Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

VỀ LÀNG MÀ TĂNG GIÁ

VỀ LÀNG MÀ TĂNG GIÁ
Văn Công Hùng: Sáng nay mình viết status trên facebook: 
"Có đi về nông thôn mới biết dân vô cùng khổ, có được trăm ngàn là trầy vi tróc vẩy. Các bố làm chính sách tiền tiêu không cần đếm, một bước lên xe hai bước vào phòng máy lạnh, toàn nói chuyên trên trời, thích tăng giá gì là tăng. Có lẽ cần có chính sách là, trước khi ban hành một chính sách gì liên quan đến dân, các bố phải xắn quần xuống làng ở với dân vài ngày, nhìn vào bồ lúa của dân, ngó vào cái túi vải đựng tiền bọc năm sáu lớp nilon dắt kỹ trong cạp quần họ xem họ sống thế nào đã... Mình xuống làng, dân tưởng mình là người làm chính sách, họ bảo: các ông ác lắm..."...
Chỉ dăm phút quay lại đã thấy rất nhiều like và comment, trong đó có Nguyễn Đình Đồng, chàng cựu sinh viên khoa văn ĐHTH Huế còm thế này: "Nhiều tay thì vỗ nên kêu, anh Hùng với uy tín của mình hãy dấy lên một phong trào nhìn về nông thôn! Bà con ở nông thôn khổ hết mức đó anh ạ. Nghèo thê thảm đến mức không có 50. 000 đồng đi đám ma láng giềng ấy. Viết đi bác ạ. Em và bác từ bé ăn gạo sổ, không thấm được hết cái cơ cực người nông dân đâu. Viết cũng là để tri ân hạt gạo, lá rau hàng ngày... Viết đi bác.".
Mình đọc những dòng của Đồng mà nghẹn đắng.


Viết mãi rồi, không chỉ 50 ngàn đâu Đồng à, chỉ 20.000 họ cũng phải chạy đôn chạy đáo. Đồng bạc trong túi họ, nó được bọc qua năm bảy tầng nilon, vải, mồ hôi và những ước nguyện thon thót thoát khỏi những cơn đói, thoát khỏi những thứ phải nộp, ngoài nộp thuế, phí... cho nhà nước, còn trăm thứ bà rằn ở nông thôn mà phải đã từng ở nông thôn mới biết. Họ trằn lưng ra chịu đựng, họ chổng mông lên trời chịu đựng, họ nhìn chúng ta chịu đựng...

Những bức ảnh này tôi chụp trong chuyến về làng mới nhất, hôm kia, xã Hà Đông, huyện Đắc Đoa. Không viết gì nữa Đồng ạ, những bức ảnh này nói nhiều hơn chữ:






2 Người phụ nữ này đang đứng và ngồi đợi ở sân UBND xã...





Nhà này ở trung tâm làng, tức là khá giả, có quán bán đủ thứ...






Em bé này vừa được cho 5 ngàn, chạy đi mua ăn.




Nhà mồ, nơi tinh hoa của đồng bào dồn vào đấy, nơi phô bày thế giới tâm linh, tình cảm và sự tài hoa của người Tây Nguyên, giờ chỉ thế này. Hỏi sao làm sơ sài thế, bảo không có tiền mà...





Cái nhà rông rất đẹp này đã làm rất lâu rồi, giờ nó đã xiêu, 
sắp sập, không biết lúc nào mới làm lại được? 

Cứ tăng giá nữa đi các bố nhé, bà con vẫn còn... chịu được!!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét