng trong việc thuyết phục quân Nhật vốn đã ém quân rất kỹ giao nộp vũ khí cho Việt Minh. Tối hậu thư trong tất cả những thời điểm như vậy nhìn chung có nội dung như sau:

Hỡi các sĩ quan và bính lính Nhật.
Chính phủ Nhật đã đầu hàng Đồng Minh. Quân đội Nhật đang dần dần bí tước vũ khí ở tất cả các mặt trận. Trước khi quân Đồng Minh tiến đến Đông Dương, hãy giao nộp vũ khí cho Việt Minh và Quân đội Giải phóng Việt Nam. Bằng việc làm đó, các bạn sẽ không chỉ bảo vệ được mạng sống của mình mà còn góp phần vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam. Thời khắc cuối cùng quyết định số phận của các bạn đã đến! Không nên do dự.
Cuộc đầu hàng, dĩ nhiên, không hề đơn giản. Quân Nhật "đang ở trong vị trí phòng thủ cũ theo chuẩn mực của Pháp", Thomas nhớ lại, "và họ không định đầu hàng ngay lúc đó".
"Lời kêu gọi Khởi nghĩa" của Đảng ngày 12 tháng 8 đã tuyên bố đơn vị nào của quân Nhật không chịu đầu hàng thì "phải bị tiêu diệt", và cuối cùng sáng hôm đó cuộc chiến giành Thái Nguyên bắt đầu.
Theo Dixee R. Bartholomew-Feis

Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman:
Kỷ niệm khó quên của người lính Đội Hươu 

CLAUDE G. BERUBE

NVTPHCM- Henri Prunier là người lính trong nhóm tình báo Đội Hươu của Mỹ từng được gặp Bác Hồ cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã giúp Việt Minh hướng dẫn huấn luyện những người lính đầu tiên. Nhân kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám 19.8 và Quốc khánh 2.9, NVTPHCM xin giới thiệu bạn đọc những hồi ức của Henri Prunier do Claude G. Berube ghi lại, Thanh Xuân dịch…

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được mời đến dự một bữa tiệc tối năm 1995 trong vai trò khách mời đặc biệt. Vị tướng 84 tuổi quan sát căn phòng rất đông những người Việt Nam và người Mỹ được mời đến dự bởi nhà tổ chức là Dự án Hòa giải Mỹ - Đông Dương, và một người khiến ông đặc biệt chú ý. Và phải qua một khoảnh khắc hồi tưởng ông mới nhớ ra người này, vì 50 năm đã qua kể từ lần cuối hai người gặp mặt. Nhưng vị khách người Mỹ thì nhận ra tướng Giáp ngay, nhưng với tính cách tự nhiên của mình, ông chỉ yên lặng chờ đợi. Trong khi ông nhìn sang, tướng Giáp cầm lấy một quả cam từ bát hoa quả trên bàn, giang cánh tay ra phía sau, cong người quay tay một vòng như thể đang ném quả cam đi. Đó là cách để vị tướng già nói với người Mỹ rằng mình vẫn nhớ ông ta – Henry Prunier, một đặc vụ trong nhóm tình báo Đội Hươu của OSS1- người đã dạy ông cách ném lựu đạn từ năm thập kỷ trở về trước.

Kể từ đó, tướng Giáp đã lãnh đạo quân đội Việt Minh đánh bại quân Pháp năm 1954, và sau này làm tổng chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đánh thắng Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (QĐVNCH) cùng đồng minh siêu cường là nước Mỹ để đạt được thắng lợi cuối cùng năm 1975.

Về phần Prunier, ông giải ngũ vào tháng 1 năm 1946, tốt nghiệp cử nhân hóa học và tham gia vào doanh nghiệp gia đình của mình, chuyên thầu sản xuất gạch và bê tông ở Worcester, bang Massachusetts. Quãng đời này thật khác xa với những ngày tháng năm 1945 khi ông vẫn còn là đặc vụ OSS, cùng Đội Hươu nhảy dù xuống Đông Dương để giúp đỡ các nhà cách mạng Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp huấn luyện quân nổi dậy chống lại quân đội Nhật – đội du kích này đã trở thành nòng cốt tiền thân của quân đội Việt Minh và QĐNDVN. Trong vai trò là thông dịch viên, nói được tiếng Pháp và tiếng Việt Nam, Prunier có lẽ là một trong những người được chuyện trò nhiều nhất với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.

Do đa số những công việc của OSS tới gần đây đã được giải mật nên Prunier, giờ đã 89 tuổi và là người còn sống cuối cùng của Đội Hươu, được truy tặng Huân chương Sao Đồng vào tháng 2 năm 2011. “Tôi rất vui được trao tặng Sao Đồng. Tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ được nhận nó”, ông nói khi được nhật báo Worcester Telegram & Gazette phỏng vấn.
Gia nhập OSS, đến Tân Trào

Thời thơ ấu ở Worcester, Prunier được cho đi học ở một trường phổ thông Công giáo nói tiếng Pháp, sau đó học ở trường cấp hai Assumption Preparatory, nơi ông được dạy bởi các thầy tu người Pháp.
“Tôi không muốn đi lính theo chế độ quân dịch vì như vậy quân đội sẽ toàn quyền quyết định nơi cử đi”, ông hồi tưởng, vậy nên năm 1942 ông tự nguyện gia nhập Lục quân, và được phép học hết năm thứ 3 tại trường Cao đẳng Assumption. Do lý lịch và khả năng ngoại ngữ, ông được đưa vào Chương trình Huấn luyện Đặc biệt của Lục quân tại Đại học Berkeley để học tiếng An Nam (cách người Mỹ gọi tiếng Việt Nam khi đó). “Ngôn ngữ này thật khó”, ông kể. “Nó đơn âm với 6 âm điệu, mà tôi thì hoàn toàn mù về nhạc”. Để những người lính – học viên làm quen với môi trường nơi được cử đi, bên cạnh việc học ngoại ngữ - tới 4 tiếng mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần – lớp học cũng giảng cả về lịch sử, địa lý, chính trị, và văn hóa Việt Nam.
Năm 1943, một sĩ quan OSS tiếp cận ông và hai người khác để đề nghị “một nhiệm vụ tình nguyện ở Đông Dương”. Prunier kể rằng cả ba người đều từ chối vị sĩ quan này sau khi biết rằng “cơ hội sống sót chỉ là 50%”. Sau khi hoàn thành khóa học tại Berkeley năm 1944, ông được cử tới trường phân tích mật mã ở bang Missouri, nơi ông được đưa vào danh sách một đơn vị bộ binh, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của Đồng minh vào Pháp trong Thế chiến thứ II. Nhưng vào đêm trước khi đơn vị lên tàu, Prunier được lệnh đến Washington để gia nhập OSS. “Đó chẳng phải là tình nguyện”, Prunier nói, nhưng vào lúc ấy, như ông thừa nhận, “tôi cảm thấy vui”.
Bên cạnh việc phải trải qua một chuỗi những thử thách tâm lý, chương trình huấn luyện khắc nghiệt của OSS còn gửi Prunier tới đảo Catalina ở California để huấn luyện kỹ năng sống sót và các bài học judo. “Chúng tôi học cách giết và ăn thịt dê, học cách mò bắt và ăn bào ngư”, ông kể. Khi hoàn thành chương trình đào tạo, ông được đưa lên tàu vào tháng 4 năm 1945, cùng 3000 người khác, tất cả được chuyển đến Calcutta. Từ đó, ông được bay qua dãy Himalaya để tới căn cứ OSS tại Côn Minh, Trung Quốc.
Tại Côn Minh, Đội Hươu được hình thành vào tháng 5, tháng 6 năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc OSS Archimedes Patti. Đội trưởng là Thiếu tá Allison Thomas, trước đó từng là công tố viên ở bang Michigan trước khi làm việc với tình báo Anh trong thời chiến. Các thành viên khác ngoài Prunier còn có một điện đài viên người Mỹ là thượng sĩ William Zielski, và để thử nghiệm xem lực lượng cách mạng Việt Nam có chấp nhận sự giúp đỡ của người Pháp hay không, người ta đưa vào một sĩ quan Pháp cùng hai sĩ quan người Pháp gốc Việt.
“Trước khi Đội Hươu nhảy dù xuống Tân Trào, không ai biết nhiệm vụ là gì”, Prunier hồi tưởng, “chỉ biết rằng ‘Mr. Hồ’ đang ở Tân Trào, và rằng chúng ta phải huấn luyện cho lực lượng của ông”.
Sau này Prunier mới biết rằng nhiệm vụ được hình thành khi Hồ Chí Minh gặp trung úy Charles Fenn, người muốn xây dựng một quan hệ hợp tác để giải cứu các phi công của Đồng minh, đồng thời gửi báo cáo tình báo và thời tiết cho Đồng minh. Fenn và OSS muốn được cung cấp thông tin tình báo về các động thái và vũ khí của quân đội Nhật. Họ đã được Hồ Chí Minh đồng thuận để đổi lấy sự hỗ trợ của Mỹ cho các lực lượng yêu nước ở Việt Nam. Tuy OSS không biết rõ Hồ Chí Minh là ai, nhưng họ đồng ý huấn luyện một đơn vị nhỏ. “Phía Đồng minh cho rằng Nhật Bản đang muốn dùng Đông Dương làm bàn đạp tấn công phía Nam của Trung Quốc”, Prunier nói. “Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp lực lượng du kích quấy rối quân Nhật. Chúng tôi đã cùng họ phá hủy đường ray tàu hỏa, các cơ sở viễn thông. Nhưng không đối đầu trực tiếp với quân Nhật vì chúng tôi không đủ hỏa lực”.
OSS ban đầu định để cho Đội Hươu hành quân bằng đường bộ dài 300 dặm (gần 483 km) tới Tân Trào, nơi đặt các trại huấn luyện quân nổi dậy. Nhưng người Trung Quốc cảnh báo OSS rằng quân Nhật đang chờ sẵn ở biên giới để ngăn chặn mọi lực lượng của phía Đồng minh. Vì vậy, thay vì đi bộ, từng thành viên của Đội được vận chuyển bằng máy bay nhỏ loại Piper Cub tới thị trấn Po Sah, cách biên giới Việt Trung khoảng 50 dặm (80 km), nơi đóng vai trò đầu mối liên lạc giữa Côn Minh và Tân Trào. Một buổi sáng ngày 16/7/1945, sáu thành viên Đội Hươu lên một chiếc máy bay C-47, nhưng khi tới nơi viên phi công không thể nhìn thấy những chiếc khăn trắng làm ám hiệu cho biết mặt đất bên dưới là khu vực an toàn. Cuối cùng, Prunier, Thomas, và những thành viên khác đều đánh liều nhảy xuống. Tới mặt đất, trong khi đang thu xếp dù, họ nhìn thấy vài chục người tiến đến, không rõ là người Trung Quốc hay Việt Nam. Đa số là các thiếu niên, “Thiếu sinh quân”, Prunier hồi tưởng, ngoại trừ một người thấp hơn, mặc áo vải lanh màu trắng, đi giày đen, đội mũ phớt cũng màu đen, được mọi người gọi là “anh Văn”. Phải sau này nhóm đặc vụ mới được biết tên của ông là Võ Nguyên Giáp.

Huấn luyện đội quân Việt Minh

Được dẫn tới làng Tân Trào, nhóm được đón tiếp với một biểu ngữ bằng tiếng Anh có nội dung “Chào mừng các bạn Mỹ của chúng tôi”. Pruner sau đó được biết biểu ngữ này được làm bởi hai người Mỹ: trung úy Dan Phelan, nằm vùng tại Trạm Trợ giúp Không lực từ Mặt đất, có chức năng giải cứu phi công Mỹ bị rơi xuống trong vùng; và Frankie Tan, một người Mỹ sinh ra trong khu phố Chinatown ở Boston, một thành viên mạng lưới gián điệp làm việc cho Texaco và hoạt động ở Việt Nam từ 1944. “Họ bán thông tin tình báo thu lượm được cho các bên – Mỹ, Pháp, Anh”, Prunier kể.
Địa điểm huấn luyện có kích thước không lớn hơn 200 bộ (183 m) nhân 300 bộ (274 m), xung quanh là các lán. Nhóm OSS sống trong các lán trên núi. “Có một dòng suối, và họ xẻ ống bương đưa một ít nước về, thứ nước từ núi ra ấy rất tuyệt, lạnh băng”, Prunier nói.
Khi Prunier và cả nhóm gặp Hồ Chí Minh lần đầu, người mà họ chỉ biết qua cái tên “Hồ”, họ thấy ông gầy guộc “chỉ toàn da với xương”, bị ốm yếu vì những căn bệnh nhiệt đới như lỵ và sốt rét. Tuy ông nói thông thạo tiếng Pháp, nhưng không chấp nhận nói ngôn ngữ này, thay vào đó chỉ nói chuyện với Prunier bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ngay lập tức tỏ sự không tin tưởng các sĩ quan người Pháp và người Pháp gốc Việt trong nhóm, và yêu cầu họ quay trở về Côn Minh. Phải mất thêm một tuần những người Mỹ thay thế mới có mặt: bác sĩ quân y Paul Hoaglund, chuyên gia vũ khí – thượng sĩ Lawrence Vogt, và Trung sĩ Aaron Squires, người cũng đồng thời là một nhiếp ảnh gia. Thành viên cuối cùng là Trung úy René Defourneaux, một người Pháp thoát li trở thành công dân Mỹ.
Ngay khi tới nơi, ưu tiên hàng đầu của Hoaglund là điều trị cho Hồ Chí Minh, và ông đã nhanh chóng hồi phục. “Ông Hồ không có vẻ là một chỉ huy quân đội, dù những người lính của ông thể hiện sự tôn kính như với ông nội”, Prunier nói. “Ông không tạo ấn tượng với chúng tôi rằng ông sẽ trở thành một lãnh đạo quân đội, hay lãnh tụ tương lai của Việt Nam.”
“Tôi nói chuyện với ông và kể rằng tôi đến từ Massachusetts”. Ông nói “Tôi còn nhớ Boston”. Nhà cách mạng vóc người nhỏ nhắn này từng làm bếp ở London và New York, và từng có mặt trong một du thuyền cập bến Boston. “Điều thú vị mà tôi được thấy là ông dùng giấy viết của Khách sạn Parker ở Boston để viết”, Prunier nói. “Ông kể cho tôi về thời gian ông ở thành phố New York, và sự ngạc nhiên về quyền tự do mà người da màu, người Trung Quốc, và người châu Á ở đây được hưởng”.
Khi Đội Hươu bắt đầu huấn luyện đội quân Việt Minh khi ấy mới được thành lập, những vũ khí duy nhất mà quân nổi dậy có khi ấy là súng hỏa mai nòng ngắn (musketoon) và một số ít súng thu được của Pháp. “Họ không được vũ trang tốt và thiếu khả năng sử dụng vũ khí”, Prunier nói. OSS thả xuống những thùng chứa súng trường M-1, bazooka, súng cối 60 mm, và súng máy loại nhẹ, vừa đủ để trang bị cho 80 người. “Người Việt háo hức và học được cách tháo lắp súng M-1 sau ít giờ đồng hồ”, Prunier kể.
Tổng thời gian nhóm OSS dành để huấn luyện người Việt chỉ kéo dài ít tuần trong tháng 7 và tháng 8. Nhóm đã cung cấp cho ông Giáp những kỹ năng chiến trận cơ bản, nhưng “những điều họ học được về chiến tranh du kích là sau này, vì chúng tôi không có đủ thời gian để hướng dẫn họ”, Prunier kể.
Ngoài Võ Nguyên Giáp, nhóm còn huấn luyện cho ít nhất hai chỉ huy quân sự cấp cao khác, trong đó có tướng Đàm Quang Trung, người từng khiến quân Pháp và sau này là quân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam phải đau đầu. “Đây là một nhóm được tinh tuyển từ nhiều nơi của Việt Nam”, Prunier nói. “Họ hoàn toàn không phải là một đám đông nông dân ô hợp”.
Khi nghe tin về vụ ném bom nguyên tử của Mỹ, những người chủ nhà Việt Nam chia vui cùng Đội Hươu vì biết rằng kết thúc Thế chiến thứ II đã gần kề. Ngày 15/8, Hoàng đế Nhật Bản Hiroshito thông báo trên toàn quốc về quyết định đầu hàng. Nhiệm vụ của OSS ở Việt Nam tới đây về cơ bản đã hoàn thành. Ngày hôm sau, Prunier nhớ lại, Chính phủ Lâm thời của Hồ Chí Minh họp tại Tân Trào. “Chúng tôi thấy rằng tình hình đã đến lúc ra đi”, ông nói. “Chúng tôi gặp ông Hồ, và Thomas nói lời từ biệt với ông”. Đội Hươu “đi cùng ông Giáp, Quang Trung, và khoảng 20 – 30 chiến sĩ Việt Minh đi xuyên vào rừng”, hướng về Hà Nội, Prunier kể.
Ngày 19/8, đơn vị của ông Giáp gặp một đồn của Nhật tại Thái nguyên. Việt Minh, háo hức muốn thử nghiệm những gì đã được nhóm OSS hướng dẫn, đã lên kế hoạch tấn công đồn. Theo Prunier, nhóm đặc vụ Mỹ được lệnh qua radio từ Archimedes Patti ở Côn Minh rằng không được tham gia vụ việc này, không được nhận tù binh, và phải án binh bất động. Nhưng Thiếu tá Thomas không nghe theo chỉ đạo này. Ông đã tham gia vào trận chiến và kể lại cho chúng tôi. “Một vài người của Việt Minh bị giết còn bao nhiêu lính Nhật chết thì tôi không biết”, Prunier nói. “Tôi nghĩ là với trận đánh này, ông Giáp muốn chứng minh cho chúng tôi thấy những kinh nghiệm quân sự mà họ đã học được”.
Sau trận chiến ở Thái Nguyên, nhóm OSS được cấp vài người dẫn đường, còn ông Giáp rời đi cùng đa số những người lính khác. Đội Hươu đi tiếp 40 dặm (64 km) nữa đến Hà Nội, tới nơi vào ngày 9 tháng 9. Ông Hồ đã tới Hà Nội từ trước và tuyên bố Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 – trùng với ngày Nhật Bản chính thức đầu hàng Mỹ tại chiếc bàn trên chiến hạm Missouri. Ông Hồ đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ trong bản tuyên ngôn của mình. Theo suy nghĩ của Prunier, có thể ông đã có ý tưởng này sau nhiều lần thảo luận với Trung úy Dan Phelan.
Trong ký ức của Prunier, Hà Nội là một thành phố đẹp, với những con đường lớn với các biệt thự, nhưng khi quân Tàu Tưởng tràn vào, “chúng thật là một bọn hạ lưu… một đám lưu manh. Trong khi Việt Nam đang có nạn đói thì chúng đi ăn cướp các nhà”.
Trước khi rời khỏi Hà Nội vào ngày 16/9, Prunier có gặp ông Hồ và ông Giáp một lát. Hồ Chủ Tịch đã tặng Prunier một tấm thảm lụa để bày tỏ lòng biết ơn những trợ giúp của ông.
Prunier sau đó bay về Côn Minh và được bố trí tạm thời vào một đơn vị tình báo ở đây. Một tháng sau, ông quay lại Hà Nội để thiết lập một trụ sở chi nhánh của OSS, nơi ông phục vụ việc xử lý những vụ phạm tội ác chiến tranh của Nhật đối với người Việt và người Pháp. Vì công việc này không được chú trọng nhiều trong tổ chức nên ông có khá nhiều thời gian rảnh rỗi để đi khám phá thành phố, và gặp được những người lính ông từng huấn luyện, trong đó có Thai Buc, một người phiên dịch từ thời ở Tân Trào. “Ông ấy như một người anh em”, Prunier kể. Tổ chức OSS bị giải tán vào tháng 10, và tới tháng 11 Prunier được lệnh về nhà để giải ngũ.

Nhìn nhận về Đội Hươu từ hai phía

Chính phủ Mỹ chưa bao giờ thẩm vấn Henri Prunier về nhiệm vụ của ông, hoặc về những người lính trong quân nổi dậy mà ông giúp huấn luyện ở Việt Nam. Tuy có vài lần ông được mời gia nhập CIA, vốn được thành lập năm 1947, nhưng “Tôi không hứng thú”, ông nói. Thay vào đó, ông tham gia vào việc kinh doanh của gia đình ở Worcester.
Trong 20 năm tiếp theo, sứ mệnh của Prunier ở Đông Dương hầu như bị quên lãng, trong bối cảnh nước Mỹ tập trung tất cả sự chú ý vào cuộc Chiến tranh Lạnh. Tới đầu thập kỷ 1960, khi sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam gia tăng, những thông tin về thời kỳ huấn luyện của OSS được khơi lại, và những câu chuyện về Đội Hươu lại được nhắc đến. Nhưng ngay cả lúc ấy, khi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đã trở thành những đối thủ lớn của Mỹ trên đấu trường quốc tế, vẫn không ai buồn gọi đến Prunier để hỏi ông về những kinh nghiệm cá nhân với hai vị lãnh đạo này. Đến tháng 3 năm 1968, khi nước Mỹ có 500 nghìn lính ở Việt Nam, một số bức ảnh chụp Đội Hươu trước đây chụp bởi trung sĩ Squires được đăng trên tạp chí Life trong bài viết về Hồ Chí Minh. “Vài người quen nhận ra tôi, và họ liên hệ đến các tổ chức truyền thông địa phương”, Prunier nói. Ông được cấp tốc gọi đến phỏng vấn tại đài truyền hình WTAG và nhật báo Worcester Gazette của Worcester.
Chính trong những cuộc phỏng vấn đó mà nước Mỹ được Prunier cung cấp những thông tin mà rất ít người (nếu có) trong chính phủ Mỹ biết, với những nhìn nhận cơ bản về các vị lãnh đạo của Việt Nam từ thời kỳ họ còn đang xây dựng đường lối ban đầu. “Tiếng nói của ông Hồ luôn hướng đến quyền lợi của đa số nhân dân ông”, Prunier nói. “Ông ấy muốn họ giành được độc lập… Ông không thấy có gì là mâu thuẫn, giữa việc làm một người Cộng Sản, với việc hi vọng vào một đường lối dân chủ cho nhân dân…”
Prunier sau này có một ít lần nói chuyện trước công chúng, nhưng sớm dừng lại vì ông không muốn được nhìn nhận như một nhà hoạt động chống chiến tranh. “Sau khi trả lời phỏng vấn năm 1968, tôi đã nhận được vài cuộc gọi điện thoại với nội dung mạt sát. “Họ cho là tôi thần tượng Hồ Chí Minh. Tôi không thần tượng Hồ Chí Minh. Tôi đơn thuần chỉ nghĩ rằng người Việt là những con người tuyệt vời, và rất ham học hỏi”.
Trong khi Mỹ ngày càng sa lầy tại Việt Nam và cuối cùng phải tháo lui trong xấu hổ, câu chuyện của Prunier về Đội Hươu càng mờ đi trong tâm trí người Mỹ. Nhưng ở Việt Nam thì khác, những sự trợ giúp của họ cho Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp năm 1945 được coi là một phần trong trang sử mới của đất nước.
Năm 1995, Dự án Hòa giải Mỹ - Đông Dương, tên của một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ cách đấy một thập kỷ, đã cung cấp một cơ hội để những thành viên Đội Hươu ngày nào được đến Hà Nội, thăm lại địa điểm huấn luyện ở Tân Trào, và gặp gỡ những người lính họ từng hướng dẫn từ nửa thế kỷ trước. Có hai thành viên tham gia được sự kiện này là Prunier và Thomas. Trong lần đến Hà Nội ấy, tướng Giáp đã nhận ra Prunier, và vị tướng già thể hiện lại tư thế ném lựu đạn với trái cam. “Tôi đã huấn luyện cho ông Giáp. Tôi thấy bồi hồi khó tả vì ông ấy nhận ra tôi”, Prunier nói. “Ông ấy đi tới chỗ tôi và chỉ nói ‘yes, yes, yes!’” Một người lính Việt Nam khác thì vui sướng nắm lấy cánh tay tôi và reo lên, “Prunier! Prunier!”, nhắc đi nhắc lại. Đó là lần đầu tiên Prunier nhận ra những người Việt Nam dành cho mình và Đội Hươu sự quý trọng như thế nào.
Năm 2009, Henry Prunier quyết định hiến tặng tất cả giấy tờ, ảnh chụp, các bức vẽ, báo cáo, và có lẽ thứ quan trọng nhất, bộ quân phục Lục quân Mỹ của mình, cho Bảo tàng Lịch sử Quân đội tại Hà Nội. Giám đốc bảo tàng, Thiếu tướng Lê Mã Lương, một cựu chiến binh chiến dịch Khe Sanh, đã gọi món quà của Prunier là “một trong những món quà lịch sử hiến tặng đáng kể nhất mà bảo tàng từng được nhận”.
Ngày 23 tháng 2, 2011, khi được nhận Huân chương Sao Đồng, Prunier nhớ lại những ngày thực hiện nhiệm vụ tuyệt mật của OSS giao cho Đội Hươu tại Việt Nam, được thực hiện trong một thời khắc lịch sử ngắn ngủi, khi mà có rất ít người Mỹ biết đến Việt Nam. “Tôi không biết những gì chúng tôi làm đã mang lại ảnh hưởng ở mức độ nào, nhưng cá nhân tôi qua đó đã được hiểu biết phần nào về người Việt Nam”, Prunier nói.
Có lẽ sau sáu thập kỷ kể từ khi Henry Prunier làm việc với OSS, sự tôn trọng dành cho người thành viên cuối cùng của Đội Hươu từ cả phía Việt Nam và Mỹ có thể được coi là một biểu tượng cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai đối thủ một thời.
(Tác giả Claude G. Berube giảng dạy tại Học viện Hải quân Mỹ và đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của Đội Hươu OSS).
Thanh Xuân lược dịch theo historynet, các tít phụ do người dịch thêm vào
http://www.historynet.com/ho-giap-and-oss-agent-henry-prunier.htm
Theo Tia Sáng
_________________
1. Office of Strategic Services: Cơ quan tình báo thời Thế chiến II của Mỹ, tiền thân của CIA
III. QUAN HỆ VỚI OSS MỸ:
Cuối tháng 8/1942, Lin cải danh thành Hồ Chí Minh, vượt biên giới qua Trung Hoa xin cầu viện và đánh phá tổ chức Hoa quân Nhập Việt của Trương Phát Khuê, Tư lệnh Ðệ Tứ Phương Diện Quân, Quảng Tây. Bị bắt giữ hơn một năm vì nhập cảnh lậu, mang giấy thông hành quá hạn. Nhờ sự can thiệp của thuộc hạ–nhất là Phạm Văn Ðồng, Hoàng Văn Hoan và nhóm Phạm Việt Tử ở Vân Nam, dưới danh nghĩa Hội Chống Xâm Lược Ðông Dương, và Hội Giải Phóng chống Nhật–Hồ lọt vào sự chú ý của Mỹ và Ðái Lập, Giám đốc Mật Vụ của Tưởng Giới Thạch. Tháng 5/1943, Hồ được tạm thích, đặt dưới sự kiểm soát của Tướng Hầu Chí Minh, đại diện Trung Hoa Quốc Dân Ðảng bên cạnh Trương Phát Khuê và chỉ đạo thất Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội (VNCMÐMH, tức Việt Cách hay Ðồng Minh Hội) ở Liễu Châu. Tổ chức này do Trương Bội Công cầm đầu, với sự tham gia của Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Hoàng Lương và nhóm Kiến Quốc Quân khoảng 500-600 người của Thượng sĩ Lương Văn Ý.
Ngày 10/9/1943, Hồ được tự do. Tháng 9/1944, Hồ về nước, mang theo 18 cán bộ Việt Cách đã được Trung Hoa huấn luyện. Việc hồi hương của Hồ như một mũi thuốc bổ chích vào cánh tay Việt Minh. Hồ kịp thời bác quyết định nổi dạy theo gương Nam Kỳ năm 1940 của BCUTƯ. Thêm vào đó, du kích Việt Minh mới giải cứu được một phi công Mỹ bị bắn rơi, đưa về Tổng Hành Dinh. Hồ muốn dùng phi công Shaw làm chất xúc tác liên lạc với Bộ Tư lệnh Phi đoàn Cọp Bay của tướng Claire Chennault tại Côn Minh.
Ngày 22/12/1944, Hồ giao cho Giáp trách nhiệm thành lập Ðoàn vũ trang tuyên truyền giải phóng, tức tiền thân Quân Ðội Nhân Dân [QÐND] hiện nay.
Những nỗ lực đầu tiên móc nối với Mỹ trong tháng 2/1945 bị thất bại. May mắn, giữa lúc đó xảy ra chiến dịch Meigo của Nhật. Hầu hết những nguồn tin tình báo tại nội địa Ðông Dương do Pháp [France Libre] và Hoa kiều [GBT] cung cấp đều bị cắt đứt. Các viên chức Mỹ bèn quyết định sử dụng Hồ và Việt Minh, song song với các quân nhân Pháp đã bỏ chạy qua Trung Hoa như Trần Văn Ðôn, Lê Văn Kim, Monfort, v.. v.. đang tập trung huấn luyện ở Bách Sắc. Ngày 27/3/1945, Tướng Chennault tiếp kiến Hồ tại Côn Minh. Sau đó Hồ được đáp phi cơ qua Bách Sắc để giới thiệu với Trương Phát Khuê và viên chức Mỹ. Ðại tá Paul Helliwell, Giám đốc OSS Secret Intelligence [SI] Branch tại Trung Hoa, cử Ðại úy Archimedes Patti, Phụ tá đặc trách Ðông Dương, nghiên cứu về Việt Minh, gặp Hồ ở Bách Sắc, ngày 27/4/1945, trước khi Hồ cùng hai nhân viên Mỹ Frank Tan, đại diện AGAS, và Mac Shin. Cuối tháng 4/1945, Frank Tan cùng Mac Shin vượt biên trở lại nội địa. Tình báo Pháp ghi HCM nhận được tài trợ ít nhất 1 triệu quan TH [500 MK] một tháng. (22)

A. TOÁN CON NAI [DEER TEAM]:
Tháng 5/1945, Hồ phong Giáp làm Tư lệnh Việt Nam Giải Phóng Quân, mở đường về phía tây nam, thành lập căn cứ ở Kim Lung [Luông], huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, phía tây Thái Nguyên và Quốc lộ 3 (Hà Nội đi Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng). Hồ mang Frank Tan cùng Mac Shin theo về Kim Lộng. Cùng đi có 44 người hộ vệ, và 25 phu thồ súng tiểu liên Sten, Thompson, carbines, đạn dược, dụng cụ truyền tin. Cuối tháng 5/1945, Trung úy Dan Phelan nhảy dù xuống Kim Lộng. VM làm một phi trường nhỏ để phi cơ thám thính L-5 có thể hạ cánh.
Ngày 16/7/1945, toán biệt kích Con Nai [Deer Team] của Thiếu tá Allison K. Thomas nhảy dù xuống căn cứ Kim Lung (Luông). Mỹ còn gửi xuống một toán OSS thứ hai, vì Hồ không chấp nhận cán bộ Pháp hay Việt trong quân đội Pháp (đang huấn luyện ở Bách Sắc). Từ đầu tháng 8/1945, Deer Team huấn luyện khoảng 100 “bộ đội Việt Mỹ” do Hồ cung cấp. Theo Thomas, Giáp là “Văn,” nhân vật thứ hai trong Ủy Ban Lãnh Ðạo chín [9] người của Mặt Trận Việt Minh. Trong công điện gửi về Côn Minh ngày 17 và 20/7/1945, Thomas cho rằng Hồ Chí Minh (M. C. Hoo) hay Văn [Võ Giáp] không phải là Cộng Sản. Mặt Trận Việt Minh [VML] chỉ muốn độc lập và tự do. Hai tháng sau, trong báo cáo tổng kết ngày 17/9, dù ngưỡng mộ cả Hồ và Văn, Thomas nhận định họ khuynh tả, và theo Ðại úy Patti, Hồ là một cán bộ Cộng Sản chính gốc [an outright Communist]. Thomas cho rằng tất cả lãnh tụ Việt Minh, kể cả Hồ và Văn, nếu không phải là Cộng Sản thuần thành thì cũng tả khuynh; một số có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa [socialism]. Nhưng đại đa số đoàn viên chưa bao giờ nghe đến tiếng Cộng Sản, hay hiểu Cộng Sản là gì. Với Mỹ, theo Thomas, Hồ và Văn rất thân thiện, chăm sóc tận tình. Quan trọng hơn cả, Thomas thủ diễn vai đặc sứ của Hồ, gửi ra ngoài tất cả những tin tức về Việt Minh, nhất là mục đích đòi độc độc lập, tự do trong vòng từ 5 tới 15 năm. (23)Trích từ Hopluu

Những entry liên quan đã đi trên blog Giao:
- Chiến công đầu tại Thái Nguyên năm 1945 : Tình cảm cá nhân của anh Văn đã chinh phục Thomas
- Người Mĩ cùng Việt Minh đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 : Không phải Patti, mà là Thomas - Đồi phong Tướng và ATK Định Hóa : Vị trí của Thái Nguyên trong kháng chiến
- Hơn một tuần lễ ở Thái Nguyên : Vai trò trọng yếu của giải phóng Thái Nguyên đối với Cách mạng Tháng Tám
- Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét