Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Nghỉ lễ dài hại kinh tế Việt Nam?

Nghỉ lễ dài hại kinh tế Việt Nam?
Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nói các ngày nghỉ công cộng dài và dầy có thể đang là một nghịch lý đối với kinh tế Việt Nam.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội hôm 29/4/2013, tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến cho rằng trong khi các ngày nghỉ kéo dài với mật độ dầy có thể điều tốt trong giới lao động, làm công ăn lương, thì đây lại đang là gánh nặng với một số doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước.
Ông Tiến nói một số doanh nghiệp đang gặp khó vì không thể không cho người lao động nghỉ theo quy định của nhà nước, nhưng nếu đáp ứng thì công việc kinh doanh, dịch vụ, sản xuất của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp có thể bị đình trệ, ảnh hưởng.
Tiến sỹ Tiến cho rằng về lâu về dài Việt Nam nên tính toán lại sao cho hợp lý việc bố trí các ngày nghỉ sao cho không chỉ các hoạt động kinh doanh, sản xuất được thuận lợi, mà thị trường Việt Nam có thể làm việc phù hợp hơn với guồng máy chung kinh doanh, sản xuất của thế giới và khu vực.
'Còn nghèo lại thích nghỉ dài'
Người lao động tại bến xe khách trong dịp nghỉ lễ 5 ngày tháng Tư này
Nghỉ lễ quá dài và với mật độ dầy đang là một bài toán khó, một nghịch lý đối với nhiều doanh nghiệp trong nước trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, theo lời một chuyên gia kinh tế từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 29/4, Tiến sỹ Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cho hay nhiều doanh nghiệp không thể không cho cán bộ, nhân viên nghỉ theo quy định của nhà nước, nhưng nếu để nghỉ dài và dầy quá như hiện nay đang làm cho việc kinh doanh, sản xuất đình trệ.
Ông Tiến nói trong khi một số doanh nghiệp như du lịch, dịch vụ cho thuê xe cộ... được hưởng lợi, thì nhiều doanh nghiệp trong các khu vực sản xuất, dịch vụ khó đảm bảo hiệu suất.
Ông cũng nói là nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan tới kinh doanh sản xuất, gồm cả các cơ quan hành chính của nhà nước lại không làm việc, nên các doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác.
Ông nói:
"Bây giờ phải có một điều chỉnh như thế nào, người lao động nghỉ ngơi và đi về quê mấy ngày nay cũng đông lắm, thực sự các doanh nghiệp hiện nay cũng không biết làm thế nào,"
"Vấn đề ở đây là điều chỉnh chung thôi, còn các doanh nghiệp không biết làm như thế nào, vì không thể không cho người lao động nghỉ."
Hiện nay các doanh nghiệp chưa tìm được giải pháp, nhưng nếu các kỳ nghỉ quá nhiều ngày và dầy về mật độ, từ Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, dịp 30 tháng 4 và 1 tháng 5, tới Quốc khánh...thì một số chủ doanh nghiệp có thể phải cắt giảm lao động để hợp lý hóa chi phí, ông Tiến nói.
Vì chính phủ cho doanh nghiệp và tổ chức được nghỉ bắc cầu nên số ngày nghỉ thực tế, cộng ngày cuối tuần kiến các đợt ngày dài và dầy hơn bình thường.
Ông Hàn Mạnh Tiến nói người lao động được nghỉ là tốt cho việc tái sản xuất sức lao động, nhưng các doanh nghiệp cũng thường vẫn phải có tiền thưởng hay các chế độ khác cho họ, làm tăng thêm chi phí khi tạm đóng cửa.

'Lợi cho người lao động'

Các ngày nghỉ lễ năm nay

Theo một nghị định của Chính phủ Việt Nam hồi tháng 12/2012, trong năm nay, các kỳ nghỉ lễ được dồn vào như sau:
  • Dịp Tết Dương lịch: nghỉ thứ Hai, 31/12 năm 2012, đi làm bù vào thứ Bảy, 05/01 năm 2013.
  • Vào dịp Tết Âm lịch: nghỉ thứ Sáu, 15/02, đi làm bù thứ Bảy, 23/02 năm 2013, tổng cộng 8 ngày liên tục tính cả cuối tuần ở giữa.
  • Dịp 30/4 và Quốc tế lao động: nghỉ thứ Hai, 29/04, đi làm bù thứ Bảy 04/5 năm 2013.
Từ góc độ xã hội học, một chuyên gia khác từ trong nước cho BBC hay mô hình cho người lao động nghỉ cũng là một biện pháp kích cầu, thông qua việc các nhân viên, cán bộ công sở, doanh nghiệp có nhiều thời gian chi tiêu, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi hơn.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến từ Viện Xã hội học cho rằng đây là mô hình từ thời của cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, nhưng nó có vẻ chỉ hiệu quả nhất khi nền kinh tế vận hành tốt, thu nhập và sức mua của người dân nói chung được đảm bảo.
Ông Truyến cho rằng tuy thế việc được nghỉ rõ ràng là một có lợi cho người lao động về mặt xã hội và tâm lý, vì theo ông trong những ngày này, các thành viên gia đình có thể có nhiều thời gian hơn bên nhau, đoàn tụ, người ở xa có thể về thăm nhà, và qua đó khi trở lại lao động sẽ phấn trấn, thoải mái hơn.
Thị trường chứng khoán đã Việt Nam nghỉ trong dịp lễ kéo dài
Được hỏi vì sao chính phủ hay cho nghỉ nối dịp 30/4 với 1/5, ông Truyến cho rằng đây là một chủ trương khôn ngoan vì kết hợp ý nghĩa chính trị với lễ hội và nghỉ ngơi luôn là một nhu cầu của người lao động và cộng đồng.
Ông nói: "Về mặt chính trị cũng rất là khôn ngoan và cũng rất là đáng hoan nghênh, bởi vì nó cũng không có sự phân biệt về màu sắc chính trị của hai ngày đó nữa,"
"Nó cũng là một thứ hòa hợp tinh thần về mặt chính trị, tôi nghĩ cũng là tốt thôi."
Trên thế giới mỗi quốc gia có quy định khác nhau về số ngày và lý do nghỉ lễ, theo trang BấmOffice Holidays.
Trong vùng Đông Nam Á, quốc gia có thu nhập cao nhất là Singapore lại chỉ có số ngày nghỉ lễ ít hơn Thái Lan trong năm 2013, và chính phủ Singapore chỉ cho nghỉ Tết Nguyên đán có hai ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét