Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Bầu Đức: HAGL không mua bán dù chỉ là 1 cây gỗ ở Lào và Campuchia

Rất hoan hô và cám ơn nhiều báo đã đưa tin ủng hộ HAGL và VRG vì đến giờ phút này vẫn chưa có cơ quan nào của ba nước kết luận HAGL và VRG vi phạm pháp luật. Rất mong chờ Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (Vilacaed) của chúng tôi lên tiếng ủng hộ hai doanh nghiệp trên, trong đó VRG là hội viên của Hội.
Bầu Đức: HAGL không mua bán dù chỉ là 1 cây gỗ ở Lào và Campuchia
(GDVN) - Phản bác lại những cáo buộc phá rừng, hủy hoại môi trường của Global Witness, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL nhấn mạnh: Các dự án trồng cao su ở Lào và Campuchia, HAGL đều không khai thác hay mua bán dù chỉ một cây gỗ...
Trước cáo buộc “phá rừng” của Global Witness: HAGL “sẵn sàng đối chất"
Bầu Đức: Nói HAGL phá rừng, Global Witness báo cáo "tào lao"

HAGL có phá rừng không? Hỏi Bộ Lâm Nghiệp quốc gia ấy sẽ rõ...
Trong một báo cáo công bố vào đầu tháng 5/2013 về hoạt động của các công ty cao su tại Lào và Campuchia, tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness) cho rằng, các "ông trùm" cao su mới như Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường với những khoản đầu tư ào ạt vào cao su tại đây. Tổ chức này cho rằng HAGL và VRG đã phớt lờ luật pháp, khai thác gỗ rừng...
Ngay lập tức, phản bác lại những cáo buộc này, khẳng định trên báo Tuổi trẻ, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL nhấn mạnh: Các dự án trồng cao su ở Lào và Campuchia, HAGL đều không khai thác hay mua bán dù chỉ một cây gỗ, không phá hủy môi trường..
Ông Đức đưa ra các bằng chứng cho rằng việc cáo buộc HAGL khai thác gỗ là hoàn toàn sai sự thật.
Theo đó, quy định tại Lào và Campuchia, gỗ trên đất làm dự án là của nhà nước, HAGL chỉ được phép thuê đất trong 50 năm.

Cụ thể, sau khi ký hợp đồng cho thuê đất, chính phủ thuê một doanh nghiệp nào đó khai thác gỗ trên đất, sau đó tổ chức bán đấu giá số gỗ khai thác. HAGL chỉ nhận đất sạch chứ không đụng vào bất cứ một cây gỗ nào. Và xin nói rõ là dù được phép tham gia đấu giá mua gỗ này nhưng HAGL đã từ chối tham gia.



Ông Đoàn Nguyên Đức: Đã trồng cao su trên đất rừng 
thì phải chặt cây nhưng việc đó do doanh nghiệp khác làm

Theo bầu Đức, để kiểm chứng thông tin này không khó. Chỉ cần đến Bộ Lâm nghiệp các quốc gia này kiểm tra, xem họ đã ký cho doanh nghiệp nào khai thác, rồi số gỗ này đã bán cho ai...


"Tôi xin khẳng định rõ HAGL không tham gia khai thác gỗ, cũng không mua gỗ tại bất cứ khu đất làm dự án nào. Đã trồng cao su từ đất rừng bắt buộc phải khai hoang, chặt cây mới trồng cao su được nhưng việc đó do doanh nghiệp khác làm", ông Đức nhấn mạnh.

Mặc khác, phản đối con số 47.000 ha đất trồng cao su do Global Witness cho rằng HAGL và các công ty liên kết đã nắm giữ, bầu Đức khẳng định con số này cũng sai lệch hoàn toàn. Tại Campuchia, hiện HAGL chỉ có ba dự án do ba công ty riêng lẻ triển khai đúng luật với tổng diện tích 29.000 ha.

HAGL không làm gì khuất tất, mờ ám

Dễ thấy những ngày qua thông tin HAGL bị cáo buộc phá rừng đã ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của HAGL khi giá cổ phiếu liên tục giảm mạnh. Hiện HAGL có khoảng 30.000 nhân viên, lao động tại Việt Nam, Lào và Campuchia, chưa kể hàng chục ngàn cổ đông.

Ông Đức cho rằng sau hai phiên giảm liên tiếp, cổ phiếu HAGL đã phục hồi vì dư luận rồi cũng biết HAGL không làm gì khuất tất, mờ ám cả.

Tỉnh Attapeu của Lào vốn là tỉnh nghèo nhất cả nước. Sau năm 2008, với sự đầu tư của tập đoàn HAGL hiện nay Attapeu là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP lên tới 30% mỗi năm. Đặc biệt, địa phương này đã được đầu tư điện, đường, trường, bệnh viện... khá hoàn chỉnh. Trong đó HAGL đã xây tặng 2.000 căn nhà cùng nhiều trường học, bệnh viện, chưa kể hàng chục ngàn người dân địa phương có được việc làm.

Trên báo Thanh niên, HAGL cho rằng sẵn sàng đối chất từng vấn đề với GW, trước cáo buộc của GW, HAGL cho biết tổ chức này có liên hệ HAGL với hàng loạt câu hỏi về hoạt động của tập đoàn (dù không cung cấp hay đưa ra bất kỳ bằng chứng nào), HAGL đã gửi lời mời chính thức tới Global Witness đến thăm bất cứ dự án nào mà tập đoàn đang thực hiện. Phía Global Witness dự tính tháng 5 này sẽ đến thăm nhưng tới lúc này vẫn chưa liên lạc để sắp xếp lịch cụ thể.

Không chỉ vậy, GW còn cáo buộc Deutsche Bank, công ty tài chính quốc tế (IFC) tài trợ cho các hoạt động của HAGL và tổng công ty cao su Việt Nam tại hai nước này. Nhưng trên thực tế, cả hai đơn vị trên không hề đầu tư vào HAGL. Những cáo buộc trên khiến nhiều người băn khoăn bởi tổ chức Global Witness không phải là một tổ chức vô danh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét