Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Tajikistan hiến một phần lãnh thổ cho Trung Quốc để xóa nợ

Hậu quả của vay nước ngoài tràn lan:
Tajikistan hiến một phần lãnh thổ cho Trung Quốc để xóa nợ
Vladimir Konkin, newsland.comKichbu posted on 13.05.2013
Chính phủ nước cộng hòa đã hiến một phần lãnh thổ củaTajikistan cho CHND Trung Hoa để xóa nợ nước ngoài.
Tỉnh tự trị Gorno-Badakhshan (GBAO) của Tajikistan hứa hẹn sẽ là trung tâm xung đột tiếp theo vì các động tác của Dushanbe. Theo các thông tin của những người đối lập, Tajikistan (đa số đại diện cho lợi ích của các lãnh chúa của GBAO - chú thích của tác giả), đã cho Trung Quốc hàng trăm hecta đất để xóa nợ nước ngoài. Trong số các vùng lãnh thổ, dường như, đã trao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, - một phần lãnh thổ của huyện Gorno-Badakhshan Murghab. Đối với Trung Quốc, những vùng đất này có ý nghĩa đặc biệt, bởi vì chúng có giá trị tiềm năng chiến lược quan trọng, cho phép kiểm soát những vấn đề an ninh tại những vùng lãnh thổ tranh chấp, cũng như trong khu vực, theo một số thông tin, ở đây có các mỏ đá và kim loại quý hiếm.
Phe đối lập của GBAO cho rằng một tuần trước, ngày 6 tháng Năm, Pekin bắt đầu bành trướng vào lãnh thổ của Tajikistan, đưa binh lính Trung Quốc vào khu vực này. Họ sẽ đảm bảo trật tự trong quá trình khai thác các vùng đất dưới dạng dân sự.
Được biết, để xây dựng các công trình chiến lược, khai thác mỏ, và sản xuất, Trung Quốc lấy binh lính của mình làm lực lượng lao động. Chẳng hạn, Pekin đã dự tính xây dựng tuyến đường sắt qua Kyrgyzstan với lính xây dựng của Trung Quốc. Tình hình này đang diễn ra hôm nay ngay tại Tajikistan.

Chỉ sau hơn 20 năm độc lập của CH Tajikistan, Dushanbe đã hiến hơn 1,5 nghìn km vuông lãnh thổ của mình. Chẳng hạn, vào trung tuần tháng Một năm 2011, quốc hội của nước cộng hòa đã phê chuẩn nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới của mình, thực chất, đã dâng cho Trung Quốc gần 1,1 nghìn km vuông lãnh thổ tranh chấp, chiếm gần 0,8 phần trăm lãnh thổ của chính Tajikistan. Trong hai thập kỷ qua, giới lãnh đạo đất nước đã tặng cho Trung Quốc gần 1 phần trăm tổng lãnh thổ quốc gia. Sự thật này đã được các phương tiện truyền thông của hai nước đưa tin rộng rãi. Sau đó cũng chính quốc hội này đã bổ sung vào luật "Về đất đai", cho phép các nhà đầu tư nước ngoài khai thác các mỏ trên lãnh thổ của CH Tajikistan.

Dushanbe đã từ chối, nhưng không bác bỏ xác nhận chính thức sự thật đã tiếp tục hiến vùng lãnh thổ hiện binh lính Trung Quốc đã khai thác. Về vấn đề này, nói thêm, rất nhiều chuyên gia đã cảnh báo cộng đồng Tajikistan, thế nhưng các dự báo vẫn chỉ nằm ở mức những giả tuyên bố. Trong khi đó, như các nguồn tin ở GBAO khẳng định, hiện nay Trung Quốc đang tích cực thăm dò địa chất tại Murghab và những vùng phụ cận. Những người Trung Quốc, mà họ cùng với thời gian có thể và hoàn toàn đánh bật những người dân bản xứ ra khỏi vùng đất, đã bắt đầu xâm nhập vào khu vực này.

Chính phủ Tajikistan đáng ra phải tiến hành trưng cầu ý dân ở tỉnh Gorno-Badakhshan về vấn đề này - Hurshed Atovullo, giám đốc trung tâm điều tra báo chí của CH Tajikistan bày tỏ ý kiến của mình với "New Region-Asia". - Tôi nghĩ rằng thỏa thuận này là bất hợp pháp. Tất cả mọi người biết rõ phản ứng với quyết định này của chính phủ. Được biết, Badakhshan từ lâu đã được coi là một vùng không ổn định của Tajikistan. Trong tất cả các cuộc đàm phán với các lãnh chúa trước đây của khu vực này, chính phủ Tajikistan liên tục nêu lên vấn đề chuyển giao bất hợp pháp của một phần đất của tỉnh cho Trung Quốc.

Sự bành trường cũng được xác nhận bởi cả số liệu thống kê. Chẳng hạn, ngay vào năm 2007, theo thông tin của Cục nhập cư của Tajikistan, có 30 nghìn lao động nhập cư Trung Quốc đã vào đất nước và họ được bố trí xây dựng đường sá và các trạm điện. Nhiều người trong số họ sau khi kết thức dự án đã không trở về Tổ quốc và chọn ở lại nước Cộng hòa Tajikistan. Vào đầu năm 2010, số lượng người nhập cư từ Trung Quốc tại nước cộng hòa đã vượt quá 80 nghìn người. 

Những tham vọng đất đai ở Tajikistan từ Trung Quốc đã được ghi lại bởi các nhà sử học ngay cuối thế kỷ XIX. Được biết, vào năm 1884, Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận dưới tiêu đề "New Margelan", theo đó chính quyền hiện nay của CHND Trung Hoa đã có tham vọng đối với hơn 28 nghìn km vuông lãnh thổ Tajikistan, trong số đó hôm nay đã khai thác chỉ một phần hai mươi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét