Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

(2) Lịch sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thống nhất đất nước
    Từ giữa thế kỷ 18, các cuộc chiến liên tục giữa Đàng Trong với vương quốc Khmer, Ayutthaya cũng như các cuộc tranh chấp ở Đàng Ngoài làm cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại. Tới phong trào nổi dậy của Tây Sơn bùng nổ năm 1771 tại Quy Nhơn (Bình Định) đã phát triển rộng lớn đánh bại hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn, Trịnh, chấm dứt việc chia đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa. Nhà Tây Sơn đã đánh bại 5 vạn quânXiêm La (năm 1784) tại miền Nam và 29 vạn quân Mãn Thanh (năm 1789) xâm lược tại miền Bắc. Nguyễn Huệ chính thức trở thành vua của Đại Việt lấy niêu hiệu là Quang Trung, thống nhất hầu hết lãnh thổ từ miền Bắc vào tới Gia Định, tuy nhiên sau cái chết của ông năm 1792, nội bộ lục đục khiến chính quyền Tây Sơn càng ngày càng suy yếu.
    Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc Ánh, với sự hậu thuẫn và cố vấn của một số người Pháp, đã đánh bại được nhà Tây Sơn vào năm 1802. Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vị vua đầu tiên cai trị một đất nước thống nhất với hai đồng bằng phì nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải, năm 1804 ông cho đổi tên nước từ Đại Việt thành Việt Nam.

    Gia Long (1802-1820) đóng đô ở Huế, ông cho xây dựng kinh đô Huế tương tự như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Gia Long và con trai Minh Mạng (cai trị 1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm và phương pháp hành chính Trung Hoa. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây.
    Những nhà truyền giáo người Pháp đã có mặt ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 17. Họ cũng hỗ trợ nhân lực và vật lực cho nhà Nguyễn trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn dẫn đến chiến thắng của vua Gia Long. Đến giữa thế kỷ 19, có khoảng 450.000 người cải đạo sang Thiên chúa giáo [17]. Chính quyền thực sự lo ngại sự hình thành của một tôn giáo có tổ chức nên đã sát hại những người theo đạo Thiên chúa giáo và san bằng nhiều xóm đạo.

    [sửa]Thời Pháp thuộc

    Bài chi tiết: Pháp thuộc

    Việt Nam bị chia làm 3 kỳ thuộc Liên bang Đông Dương
    Ngày 31 tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vuaTự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng.
    Pháp tuyên bố là họ sẽ "bảo hộ" Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam), nơi họ tiếp tục duy trì các vua nhà Nguyễn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945) cùng bộ máy quan lại. Nhà Nguyễn tuy tiếp tục tồn tại ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ nhưng chỉ còn quyền lực hạn chế, mọi vấn đề lớn phải được Toàn quyền Đông Dương của Pháp thông qua. Vào năm 1885, các quan lại Việt Nam tổ chức phong trào kháng chiếnCần Vương chống Pháp nhưng thất bại. Các vua Nguyễn là Hàm NghiDuy Tân và Thành Thái có ý phản kháng đều bị Pháp truất ngôi và đưa đi đày.
    Vào năm 1887, hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương (ban đầu thủ phủ ở Sài Gòn, năm 1902 đặt ở Hà Nội). Đứng đầu Phủ toàn quyền gọi là Toàn quyền Đông Dương, là người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc kỳTrung kỳNam kỳ và Cao Miên. Đứng đầu ở 3 kỳ là: Thống đốc Nam kỳKhâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đông Pháp, trực thuộc bộ Thuộc địa. Đến năm 1893 quyền kiểm soát của Toàn quyền Đông Pháp được mở rộng thêm, bao gồm cả Ai Lao.
    Sau thất bại của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, người Pháp đã cũng cố hoàn toàn việc tổ chức cai trị tại Việt Nam. Cuộc cải cách trong giáo dục trong thập niên 1910 đã xóa bỏ hoàn toàn nền nho học với chữ Hán cả nghìn năm trong chế độ phong kiến Việt Nam để thay thế bằng phong trào tân học theo chữ quốc ngữ đã tạo ra một tầng lớp trí thức mới, đó là những người xuất thân từ truyền thống nho giáo nhưng được tiếp cận với văn hóa phương Tây. Đại diện tiêu biểu cho giới này là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã mở đầu cho phong trào Duy Tân và phong trào Đông Du vận động tăng cường dân trí, dân chủ, nhân quyền và cải cách xã hội cho người Việt trước tầng lớp người Pháp cai trị. Tuy nhiên sự phát triển các phong trào này sau đó bị chính quyền thực dân dẹp bỏ vì nhận thấy nguy cơ đối với chế độ thuộc địa của họ.
    Cuối thập niên 1920, những người Việt cấp tiến dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng. Tuy nhiên, đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc dân Đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm đó, một số thanh niên Việt Nam theo chủ nghĩa Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận Bình dân trong chính quyền Pháp.
    Nhật Bản tấn công Đông Dương vào năm 1940 và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để cho Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Chính quyền thực dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật tấn công toàn bộ Đông Dương. Ngay sau đó, Nhật thiết lập một chính quyền thân Nhật với quốc vương Bảo Đại và thủ tướng Trần Trọng Kim, đặt quốc hiệu mới đế quốc Việt Nam và quốc kỳ là cờ quẻ ly.
    Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận của Đảng Cộng sản Đông Dương được điều hành từ Pắc Bó (ở biên giới Việt-Trung) bởi Hồ Chí Minh khi ông trở về nước lần đầu tiên kể từ năm 1911 (năm ông rời Việt Nam), mặc dù ông có liên hệ với những người Cộng sản trong nước trong cácthập niên 1920 và 1930.
    Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này[18].

    [sửa]Giai đoạn từ năm 1945 đến nay

    [sửa]Tuyên bố độc lập

    Ngày 11 Tháng 3 năm 1945 khi quân đội Nhật Bản làm cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Bảo hộ của Pháp, được sự hậu thuẫn và kiểm soát của Nhật, hoàng đế Bảo Đại có ra một chiếu chỉ với nguyên văn:
    "Theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một quốc gia độc lập."[19]
    Trần Trọng Kim được bổ nhiệm làm thủ tướng một quốc gia mới với danh xưng Đế quốc Việt Nam nhưng hầu hết quyền lực do lực lượng quân quản Nhật nắm giữ. Đến ngày 14 tháng 8 năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, chính quyền Trần Trọng Kim mất chỗ hậu thuẫn không kiểm soát được tình thế, đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn vô chính phủ. Quyền lực của Pháp - Nhật không còn, tạo nên một khoảng trống quyền lực chính trị trên cả nước.
    Đúng thời điểm này, lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tổ chức thành công cuộc cách mạng tháng Tám, giành lấy quyền lực ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, họ kém thành công hơn ở miền Nam. Quyền lực của phát xít Nhật không còn, chính quyền Đế quốc Việt Nam sụp đổ sau hơn 5 tháng tồn tại, hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập và thống nhất từ miền Bắc tới miền Nam. Đầu năm 1946, một cuộc bầu cử toàn quốc đã được tổ chức. Những người Cộng sản chiếm ưu thế, song các phe phái khác cũng được mời tham gia chính phủ một cách rộng khắp. Quốc kỳ được chọn là cờ nền đỏ, sao vàng năm cánh.

    [sửa]Chiến tranh Đông Dương

    Bài chi tiết: Chiến tranh Đông Dương

    Sư đoàn 308 tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội năm 1954, sau chiến thắngĐiện Biên Phủ
    Tuy nhiên, nền độc lập của Việt Nam bị đe dọa chỉ sau 2 tuần. Ở miền Bắc, Đồng Minh chỉ định quân đội quốc gia Trung Hoa giải giới Nhật Bản. Quân Trung Hoa duy trì ở đó đến tháng 5 năm 1946 rồi chuyển giao cho Pháp trong sự chịu đựng của chính quyền Hồ Chí Minh. Ngược lại, ở miền Nam, quân Nhật được giải giới bởi quân Anh-Ấn. Sau đó, quân Anh-Ấn đã chuyển giao miền Nam cho Pháp khi Pháp trở lại miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1945. Trong suốt năm 1946chính quyền Hồ Chí Minh đàm phán hòa bình với Pháp, mặc dù hai bên cũng chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh. Chiến tranh giữa Việt Minh và thực dân Pháp bùng nổ tháng 12 năm 1946.
    Vào đầu năm 1947, Pháp có vẻ thắng và nắm được toàn bộ vị trí chiến lược của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Minh kiên trì với chiến lược "chiến tranh nhân dân" và chiến thuật du kích, tổ chức và đào tạo dân chúng cho một cuộc chiến vũ trang lâu dài. Tới năm 1949, để giảm bớt gánh nặng, Pháp đàm phán với các chính trị gia người Việt không ủng hộ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo. Pháp chấp nhận ký hiệp ước công nhận sự ra đời của một nhà nước mới là Quốc gia Việt Nam. Người đứng đầu nhà nước này là Quốc trưởng Bảo Đại, với cờ Quẻ Càn là quốc kỳ. Chính quyền này có sự tham gia của các quan lại cũ thân Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam tích cực góp quân tham gia cùng Pháp hòng dập tắt phong trào Việt Minh.
    Năm 1950, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên Xô bắt đầu trợ giúp Việt Minh vũ khí. Bên kia, Pháp được Mỹ hậu thuẫn, hỗ trợ phần lớn chiến phí, nhưng đầu thập niên 1950, thế trận của Pháp bắt đầu yếu đi ở Đông Dương. Thất bại ở trận Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954 đã kết thúc hoàn toàn nỗ lực của Pháp và Mỹ nhằm giữ Việt Nam và toàn bộ Đông Dương.

    [sửa]Đất nước chia cắt


    sông Bến Hải, ranh giới chia cắt hai miền Việt Nam (1954-1975)
    Sau trận Điện Biên Phủ, các bên tham chiến đã họp tại Genève năm 1954 để tìm kiếm phương cách giải quyết chiến tranh. Kết quả Hiệp định Genève được ký kết với nội dung là sự đình chiến và tạm thời phân đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc được Pháp trao lại cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh. Miền Nam là nơi tập kết quân của Liên Hiệp Pháp và Quốc gia Việt Nam. Sau 2 năm, khi Pháp rút quân xong thì tại 2 miền sẽ tổ chức tuyển cử để thống nhất đất nước. Khoảng 1 triệu người, đa số theo Thiên chúa giáo và ở miền Bắc đã di cư vào Nam.
    Chính quyền Hồ Chí Minh xem Hiệp định Genève là một thắng lợi quan trọng vì hiệp định này nằm quy định một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956 để thành lập một quốc gia thống nhất. Họ tin rằng mình sẽ thắng cử vì uy tín rộng khắp của Hồ Chí Minh lúc đó. Tuy nhiên cuộc tuyển cử đã không bao giờ diễn ra. Người Pháp triệt thoái, người Mỹ hậu thuẫn Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng dưới quyền Bảo Đại. Người Mỹ biết rằng chính quyền Hồ Chí Minh sẽ thắng cử,[cần dẫn nguồn] nên hậu thuẫn Ngô Đình Diệm từ chối tham gia tổng tuyển cử thống nhất toàn quốc.
    Năm 1955, Ngô Đình Diệm thắng trong cuộc Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955, cho phép ông lên làm tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòaBảo Đại phải lưu vong sang Pháp.
    Ở miền Bắc, chính quyền Hồ Chí Minh kêu gọi những giá trị mang tính cộng đồng, hướng lên xã hội chủ nghĩa, bao gồm nông nghiệp tập thể. Đa số dân chúng đã ủng hộ hết mình cho chính quyền Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, một số sai lầm đã diễn ra, như cuộc cải cách ruộng đất trong thập niên 1950 đã đưa hơn hàng chục ngàn người thuộc diện địa chủ-phú nông ra đấu tố, cầm tù, giết hại [20] đã tạo ra sự xáo trộn đời sống xã hội miền Bắc trong giai đoạn đầu. Mặt khác nhiều nhà văn, nhà báo đã bị đưa đi cải tạo, kiểm điểm hoặc treo bút vì viết bài không đúng ý nhà cầm quyền trong cuộc dẹp trừ phong trào Nhân văn Giai phẩm.
    Tại miền Nam, Mỹ bắt đầu giúp chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng một nền kinh tế thị trường[21], cũng như củng cố quân đội để giữ vững chính quyền này. Vào năm 1959, số người Mỹ tại miền Nam Việt Nam chỉ vào khoảng vài trăm người, dưới hình thức là các "cố vấn" cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên những xáo trộn chính trị vào cuối thập niên 1950 tạo nên sự bất ổn lớn trong xã hội miền Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt đầu thực thi những chính sách "Tố cộng, Diệt cộng", nhiều cuộc thảm sát xảy ra như Vĩnh Trinh, Hướng Điền (Quảng Trị), ở nhà tù Phú Lợi (tàn sát hàng trăm tù nhân tình nghi là người cộng sản hoặc thân cộng bằng hơi độc). Các cuộc biểu tình của Phật giáo vốn chiếm số đông trong các tầng lớp dân chúng cũng bị đàn áp, gây mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc.

    [sửa]Chiến tranh Việt Nam

    Bài chi tiết: Chiến tranh Việt Nam
    Từ năm 1959, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn cho tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đầu thập niên 1960, lực lượng vũ trang của Mặt trận này là Quân Giải Phóng Miền Nam đã tấn công rộng lớn ở nông thôn miền nam, và mở nhiều cuộc đánh bom ở Sài Gòn. Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho Việt Nam Cộng hòavà gửi 17.500 "cố vấn" đến Việt Nam. Tuy nhiên những mâu thuẫn giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với phật giáo Việt Nam cùng với việc chống Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không đạt mục tiêu, Hoa Kỳ quyết định thay đổi chính quyền Ngô Đình Diệm bằng cách ủng hộ lực lượng quân đội. Tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa đảo chính và ám sát Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa và thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa. Sau sự kiện này Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Việt Nam Cộng hòa.
    Trên chiến trường, Quân lực Việt Nam Cộng hòa liên tiếp gặp thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt. Để cứu vãn tình thế, sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 4 năm 1964, tổng thống Mỹ Johnson có cớ ra Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, theo đó gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam trực tiếp tham chiến. Bắt đầu từ tháng 3 năm 1965 lần lượt các đoàn quân được chuyển tới chiến trường Việt Nam cùng với khoảng 20.000 "cố vấn" đã có từ trước, số lượng quân đội đội Mỹ lên tới khoảng 540.000 người vào thời điểm cao nhất. Chiến tranh bắt đầu bùng nổ năm 1964 ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với Campuchia và Lào, và các trận không kích của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam. Một bên chiến cuộc là Việt Nam Cộng hòaHoa Kỳ và các đồng minh Hàn QuốcThái LanÚcNew ZealandPhilippines tham chiến trực tiếp. Một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến, còn Liên Xô và Trung Quốc chỉ cung cấp viện trợ quân sự và lực lượng cố vấn.
    Sau giai đoạn đảo chính liên tiếp, năm 1967Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng hòa. Ở miền Bắc, Lê Duẩn là lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969.
    Đầu năm 1968, quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc tổng tấn công chiến dịch Tết Mậu Thân vào hầu hết các thành phố chính ở miền Nam Việt Nam, tuy họ thất bại về mặt chiến thuật nhưng đã làm cho Chính phủ và dân chúng Mỹ mất lòng tin vào khả năng chiến thắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Tới tháng 11 năm 1968, Johnson tuyên bố dừng hoàn toàn "tất cả cuộc không kích, pháo kích và hải chiến với Bắc Việt Nam" và đồng ý ngồi vào đàm phán. Tuy nhiên một năm sau tổng thống kế nhiệm Richard Nixon thông báo Mỹ quay trở lại, Nixon và cố vấn Henry Kissinger cho ra đời chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". Vào tháng 6 năm 1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cùng với chiến sự ở chiến trường, cả hai bên đều tìm kiếm giải pháp chấm dứt chiến tranh thông qua các cuộc hội đàm ởParis. Mãi đến tháng 1 năm 1973Hiệp định Hòa bình Paris mới được ký giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòaViệt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam sau sự thất bại nặng nề của Mỹ trong các cuộc không kích vào Hà NộiHải Phòng và các thành phố khác ở miền Bắc Việt Nam do không lực Hoa kỳ tiến hành cuối năm 1972.
    Sau hiệp định Paris 1973, quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam. Tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã tấn công vào quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát và chiếm đóng hoàn toàn quần đảo này
    Điều khoản đầu tiên của hiệp định công nhận sự "độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam. Các điều khoản khác là đình chiến và giữ lãnh thổ của mỗi bên trước khi đình chiến, tổng tuyển cử để xác định chính quyền tương lai ở miền Nam. Hiệp định nói rõ Hoa Kỳ phải triệt thoái quân hoàn toàn trong vòng 60 ngày. Mặc dù đã có hiệp định nhưng Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn, quân đội hai bên tại Nam Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm điều khoản đình chiến trong hiệp định Paris. Nhưng với sự rút quân của Hoa Kỳ cùng với quốc hội Hoa Kỳ giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa, đến giữa tháng 3 năm 1975, quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc tấn công ở Tây Nguyên khởi đầunhững chiến dịch nối tiếp nhau. Tây Nguyên rồi HuếĐà Nẵng lần lượt thất thủ. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm được Sài Gòn, chính quyền của tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng.

    [sửa]Thống nhất

    Ngày 25 tháng 4 năm 1976, hai miền của Việt Nam được thống nhất thành một quốc gia có tên chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.
    Tuy nhiên, do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan như: chủ trương thống nhất mọi mặt theo tiêu chuẩn miền Bắc (thí dụ, kế hoạch xã hội hóa toàn bộ kinh tế miền Nam nhằm hợp nhất với kinh tế miền Bắc); các cuộc tấn công liên tục của quân đội Khmer Đỏ, thiên tai và lũ lụt năm 1977 và 1978... đã làm cho quốc gia mới này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, đời sống sút kém gây ra một làn sóng người vượt biên ra nước ngoài bắt đầu từ năm 1978. Từ tiếng Anh boat people(thuyền nhân) lần đầu tiên xuất hiện cũng do sự kiện này.
    Đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt trầm trọng, tỉ lệ lạm phát lên đến 774,7% vào năm 1986. Những khủng hoảng này đã gây sức ép đổi mới cả về chính trị và quản lý kinh tế.

    [sửa]Xung đột với Campuchia, Trung Quốc

    Sau chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tháng 5 năm 1975, quân đội Khmer đỏ đã tấn công đảo Phú Quốc và Thổ Chu của Việt Nam. Từ năm 1975-1978 tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra thường xuyên, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Khmer đỏ nhiều lần tiến hành các cuộc đột kích vào sau trong lãnh thổ Việt Nam, theo thống kê có khoảng 30.000 thường dân và hàng nghìn quân lính Việt Nam bị quân đội Khmer đỏ giết hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới trong thời gian này.
    Vào tháng 12 năm 1978, quân Khmer đỏ mở các cuộc tấn công lớn vào các tỉnh biên giới từ Tây Ninh đến Kiên Giang, thị xã Hà Tiên bị chiếm. Quân đội Việt Nam tổ chức phản công, tới ngày 7 tháng 1 năm 1979 họ tiến quân vào thủ đô Phnom Penh, ngày 8 tháng 1 với sự hậu thuẫn của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia được thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch. Khoảng mười ngày sau, hội đồng này ký một hiệp ước với Việt Nam, hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Tới năm 1989, quân đội Việt Nam rút về nước.
    Sự kiện Việt Nam phản công và lật đổ chế độ Khmer đỏ ở Campuchia là một cái cớ để Trung Quốc vốn ủng hộ chế độ Khmer đỏ có lý do tấn công xâm lược Việt Nam với tuyên bố của Đặng Tiểu Bình "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học". Ngày 17 tháng 2 năm 1979, với một lực lượng khoảng 300.000 quân, Trung Quốc đã bất ngờ tất công vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam từ Móng Cái tới Lào Cai, sau đó đã chiếm được thủ phủ các tỉnh này. Sau những bất ngờ ban đầu, Việt Nam đã tổ chức phản công lại và cùng với những quân đoàn thiện chiến được chuyển từ chiến trường Campuchia ra đã dần giành lại được lợi thế, tới ngày 18 tháng 3 năm 1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân
    Sự kiện này đã gây nên cuộc khủng hoảng "nạn kiều" ở trong nước. Đầu thập niên 1980, nhiều người Hoa và Việt gốc Hoa chạy khỏi Việt Nam về Trung Hoa hoặc gia nhập nhóm "thuyền nhân" chạy sang nước khác. Cuộc chiến này cũng đưa tới việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hơn 13 năm sau tới năm 1992, hai nước mới bình thường hóa lại quan hệ ngoại giao.
    Cũng trong thời gian này, tháng 3 năm 1988 Trung Quốc mở cuộc hải chiến vào các bãi đá Cô LinLen ĐaoGạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và chiếm đóng Gạc Ma.

    [sửa]Giai đoạn mới gần đây

    Bài chi tiết: Đổi mới
    Năm 1986Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI tiến hành chính sách "Đổi mới", đứng đầu là ông Nguyễn Văn Linh, để hợp lý hóa cơ cấu hành chính, cải cách cơ cấu đảng, chính quyền pháp quyền, dân chủ hơn, cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường.
    Công cuộc đổi mới được phát hành toàn diện, từ một nước nhập khẩu và nhận viện trợ của nước ngoài thành nước xuất khẩu. Trước 1989, Việt Nam nhập khẩu lương thựcnhưng từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu: 1->1,5 triệu tấn gạo mỗi năm; và tăng dần hàng năm: 4,5 triệu tấn (năm 2004), 4,9 triệu tấn (năm 2005), đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Lạm phát giảm dần (đến năm 1990 còn 67,4%) và năm 2005 lạm phát chỉ còn 8,5%.
    Trong thời gian 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2%. Đến tháng 6 năm 1996đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 30,5 tỷ USD. Lạm phát giảm từ 67,1% (1991) xuống còn 12,7% (1995) và 4,7% (1996).
    Năm 2004 Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng là 7,7% cao hơn mức tăng trưởng năm trước và đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Singapore. (Tổng sản phẩm quốc nội đạt 35 tỷ USD, khoảng bằng GDP của bang Mecklenburg–Vorpommern của Đức). Sự phát triển bền vững được thể hiện qua sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu (tăng 30%) cũng như sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp và xây dựng (10,2%). Năm 2005, tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,5%.
    Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
    Năm 1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và tiếp đó gia nhập khối ASEANAPEC, thành viên diễn đàn ASEM. Ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

    [sửa]Sự thay đổi tên

    Bài chi tiết: Quốc hiệu Việt Nam
    Tên gọi của Việt Nam qua các thời như sau:

    [sửa]Thời Hồng Bàng

    [sửa]Thời Bắc thuộc

    [sửa]Thời phong kiến độc lập

    • Đại Cồ Việt: thời Nhà Đinh-nhà Tiền Lê và đầu thời Nhà Lý, từ 968-1054
    • Đại Việt: thời Nhà Lý-Nhà Trần, từ 1054-1400
    • Đại Ngu: thời Nhà Hồ, từ 1400-1407
    • Đại Việt: thời Nhà Hậu Lê-Nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn, từ 1428-1804
    • Việt Nam: thời Nhà Nguyễn, từ năm 1804-1839
    • Đại Nam: thời Nhà Nguyễn, từ năm 1839-1887

    [sửa]Thời Pháp thuộc

    [sửa]Giai đoạn từ năm 1945 đến hiện nay

    [sửa]Tham khảo

    [sửa]Liên kết ngoài

    [sửa]Ghi chú

    1. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, phần ngoại kỷ, Ngô Sĩ Liên
    2. ^ Việt sử lược, khuyết danh, Trần Quốc Vượng dịch
    3. ^ Thời đại Đá cũ và dấu vết Người Vượn ở Việt Nam
    4. ^ Núi Đọ
    5. ^ Phan Huy LêTrần Quốc VượngHà Văn TấnLương Ninh, sách đã dẫn, tr 29
    6. ^ Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư
    7. ^ Phan Huy LêTrần Quốc VượngHà Văn TấnLương Ninh, sách đã dẫn, tr 126-127
    8. ^ Lịch Đạo Nguyên chú giải, Thủy kinh chú
    9. a b Cổ sử Việt Nam, Đào Duy Anh
    10. ^ Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB VHTT, 2005, tr.21
    11. ^ Phan Huy LêTrần Quốc VượngHà Văn TấnLương Ninh, sách đã dẫn, tr 158
    12. ^ Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh
    13. ^ Phan Huy LêTrần Quốc VượngHà Văn TấnLương Ninh, sách đã dẫn, tr 285
    14. ^ William Dampier, Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, NXB Thế Giới, 2007, tr.10
    15. ^ Đại Nam thực lục, Quốc sử quán triều Nguyễn
    16. a b Khắc Thành - Sanh Phúc, Lịch sử các nước Đông Nam Á, NXB Trẻ, 2003, tr.268
    17. ^ Khắc Thành-Sanh Phúc, Lịch sử các nước Đông Nam Á, NXB Trẻ, 2003
    18. ^ Tuổi Trẻ online
    19. ^ Hà Thúc Ký. Sống còn với Dân tộc, hồi ký chính trị. ?:Phương Nghi, 2009. tr 83
    20. ^ Lịch sử Kinh tế Việt Nam, tập 2: giai đoạn 1955-1975, NXB Lao Động Xã Hội 2002
    21. ^ Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, NXB KHXH 2004

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét