Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Bầu Đức sốc nặng trước ‘hạn’ lớn

Mong cho bầu Đức sớm tai qua nạn khỏi. Là người đã có nhiều hoạt động ở Lào và Campuchia, là 1 trong 5 thành viên sáng lập và trên danh nghĩa vẫn là đương kim Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (VILACAED)..., nên tôi rất hiểu đầu tư ở VN đã khó, sang Lào và Campuchia còn vất vả hơn. Khổ thân các doanh nhân VN hoạt động trong cơ chế mập mờ đúng sai lẫn lộn, nay đúng mai sai và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế ở cả ba nước chúng ta... Chuyện bầu Đức không chỉ các doanh nhân quan tâm mà cả đội bóng Arsenal cũng "quan ngại": Doan Nguyen Duc, the Vietnamese Arsenal fan and the land grab claims (Independent 17-5-13, xem ở cuối bài này).

Bầu Đức sốc nặng trước ‘hạn’ lớn

 - Đang gặp khó về dòng tiền, đầu ra thì lớn, đầu vào hạn chế do chưa tới kỳ thu hoạch, vụ việc Global Witness cáo buộc HAGL “chiếm đất”, hủy hoại sinh kế của người dân địa phương và môi trường như một quả bom, gây bất lợi lớn cho doanh nghiệp này.
Sóng to gió lớn
Sau nhiều lùm xùm về những khoản nợ khổng lồ rồi về định mức tín nhiệm trên thị trường quốc tế, trong những ngày giữa tháng 5 này, CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) của đại gia Đoàn Nguyên Đức lại gặp thêm một khó khăn nữa xuất phát từ cáo buộc của tổ chức Global Witness liên quan tới hoạt động trồng cao su tại Lào, Campuchia.
Cáo buộc, trên thực tế mới chỉ ở dạng cảnh báo, chưa thể coi là có giá trị pháp lý để chứng minh HAGL vi phạm. Tuy nhiên, sóng gió với Hoàng Anh Gia Lai lần này được coi là rất lớn, hơn nhiều so với vụ Fitch rút xếp hạng tín dụng của HAG hay những lo ngại về các khoản nợ khổng lồ của đơn vị này.
Sóng gió lớn là bởi vì cái mà GW cảnh báo liên quan tới các vấn đề rất nhạy cảm, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định hợp tác, làm ăn của các đối tác của Hoàng Anh Gia Lai như các bên cung cấp tín dụng, các đối tác chiến lược rót vốn vào HAG hay những khách hàng tiềm năng mua cao su như Michelin, Bridgestone...


Ngay sau khi cáo buộc được tung ra, cổ phiếu HAG đã có những phiên lao dốc. Phiên giao dịch ngày 14/5, HAG rớt gần 6% (tương đương 1.400 đồng/cp) xuống còn 21.400 đồng/cp.
Chỉ một phiên giảm giá trên, ông chủ HAG Đoàn Nguyên Đức, với khoảng 310 triệu cổ phiếu HAG đang nắm giữ, đã chứng kiến tài sản của mình bốc hơi khoảng 440 tỷ đồng. 
bầu Đức, Đoàn Nguyên Đức, Hoàng Anh Gia Lai, Global Witness, cáo buộc
  Rừng cao su do HAG đầu tư tại Lào (ảnh TN)
Tuy nhiên, con số này cũng không nói lên được nhiều điều, bởi nếu không bán cổ phiếu ra thì bầu Đức cũng không mất mát. Hơn thế, ông Đức vẫn là người không có thói quen bán cổ phiếu của chính mình, trái lại thường hay mua vào khi giá xuống.
Cái mà nhiều bầu Đức cũng như nhiều cổ đông lo ngại có lẽ là tương lai của HAG liệu có bị ảnh hưởng không, tiềm năng sinh lời của HAG có bị ảnh hưởng không nếu như hiệu ứng tẩy chay xảy ra mạnh mẽ, trước khi mọi việc được làm sáng tỏ?
Cho đến giờ, Global Witness chưa lên tiếng gì thêm, trong khi đó, bầu Đức cũng như nhiều bên liên quan bao gồm các nước cho HAG thuê đất trồng rừng đã lên tiếng phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc.
Chưa biết sự việc sẽ đi tới đâu, HAG liệu có sai phạm gì hay không, hay đã hoạt động hoàn toàn đúng với pháp luật nước sở tại, đúng với pháp luật đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và không làm ảnh hưởng tới môi trường cũng như đời sống của người dân ở các nước liên quan; song điểm đáng bàn là nếu như HAG đúng, GW báo cáo sai thì chiến lược xây dựng thương hiệu, tên tuổi, truyền thông của tập đoàn này xem ra có vấn đề cả trong nước lẫn trên thị trường quốc tế. Nó trái ngược với một thực tế là nhiều tập đoàn đa quốc gia “làm ăn không đàng hoàng” nhưng vẫn có “tiếng thơm”, danh tiếng, sống vượt trên dư luận tại Việt Nam.
Giới đầu tư trong và ngoài nước đang theo rất sát vụ việc HAG, đang nghe ngóng để đưa ra phản ứng thích hợp.
Những cửa ải trên đường phát triển
Nhìn vào quá trình phát triển của HAGL có thể thấy, ông Đoàn Nguyên Đức là doanh nhân có tầm nhìn dài hạn tốt. HAGL đã phát triển như vũ bão với quy mô tăng vượt bậc. Qua 13 lần tăng vốn, quy mô của doanh nghiệp này đã tăng gấp hơn 20 lần kể từ năm 2006 tới nay. HAG là một trong số rất ít các doanh nghiệp mang cả tỷ USD ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
bầu Đức, Đoàn Nguyên Đức, Hoàng Anh Gia Lai, Global Witness, cáo buộc
  Nhiều cửa ải chông gai trên con đường phát triển, cửa ải lần này liệu bầu Đức có vượt qua? (ảnh Thanh Niên)
Song, bầu Đức lại gặp không ít chông gai và có lẽ, khó khăn lớn nhất là bước chuyển mình từ trọng tâm BĐS sang cao su - nồi cơm chính của doanh nghiệp này trong tương lai, bên cạnh mía đường, thủy điện, khoáng sản.
Khó khăn là ở chỗ, bầu Đức đã phải vay rất nhiều tiền để đầu tư cho hàng vạn hecta trồng cao su, trồng mía ở cả Lào, Campuchia, Việt Nam và hàng trăm triệu USD cho BĐS ở Myanmar...
Tiềm năng của HAG được nhiều nhà đầu tư lớn đánh giá rất cao, được minh chứng rõ nét qua sự chung tay của các tập đoàn lớn như Temasek Holdings (Singapore), Dragon Capital... HAG đã nhanh chân thuê được diện tích đất trồng cây công nghiệp rất lớn mà rất nhiều đại gia trên khắp thế giới thèm muốn, sở hữu một diện tích lớn đất giá rẻ tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar...
Mặc dù vậy, tổng nợ trên 20.000 tỷ (trong đó nợ thực tế được bầu Đức đưa ra khoảng 16.000 tỷ) vẫn là đáng lo ngại và đây là một cửa ải mà HAG đang tìm cách vượt qua trong cả năm vừa qua.
Trong một phát biểu gần đây, bầu Đức khá tự tin khi cho biết ông vẫn ngủ ngon trên đóng nợ. Giải thích cho câu nói này, người từng đứng đầu danh sách những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam cho hay ông biết mình vẫn trong khu vực an toàn, với hầu hết các khoản vay là dài hạn, phục vụ các dự án cao su, thủy điện và những khoản đầu tư này cũng đang đến kỳ mang lại lợi nhuận.
Theo ông, HAG luôn có dự trữ tiền mặt vài nghìn tỷ để đảm bảo thanh khoản và sắp thu về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để giảm nợ xuống... Trong khi đó, tài sản của HAG rất lớn, hơn rất nhiều so với nợ và tập đoàn của ông có thuận lợi trong việc vay, hút vốn.
Gần đây, giới đầu tư cũng khá lo ngại khi HAG bị S&P và Fitch rút toàn bộ xếp hạng với lý do là không đủ thông tin cần thiết. Lo là bởi vì đây là hai tổ chức có tiếng thế giới, xếp hạng của họ ảnh hưởng tới khả năng gọi vốn của các doanh nghiệp. Có vay được vốn hay không, vay đắt hay rẻ phụ thuộc khá nhiều vào các xếp hạng này. Nhưng với HAG, doanh nghiệp này “cần một báo cáo đánh giá tín nhiệm phản ánh hợp lý hơn và sâu sát hơn nữa các hoạt động kinh doanh và đầu tư của tập đoàn. Một báo cáo quá chung chung thì không mang lại giá trị”.
Trên thực tế, gần đây, HAG vẫn khá ổn với dòng tiền của mình. Tuy nhiên, cửa ải lần này cũng khá oái ăm bởi HAG vẫn cần rất nhiều tiền để đầu tư cho hàng loạt các dự án “khủng”, trong khi đó cao su chưa tới thời điểm có nhiều doanh thu, BĐS Myanmar mới khởi động... Nếu có điều gì không hay xảy ra, HAG rất có thể rơi vào tình trạng thiếu vốn cho dù tiềm năng lớn.
Một cửa ải cũng khá khó khăn khác là HAG đang sở hữu một khối lượng tài sản mà nhiều đại gia trong và ngoài nước khác thèm khát. Làn sóng thâu tóm, sáp nhập ồ ạt gần đây có thể là một điều đáng cảnh báo với các đơn vị có tiềm năng lớn nhưng hiện đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Không biết, bầu Đức sẽ chèo lái con thuyền HAG qua thời kỳ có nhiều bão nhất hiện nay như thế nào? Bản chất của những khủng hoảng gần đây tại HAG là gì, xuất phát hoàn toàn từ nội tại của HAG hay từ một vấn đề gì khác? HAG có thực sự là một con thuyền lớn, vượt qua được giông bão, vươn ra được thế giới hay không? Câu trả lời có lẽ không chỉ nằm ở chỗ HAG đã làm gì, làm như thế nào.
Mạnh Hà


Jim Armitage: Doan Nguyen Duc, the Vietnamese Arsenal fan and the land grab claims
FRIDAY 17 MAY 2013

It’s not too often that I’m alerted to stories for this column by football fans, but in the case of Vietnamese billionaire Doan Nguyen Duc, an Arsenal blog was the prompt. The piece referred to the Gunners’ partnership with the tycoon’s company, called HAGL, and expressed serious concerns as to whether the club should be involved.
Why? Because of its alleged activities logging rainforests, forcing farmers off the land and replanting with rubber trees over vast tracts of Cambodia and Laos.

Doan Nguyen Duc, more snappily known as Bau (meaning Big Boss) is, indeed, a very big boss indeed. From humble beginnings as a carpenter, he has made himself probably the richest man in the region.

Boasting all the trappings of a western billionaire, he has bought himself a football club, was the first Vietnamese to buy a private jet, and enjoys a life of five-star luxury in the hotels where he lives for most of his time.

Questions have arisen about how he became so dramatically wealthy so quickly. It is known that he was involved in the timber industry in the 1990s at a time of rampant deforestation in Vietnam. Although he disputes any illegal activity, he painted a vivid picture of his business strategy in a Forbes interview a few years back, when he declared: “I think natural resources are limited, and I need to take them before they’re gone.”

Refreshingly honest, if nothing else.

But a new report has shone an extremely grim light on the Big Boss’s activities in the neighbouring South-East Asian countries of Laos and Cambodia. There, according to Global Witness, HAGL has been one of the main participants in a land grab that has seen tens of thousands of hectares of land gobbled up and turned into rubber plantations.

Much of that was land used by local people, often for subsistence farming. A lot was forest, on which they relied for food and medicine. The report is full of tales from local villagers of being forced off their land and being unable to feed themselves.

As one villager put it: “The company just came and invaded us. It’s similar to the past, when our enemies invaded our villages.”

As Global Witness says: “Often, the first time people learn of a plantation is when the company bulldozers arrive to clear their farms.”

HAGL and the state-owned Vietnam Rubber Group have together bought more than 200,000 hectares of land from the Laotian and Cambodian governments. Those deals are extremely opaque and difficult to track, given the use of a plethora of companies and offshore vehicles. While HAGL accepts it has bought more than 46,000, it says it is unaware of any disputes with locals and says it always acts within the law.

According to the report, the two companies “operate with complete impunity, devastating local livelihoods and the environment in the process”.

Plantation development on this scale cannot be done with Vietnamese capital alone. Western investment was needed too. So, step forward Deutsche Bank, which owns indirect stakes in both companies.

Perhaps more troublingly, the World Bank has also been supporting their activities, arguing that the plantations bring investment to the countries.

And guess where you can go if you want to invest in the Big Boss’s business? Surprise surprise, that home to such charming mining companies as ENRC, Glencore Xstrata and Vedanta, the London Stock Exchange.

HAGL’s prospectus for investors in the London flotation has fulsome warnings of the inherent risks to investors.

Some of HAGL’s ”existing projects are being developed without necessary government approvals, permits or licences”, adding that “development and operation of certain projects are not fully in compliance with applicable laws and regulations”.

And perhaps most tellingly: “The construction and operations of real estate, rubber plantation, iron ore mining, hydropower production, and furniture and granite manufacturing in a number of countries has faced opposition from the local communities where these sites are located.”

But, where do the Gooners come into all this? As well as being the club’s main distributor for merchandise in Vietnam, Duc is a keen Arsenal fan and has been photographed regularly with his hero, Arsene Wenger. HAGL has advertised at Arsenal games and Duc has even persuaded the club to play a friendly in Vietnam in the summer.

So far, the boardroom at the Emirates has been happy to take Duc’s money and connections in the fast-growing economies of South-East Asia. Arsenal said it was unaware of the allegations against HAGL, but would now be seeking its response to the Global Witness report. Many among the Arsenal faithful, however, seem distinctly unimpressed.



Bản dịch:

Hiếm khi các fan hâm mộ bóng đá mách tin cho tôi để viết bài bình luận trên trang này, nhưng trong trường hợp của nhà tỉ phú Việt Nam Đoàn Nguyên Đức, một bài blog về Arsenal lại là nguồn cung cấp thông tin. Bài viết đề cập đến quan hệ đối tác giữa Gunners (Arsenal) và công ty HAGL của nhà tài phiệt này và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về liệu câu lạc bộ bóng đá này có nên dính líu đến nó hay không.
Vì sao? Vì những tố cáo đối với công ty này về hoạt động khai thác rừng, cưỡng bức nông dân khỏi mảnh đất của họ để trồng cao su trên những khu vực rộng lớn ở Lào và Cambodia.
Đoàn Nguyên Đức, còn được biết đến cái tên sinh động hơn là Bầu Đức, đúng thật sự là một đại gia. Với xuất xứ khiêm nhường là một thợ mộc, ông tự xoay xở để trở thành một người có thể nói là giàu nhất trong khu vực.
Với những phô trương đầy đủ chẳng khác nào một tỉ phú phương tây, ông đã mua một đội bóng đá, là người Việt đầu tiên mua máy bay phản lực riêng, và tận hưởng cuộc sống trong những khách sạn năm sao sang trọng.
Nhiều câu hỏi được đặt ra về việc ông làm cách nào để trở thành giàu có tột bực một cách nhanh chóng. Được biết là ông có liên quan đến lĩnh vực khai thác gỗ từ những năm 1990 trong giai đoạn mà nạn phá rừng đang hoành hành tại Việt Nam. Mặc dù ông bác bỏ việc hoạt động phi pháp nhưng ông lại từng phác hoạ một bức tranh đầy sống động về chiến lược kinh doanh của mình trong một bài phỏng vấn của tạp chí Forbes vài năm trước đây, trong đó ông tuyên bố rằng: ”Tôi nghĩ tài nguyên thiên nhiên thì giới hạn, và tôi cần phải khai thác chúng trước khi cạn kiệt.”.
Hoàn toàn chân thực, không quanh co.
Nhưng một báo cáo mới đây đã chiếu một luồng sáng cực kỳ khắc nghiệt vào những hoạt động của ông Bầu tại những quốc gia Đông nam Á láng giềng là Lào và Cambodia. Theo tổ chức Global Witness, ở đấy HAGL là một trong những nhân vật chính tham gia vào quá trình cưỡng chế đất đai trong đó đã có đến hàng nghìn héc ta đất bị ngốn trọn để biến thành các nông trại trồng cây cao su.
Phần đông là đất đai sử dụng của người dân địa phương, thường dùng để canh tác tự sống. Có rất nhiều đất rừng vốn là nguồn lương thực và thuốc men của người dân. Bản báo cáo chứa đầy những câu chuyện về những người dân địa phương bị cưỡng chế khỏi mảnh đất của mình và không còn khả năng kiếm sống.
Một người dân làng kể: ”Công ty này đến và xâm chiếm chúng tôi. Cũng tương tự như ngày xưa, khi kẻ thù xâm chiếm làng mạc của chúng tôi.”
Theo Global Witness: ”Thường thì người dân mới biết đến đồn điền chỉ khi những xe ủi đất của công ty đến san bằng ruộng rẫy của họ.”
HAGL và Tập đoàn Cao su Việt Nam của nhà nước đã mua hơn 200 nghìn héc ta đất từ chính phủ Lào và Cambodia. Những hợp đồng này thì cực kỳ mơ hồ và khó để theo dõi vì việc sử dụng nhiều công ty con và những phương tiện nằm ở nước ngoài. Trong khi HAGL thừa nhận là đã mua hơn 46 nghìn héc ta đất, họ nói rằng không có bất kỳ tranh chấp nào với dân địa phương và bảo rằng họ luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Theo bản báo cáo, hai công ty trên ”hoạt động hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát, tàn phá đời sống người dân địa phương và môi trường.”
Việc xây dựng đồn điền ở mức độ như thế này thì không thể thực hiện được chỉ với vốn đầu tư của Việt Nam. Còn cần có cả đầu tư từ phương Tây. Vì thế Ngân hàng Deutsche đã nhúng tay vào và mua cổ phần trực tiếp từ cả hai công ty trên.
Vấn đề có lẽ nghiêm trọng hơn khi Ngân hàng Thế giới cũng hỗ trợ những hoạt động của họ với lập luận rằng các đồn điền giúp đưa nguồn đầu tư vào các quốc gia này.
Và hãy thử đoán xem bạn phải tìm ai nếu muốn đầu tư vào kinh doanh của ông Bầu? Ngạc nhiên chưa, đấy là nơi của những công ty khai thác mỏ đầy hấp dẫn như ENRC, Glencore Xstrata và Vedanta - Thị trường Chứng khoán London.
Thông tin chào hàng đầu tư vào cổ phiếu của HAGL ở London đã đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ về những rủi cố hữu cho các nhà đầu tư.
Một số “công trình hiện tại của HAGL đang được phát triển mà không có sự phê chuẩn, giấy phép hoặc môn bài cần thiết của chính quyền,”, ngoài ra ”việc phát triển và hoạt động của một số công trình không hoàn toàn tuân theo những luật lệ thích hợp.”
Và có lẽ nổi bật hơn hết là: ”Việc xây dựng và hoạt động trong các lĩnh vực nhà đất, đồn điền cao su, khai thác quặng sắt, sản xuất thuỷ điện, sản xuất bàn ghế và đá hoa cương trên một số quốc gia đã gặp phải chống đối từ các cộng đồng địa phương nơi các doanh nghiệp đang đặt cơ sở.”Nhưng Arsenal thì liên quan gì đến những việc này? Bên cạnh là nhà phân phối chính các sản phẩm mang thương hiệu câu lạc bộ tại Việt Nam, Đức còn là một cổ động viên sáng giá của Arsenal và thường xuyên được chụp ảnh cùng với thần tượng của mình là Arsene Wenge. HAGL đã đăng quảng cáo tại các trận bóng của Arsenal và thậm chí Đức còn thuyết phục đội bóng này đến giao đấu hữu nghị tại Việt Nam vào mùa hè.
Cho đến nay, các ông chủ tại sân Emirates vẫn hoan hỉ nhận tiền của Đức cũng như mối quen biết với những khu vực kinh tế đang phát triển nhanh chóng tại Đông nam Á. Arsenal nói rằng họ không biết được những tố giác về HAGL, nhưng sẽ tìm cách trả lời về bản báo cáo của Global Witness. Tuy nhiên những cổ động viên thuần thành Arsenal rõ ràng là không ấn tượng mấy.


Tung DDKhông bàn về sự đúng sai ở đây, tôi vẫn rất thích tính cách quyết liệt của bầu Đức trong mọi tình huống, đó cũng là tố chất cần có để làm người lãnh đạo và truyền lửa..., sẽ tuyệt vời hơn nếu tôi có cơ hội phấn đấu và học hỏi cùng ông ấy.

18/05/2013 11:41
0 0

AN Lê: Mâu thuẫn trọng sự phát triển là ở chỗ đó .Cái chính là sự dung hòa giữa quyền lợi của các đại gia và người dân .Muốn có cao su phải phá rừng ,muốn có thủy điện phải phá rừng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng hợp pháp và không hợp pháp và người dân mất đất môi trường bị tàn phá.Chẳng phải ngay ở Việt Nam những cánh rừng do các đại gia phá khai thác gỗ phá làm thủy điện đã làm bao người dân khốn khổ đó sao ?Họ không bảo đảm được cuộc sống tối thiểu của người dân và môi trường trong khi lợi nhuận thì kinh khủng nhưng không hề chia sẻ cho người dân.Tây Nguyên bây giờ như hoang mạc những mảnh đồi sa mạc hóa thiếu nước trầm trọng người dân vẫn lang thang suốt hai mùa mưa nắng .Con cháu chúng ta sẽ sống ra sao nếu ngày mai sa mạc hóa toàn cầu
18/05/2013 11:13
0 0

D.X.Trường: Đọc các thông tin về đánh giá của Global Witness về HAGL và TĐCS tôi thấy hơi lạ là hai công ty này đều có lỗi giống nhau, tuy nhiên một bên thì gia sức thanh minh, còn một bên thì hoàn toàn im lặng (không thèm quan tâm). Tất nhiên hình thức hoạt động của hai công ty này hoàn toàn khác nhau, HAGL đã lên sàn CK còn TĐCS thuộc công ty nhà nước. Bản chất kinh doanh là đều cố gắng mamg lại lợi ích tối đa nên cũng có thể có những hậu quả đối với tự nhiên, môi trường và xã hội. Tôi đều không đồng tình về cách phản ứng trước dự luận của hai công ty này. Về phía HAGL nên xem xét một cách nghiêm túc đánh giá của Global Witness, những gì mình làm sai cũng nên thừa nhận và đưa ra giải pháp khắc phục, những gì mà phản ánh của Global Witness chưa chính xác cần phải có sự trao đổi phản biện công khai. Trên thế giới có nhiều tập đoàn lớn cũng đã làm như thế, sau đó công ty vẫn phát triển và được đánh giá cao. Còn phản ứng của TĐCS chẳng khác gì là coi thường dư luận cả hay đã thừa nhận các cáo buộc.
18/05/2013 11:05
0 0

Nguyễn Văn Luận: Bài viết rất hay. Mong rằng chú Đức sẽ mau chóng vượt qua. Chúc chú thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét