Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Hệ thống ngân hàng đang hưởng lãi ra sao?

Hệ thống ngân hàng đang hưởng lãi ra sao?
Thùy Dung thực hiện(TBKTSG Online) – Hệ thống ngân hàng không có lãi lớn như nhiều người vẫn nghĩ. Ngoài việc phải trả lãi cho nền kinh tế hơn 300.000 tỉ đồng năm 2012, hệ thống ngân hàng đang phải gánh nhiều chi phí khác, trong đó, con số trích lập dự phòng rủi ro là không hề nhỏ.
Đây là ý kiến của ông Phạm Xuân Hòe, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, khi trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài gòn Online bên lề hội nghị “Tín dụng ngân hàng phục vụ tăng trưởng kinh tế: Những vấn đề đặt ra trong quí 1-2013 và một số khuyến nghị chính sách” diễn ra hôm 7-5 tại Hà Nội.
TBKTSG Online: Vừa qua có ý kiến cho rằng, nền kinh tế đang phải trả lãi cho hệ thống ngân hàng quá nhiều, hơn 400.000 tỉ đồng. Ông có đánh giá gì về vấn đề này?
- Ông Phạm Xuân Hòe: Đây là ý kiến của một số chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, tại sao chúng ta không đặt ngược lại câu hỏi: hệ thống ngân hàng đang trả lãi cho nền kinh tế là bao nhiêu?
Theo tính toán của chúng tôi, năm 2012, toàn bộ ngành ngân hàng đã trả lãi cho nền kinh tế khoảng hơn 300.000 tỉ đồng. Ví dụ như SCIC (Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) gửi vào ngân hàng 19.500 tỉ đồng thì một năm họ thu lãi từ ngân hàng khoảng 1.528 tỉ đồng.

Hơn nữa, hệ thống bảo hiểm của nước ta cũng chủ yếu đầu tư qua ngân hàng do các công ty quỹ của Việt Nam chưa phát triển. Điển hình là Bảo hiểm xã hội Việt Nam với số dư cuối năm 2012 trong hệ thống ngân hàng là 235.000 tỉ đồng và mỗi năm họ lấy lãi từ hệ thống ngân hàng là 18.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, khoản tiền lớn nhất là lãi tiền gửi mà hệ thống ngân hàng trả cho doanh nghiệp cũng như cho người dân là trên 280.000 tỉ đồng. Tổng cộng mức lãi mà hệ thống ngân hàng trả cho nền kinh tế năm 2012 là trên 300.000 tỉ đồng.

TBKTSG Online: Tuy nhiên, với khoản tiền thu về hơn 400.000 tỉ đồng năm 2012 thì phải chăng hệ thống ngân hàng đang lãi lớn?

- Thực tế, ngành ngân hàng có rất nhiều chi phí, không chỉ có chi phí trả lãi vay mà còn có các loại chi phí khác như thiết kế sản phẩm, khuyến mại, lương công nhân, khấu hao và đặc biệt là chi phí trích lập dự phòng rủi ro.

Như năm 2012, toàn hệ thống trích lập dự phòng rủi ro khoảng 68.000 tỉ đồng và tiếp tục trong quí 1 này tăng lên khoảng 4.300 tỉ đồng nữa.

Khảo sát của chúng tôi từ 102 đơn vị có lãi của hệ thống ngân hàng cho thấy mức suy giảm ghê gớm về mặt lợi nhuận, giảm trên 30% so với năm 2011. Ngoài ra, có 22 đơn vị thua lỗ thì mức lỗ gấp tới 7 lần so với năm trước.

Thực tế, doanh thu tín dụng không phải lãi của ngân hàng. Chính vì lầm tưởng đó nên nhiều ông chủ, nhiều doanh nghiệp nhà nước lao vào đầu tư ngân hàng, nên giờ phải thoái vốn, cơ cấu lại.

Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét