Tại sao thế kỷ 21 không thuộc về Trung Hoa
By Fareed Zakaria, viết cho CNN
Trung Hoa sẽ không là thế lực thống trị của thế kỷ 21 vì 3 nguyên nhân: Kinh tế, chính trị và địa chính trị.
Kinh tế:
Một điều mà chúng ta phải thừa nhận rằng qua những năm gần đây không có điều gì tiến lên theo một đường thẳng mãi mãi. Trung Hoa có vẻ giống như đang tiếp nhận để sở hữu thế giới. Nhưng Nhật Bản cũng đã có một thời kỳ như thế. Nhật Bản đã từng có một nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Chúng ta đã từng được bảo rằng một ngày nào đó thế giới sẽ được lãnh đạo bởi Nhật Bản. Điều đó đã không xảy ra.
Hầu hết những con hổ châu Á đã có sự tăng trưởng về kinh tế chừng 9% mỗi năm trong khoảng từ 20 đến 25 năm rồi sau đó tụt xuống chừng 6% hay 5% . Tôi không đang tiên đoán về bất cứ một đổ vỡ nào của Trung Hoa. Đơn giản tôi chỉ nói rằng Trung Hoa cũng sẽ theo một quy luật của đa số và rất tiếc tại một thời điểm nào đó nền tăng trưởng sẽ xuống chậm hơn thế nữa, thời điểm này có thể sẽ đến lâu hơn so với các nước khác bởi vì Trung Hoa là một xứ sở lớn hơn nhiều.
Tuy nhiên cũng đáng để chỉ ra rằng sự kém hiệu quả đã đuợc hình thành ngay trong nền kinh tế của Trung Hoa. Họ sở hữu một bong bóng bất động sản khổng lồ. Sự tăng trưởng đó mang đầy tính kém hiệu quả. Trong lãnh vực hấp dẫn đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc mỗi tháng củaTrung Hoa bằng mỗi năm của Ấn Độ. Tuy nhiên Trung Hoa chỉ tăng nhanh hơn Ấn Độ chừng 2 chấm của phần trăm. Một cách khác, nếu nói về chất lượng tăng trưởng thì điều đó chẳng gây được ấn tượng như nó đang phô trương. Họ đang ở trong tình trạng đầu tư khổng lồ vào – Rất nhiều phi trường lớn, những xa lộ với 8 làn xe, hệ thống đường sắt cao tốc… Nhưng nếu nhìn vào những thành quả mang lại từ sự đầu tư đó thì không mấy ấn tượng cho lắm.
Trung Hoa cũng đang có những vấn đề lớn khác. Liên Hiệp Quốc mới vừa ra một báo cáo chỉ rỏ rằng Trung Hoa sẽ có một cuộc khủng hoảng dân số trong vòng 25 năm tới. Nó sẽ mất đi 400 triệu dân. Không có một thời điểm nào trong lịch sử loài người mà ở đó quốc gia quyền lực nhất thế giới lại giảm đi dân số của mình. Đơn giản điều đó không thể xảy ra. Và nếu quý vị muốn nhìn vào những gì của một quốc gia đang giảm dân số thì hãy nhìn vào Nhật Bản.
Chính trị:
Tạm cho rằng Trung Hoa sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Vậy Trung Hoa có chăng một nền chính trị rộng rãi, để tạo nên một thứ yếu tính lãnh đạo mà anh cần? Nên nhớ rằng Nhật Bản đã từng là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới trong nhiều thập niên nhưng tôi đã không thấy yếu tính lãnh đạo toàn cầu đó trong cấu trúc. Cần phải có một nền chính trị đủ rộng để tạo ra loại lãnh đạo đó. Trung Hoa đang bị cai trị bởi một hệ thống chính trị mà hệ thống chính trị đó lại đang ở trong cơn nguy biến.
Không rõ thế hệ cầm quyền kế tiếp có giống với những gì hôm nay không. Trung Hoa vẫn chưa giải quyết được những vấn đề căn bản khi nó tạo ra giới trung lưu và làm thế nào để đáp ứng với những đòi hỏi của giới này. Khi Đài Loan bước qua giai đoạn này, những gì quý vị thấy là sự chuyển đổi qua nền chính trị dân chủ; Khi Hàn Quốc qua giai đoạn này, Hàn Quốc cũng phải chuyển đổi qua thể chế dân chủ. Đây không phải là một thời kỳ dễ dàng gì. Đó là một thời có máu đổ và hỗn loạn.
Địa chính trị:
Người ta hay nói đến châu Á đang lên. Nhưng không có cái gì gọi là châu Á cả. Có Trung Hoa, có Nhật Bản, có Ấn Độ. Và các nước đó chẳng ưa gì nhau. Quý vị sẽ nhận ra rằng Trung Hoa mà nổi lên thì sẽ có những phản ứng tất yếu từ Ấn Độ, Nhật Bản, Mã Lai, Việt Nam, Nam Hàn và các nước khác. Quý vị đã bắt đầu thấy những bất ổn về chuyện này. Trung Hoa không nổi lên trong khoảng không. Nó nổi lên trong một lục địa có nhiều tranh chấp.
Cá cược về tự do:
Chúng ta đang trải nghiệm về một bước ngoặt của sự tự tin về thế giới phương Tây. Đây là một sự thật, thông thường khi chúng ta phải đối mặt với những điều thử thách mới mẻ là chúng ta đang trực diện với một xứ sở trên đà tiến bước.
George Kennan, một bình luận gia nổi tiếng của Mỹ, trong những suy nghĩ thường lệ của ông là không thể nào một nước Mỹ có thể cầm cự với liên bang Sô Viết. Bởi vì nước Mỹ yếu kém, hay thay đổi. Trong khi Sô Viết có chiến lược và tầm nhìn, thì nước Mỹ chỉ có chiến thuật ngu dốt. Tuy nhiên bằng một cách nào đó nước Mỹ đã thoát ra an toàn nếu không nói là chiến thắng.
Tôi nghĩ rằng, có một khuynh hướng để nhìn về Trung Hoa giống như thế. Họ có một cái nhìn nhất quán dài hạn và chúng ta thì hạn hẹp ngu xuẩn.
Có một câu chuyện tuyệt vời để gói gọn lại những sự việc này:
Khi được hỏi “Anh nghĩ gì về cuộc cách mạng Pháp”, Thủ tướng Chu Ân Lai trả lời rằng “điều đó còn quá sớm để nói”. Lúc đó mọi người đều nghĩ “Úi chà! Ông ta là một bậc thiên tài; Cái nhìn của ông ấy bao trùm cả một thế kỷ”.
Thật ra thì đến năm 1973, Chu Ân Lai có ý nói về cuộc cách mạng, đó là cuộc cách mạng Pháp năm 1968 – một cuộc cách mạng của học trò. Tại thời điểm đó hoàn toàn có lý để nói rằng “quá sớm để nói”.
Bởi thế đừng tin rằng người Trung Hoa có suy nghĩ bậc thầy mang tầm chiến lược và chúng ta chỉ là những kẻ cà lăm. Chúng ta biết cà lăm để tiến tới vị trí tốt hơn, bỏ qua một bên những tranh dành đến từ các đại đế của Đức, từ liên Bang Sô Viết, hay từ Đức quốc xã.
Thật thế, tôi nghĩ rằng quý vị sẽ nhận ra Hoa Kỳ và vùng Bắc Mỹ sẽ tạo nên những điều đặc biệt cho thế giới mới.
Mỹ sẽ trở thành một quốc gia toàn cầu, một quốc gia có sức lôi kéo mọi người khắp nơi trên thế giới – người với mọi màu da, sắc tộc, tôn giáo – tập hợp những tài năng xây dựng một kiểu giấc mơ chung. Điều đó sẽ xảy ra ngay tại đây và sẽ lôi cuốn mọi người lại với nhau trên toàn thế giới.
Đừng mất niềm tin vào những xã hội cởi mở và tự do.
© Đặng Lũy
(Bản tiếng Việt)
Nguồn: http://globalpublicsquare.blogs.cnn.com/2011/07/05/why-the-21st-century-will-not-belong-to-china/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét