Ma sát và hợp tác giữa Mỹ-Trung (1)
Bonnie Glaser và Brittany Billingsley/Asia Times
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Trong việc theo đuổi các thỏa thuận từng đạt được giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Barack Obama vào tháng Giêng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm việc để tăng cường mối quan hệ của họ, trong khi vẫn phải giải quyêt các ma sát trên một số lãnh vực.
Những căng thẳng mới trong vùng biển Nam Trung Hoa đã đặt vấn đề an ninh hàng hải lên hàng đầu của chương trình làm việc trong nhiều cuộc giao tiếp song phương và đa phương, bao gồm việc khai mạc Hội đồng tham vấn Mỹ-Trung Quốc về vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương tại diễn đàn Khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Bali và trong một cuộc họp song phương giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Cố vấn Nhà nước Đới Bỉnh Quốc tại Thâm Quyến.
Vào đầu tháng Năm, cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược (S&ED) thường niên đã nhóm họp tại Washington, DC. Bất chấp phản đối từ Bắc Kinh, ông Obama đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong tháng Năm và tháng Bảy, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) Trần Bỉnh Đức (Chen Bingde) và Đô đốc tham mưu trưởng liên quân Mike Mullen đã trao đổi các thăm viếng. Trong tháng tám, Joe Biden thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trong tư cách phó Tổng Thống.
Biển Đông là ưu tiên trong chương trình nghị sự
Biển Nam Trung Hoa đặc trưng nổi bật trong các giao tiếp giữa Mỹ-Trung Quốc trong thời gian bốn tháng này. Những căng thẳng nổ ra vào tháng Năm và tháng Sáu trong một loạt sự cố liên quan đến việc Trung Quốc đe dọa và quấy rối các nước có chủ quyền khác. Lực lượng Trung Quốc đã bắn vào ngư dân Philippines, triển khai tàu tuần tra hải quân để xua đuổi một tàu thăm dò dầu, tháo dỡ các vật liệu xây dựng và dựng các cọc trên vùng rạn san hô không có người ở tại cách 230 km tỉnh tây nam Palawan của Phi Luật Tân.
Tàu thuyền đánh cá và tàu tuần tra của Trung Quốc đã quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam hoạt động trong Khu kinh tế độc quyền của Việt Nam, cắt đứt cáp thăm dò của một tàu Dầu khí Việt Nam. Trong một sự cố khác, Hà Nội tố cáo các thủy thủ Trung Quốc đã lên một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam và đánh đập người thuyền trưởng trước khi thả ra và ăn cắp số cá đánh được của đội ngư dân.
Trong sự trỗi dậy của các sự cố, Mỹ và Việt Nam đã ban hành một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm song phương hàng năm ở Washington, kêu gọi duy trì hòa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải trong vùng biển Nam Trung Hoa và từ chối việc sử dụng vũ lực. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đến Mỹ để tham vấn và đã được hứa hẹn giúp đỡ trong việc mua vật liệu thiết bị với giá cả phải chăng để quân đội Philippines có thể tự để bảo vệ chính mình. Trong một cuộc họp báo chung với del Rosario, Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh rằng Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng Mỹ-Phi năm 1951 "vẫn tiếp tục phục vụ như là một trụ cột của mối quan hệ của chúng ta và là một cội nguồn của ổn định trong khu vực."
Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ James Clapper đã hội kiến del Rosario và hứa sẽ gia tăng việc chia sẻ tình báo với Philippine, tăng cường giám sát vùng biển tranh chấp và triển khai một hệ thống radar cảnh báo sớm ngoài khơi duyên hải Philippines để phát hiện các xâm nhập. Trong tháng Sáu và tháng Bảy, Mỹ đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân thường xuyên và riêng rẽ với Philippine và Việt Nam. Cuối tháng Sáu, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết lên án Trung Quốc "sử dụng vũ lực", khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các quốc gia "không có quyền lợi trực tiếp" trong các tranh chấp tại vùng Biển Nam Trung Hoa không nên can thiệp vào.
Ngay trước khi khai mạc Hội đồng Tham vấn Mỹ-Trung về vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương chí Quân tuyên bố rằng một số quốc gia đã "đùa với lửa" qua việc xích lại gần Mỹ và khẳng định lại rằng các tranh cãi trong vùng Biển Nam Trung Hoa chỉ nên được những thành phần tranh chấp giải quyết. "Trong khi một số người bạn của Mỹ có thể muốn Mỹ giúp đỡ trong vấn đề này ... thường chỉ làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn", Trương khẳng định.
Tại Hội đồng Tham vấn châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức ngày 25 tháng sáu ở Honolulu, Trương và phụ tá Tổng trưởng ngoại giao vùng Đông Á Thái Bình Dương Kurt Campbell đã bắt đầu bằng cách giải thích chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của các chính phủ và sau đó đã dành một phần đáng kể của buổi chiều để thảo luận về vùng Biển Nam Trung Hoa. Trong một tuyên bố được chuẩn bị sẵn sàng cho báo chí, Campbell đã mô tả các cuộc đàm phán là "cởi mở, thẳng thắn và xây dựng" và lưu ý rằng các cuộc đàm phán được tiến hành nhằm mục tiêu đạt được các hiểu biết, ý định, chính sách và hành động của nhau đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương .
Ngoài vấn đề Biển Nam Trung Hoa, chương trình nghị sự còn bao gồm các vấn đề Bắc Triều Tiên, Miến Điện, và các cuộc họp sắp tới của Diễn đàn Khu vực ASEAN, APEC, Diễn đàn Thái Bình Dương và Hội nghị Cấp cao Đông Á. Campbell nhấn mạnh với Trương rằng chính quyền Obama không xem Biển Nam Trung Hoa là một vũ trường của sự cạnh tranh Mỹ-Trung. Ông tuyên bố với các phóng viên rằng "Chúng tôi muốn giảm bớt căng thẳng" và rằng ông đã nhấn mạnh các nguyên tắc chiến lược vốn hướng dẫn các tiếp cận của Hoa Kỳ đến vùng biển Nam Trung Hoa. "Chúng tôi có một quan tâm mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình và ổn định Và chúng tôi đang tìm kiếm một cuộc đối thoại giữa tất cả các thành phần tham dự chủ chốt".
Trong chuyến thăm giữa tháng Bảy của Đô đốc Mullen đến Trung Quốc, vấn đề Biển Nam Trung Hoa đã chứng tỏ là một vấn đề gây tranh cãi nhất khi Mullen và người đối tác, tướng Trần Bỉnh Đức gặp gỡ với các phóng viên. Trần cảnh báo rằng "các nước không liên quan" không nên can thiệp vào vấn đề lãnh thổ và khai thác chung nguồn tài nguyên. Mullen phản đối rằng Mỹ đã có một mối quan tâm cơ bản trong việc tự do hàng hải và sẽ tiếp tục duy trì một sự hiện diện trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Để đáp lại, tướng Trần nhấn mạnh rằng tự do hàng hải không bao giờ là một vấn đề trong khu vực và cho rằng vấn đề này đã được nâng lên như là một cái cớ để chỉ trích Trung Quốc. Trần cũng phản đối cuộc tập trận chung Mỹ đã tổ chức với Việt Nam và Philippines, ám chỉ rằng chúng báo hiệu một ý định can thiệp vào tranh chấp ở vùng Biển Nam Trung Hoa và gọi thời điểm của các cuộc tập trận này là "không thích hợp". Khi Mullen trả lời rằng các cuộc tập trận chỉ có quy mô nhỏ và đã dự kiến từ lâu trước khi xảy ra căng thẳng gần đây, Trần bẻ vặn lại rằng lẽ ra thật dễ dàng để mà sắp xếp lại thời gian tập trận.
Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về việc thực hiện các hướng dẫn cho bản Tuyên bố vào năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa diễn ra chỉ ngay trước cuộc triệu tập 27 thành viên Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Bali, Indonesia đã chuẩn bị một không khí tích cực cho cuộc họp . Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc đã lại tranh cãi về vùng biển Nam Trung Hoa mặc dù tránh được một cuộc đối đầu nặng nề như đã từng xảy ra tại cuộc họp ARF năm 2010 tại Hà Nội. Trong một tuyên bố rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, Ngoại trưởng Clinton phản đối việc "đe dọa hoặc sử dụng vũ lực" bởi bất kỳ bên tranh chấp nào" muốn thúc đẩy các đòi hỏi của mình hoặc gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế hợp pháp".
Bà cũng bày tỏ mối quan tâm rằng "sự cố ở vùng Biển Nam Trung Hoa gần đây đã đe dọa hòa bình và ổn định mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã xây dựng được những tiến bộ đáng kể". "Những sự cố này gây nguy hiểm cho an toàn của cuộc sống trên biển, gây leo thang căng thẳng, phá hoại tự do hàng hải và đưa đến các rủi ro cho việc phát triển kinh tế, thương mại hợp pháp", Clinton khẳng định.
Nhắc lại tuyên bố tại cuộc họp ARF 2010, bà tuyên bố với hội đồng các bộ trưởng nước ngoài rằng Hoa Kỳ kêu gọi "tất cả mọi bên phải minh định các khiếu kiện của mình ở vùng Biển Nam Trung Hoa trong những điều kiện phù hợp với luật pháp quốc tế", bà nói thêm rằng các khẳng định về không gian hàng hải "nên chỉ có nguồn duy nhất từ các khiếu nại hợp pháp đến các chức năng về đất đai".
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phản đối, cho biết rằng khẳng định lãnh thổ của Bắc Kinh "dựa trên những sự kiện lịch sử" và đặc biệt đề cập đến đường ranh giới hàng hải chín đường vạch đã được trình lên Liên Hiệp Quốc tháng 5 năm 2009. Dương chối bỏ việc cho rằng Trung Quốc gây nguy hiểm đến tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa.
Trong một tuyên bố được xem có tính hòa giải đáng kể hơn so với năm ngoái, Dương cho biết rằng Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình với các nước có liên quan đến chủ quyền trên các đảo, rạn san hô và phân định hàng hải trong vùng biển Nam Trung Hoa, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc tham vấn và đàm phán phải được thảo luận trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng sự thật lịch sử.
Trong một cuộc thuyết trình ngắn sau hậu trường với báo chí, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao cho biết, Mỹ đã "hết sức nhấn mạnh rằng chúng tôi không hề muốn biến vùng biển Nam Trung Hoa thành một đấu trường của cuộc xung đột Mỹ-Trung hoặc hiểu lầm. Đó không phải là ý định của chúng tôi". Quan chức này đánh giá cao những gì ông gọi là "một nỗ lực xác định về phần của chính phủ Trung Quốc để đáp ứng và chủ động với những mối quan tâm giúp phát triển vào tiến trình của vài tháng qua".
Clinton và Dương đã tổ chức một cuộc họp song phương bên lề ARF, trong đó họ thảo luận về Biển Đông cũng như Bắc Triều Tiên. Trong một nỗ lực để chứng minh cho khu vực thấy rằng mà Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác với nhau trong việc theo đuổi hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, họ đã công bố một số lĩnh vực hợp tác thiết thực, bao gồm:
1. Một dự án nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực ở Timor-Leste.
2. Tăng cường hợp tác về tìm kiếm và cứu hộ đô thị.
3. Mở rộng hợp tác với các đối tác trong khu vực để tăng cường các nỗ lực xây dựng khu cao ốc nhằm đáp ứng và cứu trợ các thảm họa.
Sau khi ở Bali, Ngoại trưởng Clinton dừng lại ở Hồng Kông, nơi bà đã gặp Giám đốc Điều hành Hồng Kông Donald Tsang và phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ để nhấn mạnh tầm quan trọng của Mỹ đối với nền kinh tế và an ninh của châu Á. Sau đó bà đi đến Thâm Quyến để dự một cuộc họp bốn giờ với Uỷ viên Nhà nước Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.
Trong các cuộc đàm phán đó, Clinton xem xét các phát triển trong mối quan hệ song phương trong năm và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tương tác và trao đổi kế hoạch trong 6 đến 8 tháng. Theo một cuộc thuyết trình sau hậu trường được tổ chức bởi một quan chức Mỹ sau các cuộc thảo luận "chủ đề chung là chúng tôi cần làm việc vất vả hơn để phát triển các thói quen hợp tác trong các lĩnh vực cùng theo đuổi chung". Chương trình nghị sự của Mỹ bao gồm an ninh hàng hải, Biển Nam Trung Hoa, Bắc Triều Tiên, sự cần thiết để ngăn chặn các hành động khiêu khích thêm, Iran và tiến trình P-5 +1 cùng sự cần thiết phải tăng cường đối thoại song phương về các vấn đề liên quan đến Pakistan.
Đới Bỉnh Quốc quan ngại về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và bày tỏ sự không hài lòng về cuộc họp của Tổng thống Obama với Đạt Lai Lạt Ma. Các vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc cũng như cuộc tranh luận tại Washington về việc nâng cao hạn mức nợ của chính phủ cũng nằm trong số các chủ đề thảo luận.
(Còn tiếp)
Nguồn: Asia Online
Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Trong việc theo đuổi các thỏa thuận từng đạt được giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Barack Obama vào tháng Giêng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm việc để tăng cường mối quan hệ của họ, trong khi vẫn phải giải quyêt các ma sát trên một số lãnh vực.
Những căng thẳng mới trong vùng biển Nam Trung Hoa đã đặt vấn đề an ninh hàng hải lên hàng đầu của chương trình làm việc trong nhiều cuộc giao tiếp song phương và đa phương, bao gồm việc khai mạc Hội đồng tham vấn Mỹ-Trung Quốc về vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương tại diễn đàn Khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Bali và trong một cuộc họp song phương giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Cố vấn Nhà nước Đới Bỉnh Quốc tại Thâm Quyến.
Vào đầu tháng Năm, cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược (S&ED) thường niên đã nhóm họp tại Washington, DC. Bất chấp phản đối từ Bắc Kinh, ông Obama đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong tháng Năm và tháng Bảy, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng nhân dân (PLA) Trần Bỉnh Đức (Chen Bingde) và Đô đốc tham mưu trưởng liên quân Mike Mullen đã trao đổi các thăm viếng. Trong tháng tám, Joe Biden thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trong tư cách phó Tổng Thống.
Biển Đông là ưu tiên trong chương trình nghị sự
Biển Nam Trung Hoa đặc trưng nổi bật trong các giao tiếp giữa Mỹ-Trung Quốc trong thời gian bốn tháng này. Những căng thẳng nổ ra vào tháng Năm và tháng Sáu trong một loạt sự cố liên quan đến việc Trung Quốc đe dọa và quấy rối các nước có chủ quyền khác. Lực lượng Trung Quốc đã bắn vào ngư dân Philippines, triển khai tàu tuần tra hải quân để xua đuổi một tàu thăm dò dầu, tháo dỡ các vật liệu xây dựng và dựng các cọc trên vùng rạn san hô không có người ở tại cách 230 km tỉnh tây nam Palawan của Phi Luật Tân.
Tàu thuyền đánh cá và tàu tuần tra của Trung Quốc đã quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam hoạt động trong Khu kinh tế độc quyền của Việt Nam, cắt đứt cáp thăm dò của một tàu Dầu khí Việt Nam. Trong một sự cố khác, Hà Nội tố cáo các thủy thủ Trung Quốc đã lên một chiếc thuyền đánh cá của Việt Nam và đánh đập người thuyền trưởng trước khi thả ra và ăn cắp số cá đánh được của đội ngư dân.
Trong sự trỗi dậy của các sự cố, Mỹ và Việt Nam đã ban hành một tuyên bố chung sau cuộc hội đàm song phương hàng năm ở Washington, kêu gọi duy trì hòa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải trong vùng biển Nam Trung Hoa và từ chối việc sử dụng vũ lực. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã đến Mỹ để tham vấn và đã được hứa hẹn giúp đỡ trong việc mua vật liệu thiết bị với giá cả phải chăng để quân đội Philippines có thể tự để bảo vệ chính mình. Trong một cuộc họp báo chung với del Rosario, Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh rằng Hiệp ước Hỗ tương Quốc phòng Mỹ-Phi năm 1951 "vẫn tiếp tục phục vụ như là một trụ cột của mối quan hệ của chúng ta và là một cội nguồn của ổn định trong khu vực."
Giám đốc tình báo quốc gia Hoa Kỳ James Clapper đã hội kiến del Rosario và hứa sẽ gia tăng việc chia sẻ tình báo với Philippine, tăng cường giám sát vùng biển tranh chấp và triển khai một hệ thống radar cảnh báo sớm ngoài khơi duyên hải Philippines để phát hiện các xâm nhập. Trong tháng Sáu và tháng Bảy, Mỹ đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân thường xuyên và riêng rẽ với Philippine và Việt Nam. Cuối tháng Sáu, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết lên án Trung Quốc "sử dụng vũ lực", khiến phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các quốc gia "không có quyền lợi trực tiếp" trong các tranh chấp tại vùng Biển Nam Trung Hoa không nên can thiệp vào.
Ngay trước khi khai mạc Hội đồng Tham vấn Mỹ-Trung về vấn đề Châu Á-Thái Bình Dương, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương chí Quân tuyên bố rằng một số quốc gia đã "đùa với lửa" qua việc xích lại gần Mỹ và khẳng định lại rằng các tranh cãi trong vùng Biển Nam Trung Hoa chỉ nên được những thành phần tranh chấp giải quyết. "Trong khi một số người bạn của Mỹ có thể muốn Mỹ giúp đỡ trong vấn đề này ... thường chỉ làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn", Trương khẳng định.
Tại Hội đồng Tham vấn châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức ngày 25 tháng sáu ở Honolulu, Trương và phụ tá Tổng trưởng ngoại giao vùng Đông Á Thái Bình Dương Kurt Campbell đã bắt đầu bằng cách giải thích chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của các chính phủ và sau đó đã dành một phần đáng kể của buổi chiều để thảo luận về vùng Biển Nam Trung Hoa. Trong một tuyên bố được chuẩn bị sẵn sàng cho báo chí, Campbell đã mô tả các cuộc đàm phán là "cởi mở, thẳng thắn và xây dựng" và lưu ý rằng các cuộc đàm phán được tiến hành nhằm mục tiêu đạt được các hiểu biết, ý định, chính sách và hành động của nhau đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương .
Ngoài vấn đề Biển Nam Trung Hoa, chương trình nghị sự còn bao gồm các vấn đề Bắc Triều Tiên, Miến Điện, và các cuộc họp sắp tới của Diễn đàn Khu vực ASEAN, APEC, Diễn đàn Thái Bình Dương và Hội nghị Cấp cao Đông Á. Campbell nhấn mạnh với Trương rằng chính quyền Obama không xem Biển Nam Trung Hoa là một vũ trường của sự cạnh tranh Mỹ-Trung. Ông tuyên bố với các phóng viên rằng "Chúng tôi muốn giảm bớt căng thẳng" và rằng ông đã nhấn mạnh các nguyên tắc chiến lược vốn hướng dẫn các tiếp cận của Hoa Kỳ đến vùng biển Nam Trung Hoa. "Chúng tôi có một quan tâm mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình và ổn định Và chúng tôi đang tìm kiếm một cuộc đối thoại giữa tất cả các thành phần tham dự chủ chốt".
Trong chuyến thăm giữa tháng Bảy của Đô đốc Mullen đến Trung Quốc, vấn đề Biển Nam Trung Hoa đã chứng tỏ là một vấn đề gây tranh cãi nhất khi Mullen và người đối tác, tướng Trần Bỉnh Đức gặp gỡ với các phóng viên. Trần cảnh báo rằng "các nước không liên quan" không nên can thiệp vào vấn đề lãnh thổ và khai thác chung nguồn tài nguyên. Mullen phản đối rằng Mỹ đã có một mối quan tâm cơ bản trong việc tự do hàng hải và sẽ tiếp tục duy trì một sự hiện diện trong vùng biển Nam Trung Hoa.
Để đáp lại, tướng Trần nhấn mạnh rằng tự do hàng hải không bao giờ là một vấn đề trong khu vực và cho rằng vấn đề này đã được nâng lên như là một cái cớ để chỉ trích Trung Quốc. Trần cũng phản đối cuộc tập trận chung Mỹ đã tổ chức với Việt Nam và Philippines, ám chỉ rằng chúng báo hiệu một ý định can thiệp vào tranh chấp ở vùng Biển Nam Trung Hoa và gọi thời điểm của các cuộc tập trận này là "không thích hợp". Khi Mullen trả lời rằng các cuộc tập trận chỉ có quy mô nhỏ và đã dự kiến từ lâu trước khi xảy ra căng thẳng gần đây, Trần bẻ vặn lại rằng lẽ ra thật dễ dàng để mà sắp xếp lại thời gian tập trận.
Thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về việc thực hiện các hướng dẫn cho bản Tuyên bố vào năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa diễn ra chỉ ngay trước cuộc triệu tập 27 thành viên Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Bali, Indonesia đã chuẩn bị một không khí tích cực cho cuộc họp . Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc đã lại tranh cãi về vùng biển Nam Trung Hoa mặc dù tránh được một cuộc đối đầu nặng nề như đã từng xảy ra tại cuộc họp ARF năm 2010 tại Hà Nội. Trong một tuyên bố rõ ràng nhắm vào Trung Quốc, Ngoại trưởng Clinton phản đối việc "đe dọa hoặc sử dụng vũ lực" bởi bất kỳ bên tranh chấp nào" muốn thúc đẩy các đòi hỏi của mình hoặc gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế hợp pháp".
Bà cũng bày tỏ mối quan tâm rằng "sự cố ở vùng Biển Nam Trung Hoa gần đây đã đe dọa hòa bình và ổn định mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã xây dựng được những tiến bộ đáng kể". "Những sự cố này gây nguy hiểm cho an toàn của cuộc sống trên biển, gây leo thang căng thẳng, phá hoại tự do hàng hải và đưa đến các rủi ro cho việc phát triển kinh tế, thương mại hợp pháp", Clinton khẳng định.
Nhắc lại tuyên bố tại cuộc họp ARF 2010, bà tuyên bố với hội đồng các bộ trưởng nước ngoài rằng Hoa Kỳ kêu gọi "tất cả mọi bên phải minh định các khiếu kiện của mình ở vùng Biển Nam Trung Hoa trong những điều kiện phù hợp với luật pháp quốc tế", bà nói thêm rằng các khẳng định về không gian hàng hải "nên chỉ có nguồn duy nhất từ các khiếu nại hợp pháp đến các chức năng về đất đai".
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã phản đối, cho biết rằng khẳng định lãnh thổ của Bắc Kinh "dựa trên những sự kiện lịch sử" và đặc biệt đề cập đến đường ranh giới hàng hải chín đường vạch đã được trình lên Liên Hiệp Quốc tháng 5 năm 2009. Dương chối bỏ việc cho rằng Trung Quốc gây nguy hiểm đến tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa.
Trong một tuyên bố được xem có tính hòa giải đáng kể hơn so với năm ngoái, Dương cho biết rằng Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình với các nước có liên quan đến chủ quyền trên các đảo, rạn san hô và phân định hàng hải trong vùng biển Nam Trung Hoa, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc tham vấn và đàm phán phải được thảo luận trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng sự thật lịch sử.
Trong một cuộc thuyết trình ngắn sau hậu trường với báo chí, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao cho biết, Mỹ đã "hết sức nhấn mạnh rằng chúng tôi không hề muốn biến vùng biển Nam Trung Hoa thành một đấu trường của cuộc xung đột Mỹ-Trung hoặc hiểu lầm. Đó không phải là ý định của chúng tôi". Quan chức này đánh giá cao những gì ông gọi là "một nỗ lực xác định về phần của chính phủ Trung Quốc để đáp ứng và chủ động với những mối quan tâm giúp phát triển vào tiến trình của vài tháng qua".
Clinton và Dương đã tổ chức một cuộc họp song phương bên lề ARF, trong đó họ thảo luận về Biển Đông cũng như Bắc Triều Tiên. Trong một nỗ lực để chứng minh cho khu vực thấy rằng mà Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác với nhau trong việc theo đuổi hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, họ đã công bố một số lĩnh vực hợp tác thiết thực, bao gồm:
1. Một dự án nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và an ninh lương thực ở Timor-Leste.
2. Tăng cường hợp tác về tìm kiếm và cứu hộ đô thị.
3. Mở rộng hợp tác với các đối tác trong khu vực để tăng cường các nỗ lực xây dựng khu cao ốc nhằm đáp ứng và cứu trợ các thảm họa.
Sau khi ở Bali, Ngoại trưởng Clinton dừng lại ở Hồng Kông, nơi bà đã gặp Giám đốc Điều hành Hồng Kông Donald Tsang và phát biểu tại Phòng Thương mại Mỹ để nhấn mạnh tầm quan trọng của Mỹ đối với nền kinh tế và an ninh của châu Á. Sau đó bà đi đến Thâm Quyến để dự một cuộc họp bốn giờ với Uỷ viên Nhà nước Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc.
Trong các cuộc đàm phán đó, Clinton xem xét các phát triển trong mối quan hệ song phương trong năm và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tương tác và trao đổi kế hoạch trong 6 đến 8 tháng. Theo một cuộc thuyết trình sau hậu trường được tổ chức bởi một quan chức Mỹ sau các cuộc thảo luận "chủ đề chung là chúng tôi cần làm việc vất vả hơn để phát triển các thói quen hợp tác trong các lĩnh vực cùng theo đuổi chung". Chương trình nghị sự của Mỹ bao gồm an ninh hàng hải, Biển Nam Trung Hoa, Bắc Triều Tiên, sự cần thiết để ngăn chặn các hành động khiêu khích thêm, Iran và tiến trình P-5 +1 cùng sự cần thiết phải tăng cường đối thoại song phương về các vấn đề liên quan đến Pakistan.
Đới Bỉnh Quốc quan ngại về việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và bày tỏ sự không hài lòng về cuộc họp của Tổng thống Obama với Đạt Lai Lạt Ma. Các vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc cũng như cuộc tranh luận tại Washington về việc nâng cao hạn mức nợ của chính phủ cũng nằm trong số các chủ đề thảo luận.
(Còn tiếp)
Nguồn: Asia Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét