Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
Thư viện Tổng thống Hoa Kỳ
Bài dưới đây của Hiệu Minh, xem phần bình luận của bạn đọc thấy bác Nguyễn Tử Siêm viết: "Thắc mắc với các bác: bây giờ, thư viện để làm gì nhỉ. Họa chăng có tìm văn bản cổ, chứ mọi thư tịch thì “tinh vi” hóa, đưa lên mạng hết rồi, bọn trẻ mỗi đứa một cái bảng, phủi phủi một cái là tìm thấy. Cả thập kỷ rồi mình không bước chân vào thư viện cũng… chẳng sao. Vậy tương lai thư viện thế nào khó hình dung quá. Xây thêm làm gì, có khi để tiền tặng mỗi trẻ nghèo 1 cái ipad còn hơn, vừa chơi game vừa học lại hóa hay".
Tôi thì nghĩ hoàn toàn ngược lại; thư viện cực kỳ quan trọng; ví dụ:
Thứ nhất, thời gian đọc, xử lý thông tin tại thư viện nhanh hơn rất nhiều so với ngồi đọc internet. Nghĩ lại tôi cảm thấy những lúc sung sướng nhất trong đời là được lục lọi tìm tài liệu ở các thư viện lớn như thư viện quốc gia Pháp, thư viện quốc hội Mỹ, và nhất là thư viện chung của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế ở Washington DC hay thư viện của Tổ chức thương mại thế giới tại Genève. Các thư viện đó như các nhà máy với các khu sách rộng mênh mông được phân theo chuyên đề khoa học kinh tế, xã hội... hay vùng, quốc gia; cần thứ gì cứ đến thẳng khu vực đó để tìm, lục lọi, giở ra xem, thích thì mượn mang về nghiên cứu kỹ, không thích bỏ lại tìm cuốn khác.
Thứ hai, trên internet chỉ có rất ít sách, tài liệu chuyên môn; nếu có thì loại miễn phí thường chỉ là các kiến thức phổ thông; muốn đọc chuyên sâu phải mất tiền mua, trong khi vào thư viện thì miễn phí. Rất nhiều sách, tạp chí chuyên môn sâu, đặc biệt loại mới xuất bản hay loại đã quá cũ, đều không có trên internet; chỉ có thể tìm thấy trong thư viện; trong khi cái chúng ta cần lại chính là những những sách, tạp chí chuyên môn sâu. Chỉ học qua sách, tạp chí chuyên môn sâu thì mới có thể vận dụng trong thực tế được.
Thư viện Tổng thống Hoa Kỳ
Lễ khánh thành Thư viện G. W. Bush.
Người giầu xứ văn minh đầu tư cho tương lai, người có của xứ nghèo đầu tư cho quá khứ và cho mình. Có người về vườn xây chùa chiền, nhà thờ, tư gia, thật hoành tráng, Nhưng tại nước Mỹ, các tổng thống đầu tư cho thư viện, thay vì tượng đài cản trở giao thông và chật những lối đi.Tôi tin rằng, nếu cụ Hồ Chí Minh thức dậy hôm nay, thấy trên quảng trường Ba Đình có thư viện mang tên ông, chắc vui gấp bội phần so với cái lăng cụ đang nằm.
Thư viện có từ mấy ngàn năm trước Công nguyên và luôn là kho tri thức của nhân loại gửi cho mai sau. Thế giới hiện đại sẽ không thể hiểu nổi cuộc sống của loài người cách đây 5000 năm nếu không có những thư viện Lão Tử trên thẻ tre hay Library of Alexandria. Vai trò của thư viện khỏi phải bàn.
Kể từ năm 1955, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua về điều luật Thư viện Tổng thống ( Presidential Libraries Act of 1955) cho phép thành lập hệ thống thư viện mang tên các Tổng thống do Nhà nước và Tư nhân cùng tài trợ. Hiện có 21 thư viện Tổng thống rải rác tại nhiều bang.
Đây là kho dữ liệu bao gồm sách vở, bài viết, băng video, audio, thành tích và hồ sơ trong suốt quá trình tại nhiệm, hoạt động, kỷ vật liên quan đến cuộc đời của Tổng thống đó. Những tài liệu cá nhân này được lưu trữ như tài sản quốc gia.
Tại tiểu bang nơi Tổng thống sinh ra được chọn nơi đặt thư viện. Hai cha con Bush có hai thư viện ở Texas. Bill Clinton có tòa nhà ở Arkansas. Nơi ở của George Washington, Tổng thống đầu tiên, tại Mount Vernon bên bờ sông Potomac cũng là một thư viện mang tên ông.
Tổng thống thứ 6 John Quincy Adams có tòa nhà cổ kính ở Massachusetts. J F Kennedy cũng có thư viện ở Boston, nơi vừa có vụ đánh bom khủng bố. Bom vừa nổ xong vài tiếng thì thư viện JKF cũng bị chập điện cháy.
Abram Lincoln có tòa nhà hiện đại ở Illinois. Thư viện mới nhất George W. Bush vừa khánh thành với sự tham dự của Obama và các cựu Tổng thống Bush cha, Jimmy Carter và Bill Clinton. Ngoài ra, Tony Blair và nhiều chính khách nổi tiếng khác cũng đến dự.
Liên quan đến Việt Nam nhiều nhất phải nhắc đến Lyndon Johnson qua đời năm 1973 có thư viện tại Austin, Texas. Được số hóa rất nhiều với đầu tư hơn 10 triệu đô la, người ta có thể nghe 640 giờ nói chuyện qua điện thoại của Tổng thống Johnson. Dù có nhiều công lao nhưng di sản của ông bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc chiến Việt Nam mà chắc rằng trong hơn 600 giờ điện đàm, chúng ta có thể nghe rất nhiều từ Việt Nam, Sài Gòn, Hà Nội.
Theo VOA đưa tin, Giám đốc Thư viện Johnson, ông Mark Updegrove, nói rằng các thư viện của tổng thống không vinh danh tên tuổi của các ông mà thật ra chỉ trưng bày một hình ảnh đầy đủ của thời kỳ ông nắm quyền.
“Nhiệm vụ của chúng tôi ở đây không phải để hướng dẫn lịch sử và nói cho mọi người biết họ phải nghĩ gì, chúng tôi chỉ muốn cho khách đến thăm biết tổng thống đã làm gì và đã ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta như thế nào.”, ông Updegrove nói.
Thư viện Tổng thống cung cấp tư liệu cho các cuộc khảo cứu lịch sử. Điều này phản ánh tính chất xã hội dân chủ: “Những hồ sơ, những tài liệu đó thuộc về nhân dân, chúng không thuộc về vị tổng thống đó”, ông cho biết thêm.
Tuy nhiên, việc bảo trì và quản lý các tư liệu quan trọng phải làm liên tục và đối mặt với nhiều thách thức bởi số lượng thông tin khổng lồ đòi hỏi nguồn nhân lực và kinh phí lớn.
Tôi ở Mỹ 10 năm nay, nhưng thú thật, chưa vào một thư viện Tổng thống nào, trừ lần đi Boston được Nguyễn Anh Tuấn cho vào thư viện JF Kennedy trông tựa một khách sạn 5 sao, từ giá sách, đến ghế ngồi, từ tranh trang trí đến sảnh ngồi chờ.
Có một chi tiết rất thú vị. Trong số 21 thư viện, John F. Kennedy, Lyndon B. Johnson, Gerald Ford, và sau này nếu hai cụ Jimmy Carter and George W. Bush mất, được chôn ở chỗ khác.
Hai cha con làm tổng thống.
Còn lại hầu hết các Tổng thống có thư viện đều được hoặc mong muốn mình được chôn cất ở khuôn viên của thư viện. Khách đến đọc sách, xem video về cuộc đời. Nếu cần thì ra vườn vái mấy vái, nhất cử lưỡng tiện.
Thế nào Thư viện này cũng lưu trữ những đoạn buồn cười vào kho lưu trữ. Người Mỹ nhất định không bỏ qua chi tiết nào, từ tốt đến xấu, từ thông minh đến sự dốt nát của mỗi vị Tổng thống.
Dân mạng đưa lên đủ loại video nhạo ông. Nào là ngố, mặt buồn cười, đọc sai, nhầm Australia thành Austria, APEC thành OPEC, God Saved the Queen, gọi hải quân Navy là “Corpse-Man”.
Ông Bush nhầm Mỹ có 57 bang, Canada có Tổng thống, Hawaii ở Châu Á, không phân biệt nổi giữa Tuyên ngôn và Hiến pháp, cho là Hiến pháp Mỹ được viết cách đây 20 thế kỷ, gọi châu Âu là một quốc gia, đủ kiểu ngọng và líu lưỡi.
Sau này, giới truyền thông phát hiện Nhà Trắng có chiêu tránh nhịu cho Bush bằng cách viết phiên âm các từ khó đọc. Như Nicolas Sarkozy viết thành sar-KO-zee. Mugabe – moo-GAH-bee.
Dân chúng đùa vui kết luận, ông Bush hơi bị dốt ngoại ngữ và trình độ có hạn. Có một còm trên Washington Post rất buồn cười “Cuối cùng G. W. Bush cũng tới thư viện lần đầu tiên trong đời” khi xem tin khánh thành Thư viện.
Người ta bảo gia tài của người đàn ông bao gồm ba thứ: cô vợ hiền và đảm, con gái xinh và thông minh, và thư viện sách nhỏ tại gia đình.
Hy vọng, đọc xong entry, nếu ai trong Hang Cua chưa đi thư viện thì cũng nên đến cho biết thế nào là nơi lưu trữ và sản sinh ra tri thức nhân loại. Và nếu chưa có tủ sách, hãy sắm cho mình một góc nhỏ của tâm hồn.
Đừng đợi lúc làm nguyên thủ quốc gia mới đến thăm thư viện lần đầu, chỉ để cắt băng khánh thành như một bạn đọc đùa Tổng thống Bush.
Những moment vui nhộn và buồn cười của Tổng thống Bush. Chúc các bạn vui cuối tuần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét