Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

10 nền kinh tế thảm hại nhất thế giới

Không hiểu so với ta thì họ tệ hơn hay ta tệ hơn ? Sợ là ta tệ hơn.

10 nền kinh tế thảm hại nhất thế giới


Forbes vừa tổng kết 10 nơi yếu kém nhất trên thế giới trong tổng số 177 nền kinh tế căn cứ vào tốc độ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát và cán cân thanh toán trong 3 năm từ 2010 đến 2012.
1. Madagascar
GDP bình quân đầu người: 387 USD, lạm phát: 8,5%.
Giá bán lẻ gạo ở đây đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng hai năm qua, trong khi đó, hàng nghìn người đã bị mất việc làm trong ngành dệt may sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1999, buộc Mỹ phải đưa Madagascar ra khỏi Đạo luật cơ hội và phát triển châu Phi. Đạo luật này cho phép các nước tham gia có quyền ưu tiên tiếp cận thị trường Mỹ. Với tình hình chính trị vẫn còn nhiều bất ổn như hiện giờ, Madagascar có rất ít cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay.

Madagascar có rất ít cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay.
2. Armenia
GDP bình quân đầu người là 2.959 USD, lạm phát 7%.
GDP của nước này đã giảm tới 15% trong năm 2009 và được dự đoán sẽ chỉ phát triển với tốc độ trung bình trong vài năm tới. Cựu thành viên của Liên bang Xô Viết này đang phải vật lộn để theo kịp các nước trên thế giới. GDP của Armenia chỉ bằng gần 1/3 nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Với lạm phát 7%, người dân nước này đang ngày càng nghèo đi một cách nhanh chóng.
Với lạm phát 7%, người dân nước này đang ngày càng nghèo đi một cách nhanh chóng.
3. Guinea
GDP bình quân đầu người là 440 USD, lạm phát 17%.
Quốc gia Tây Phi này nắm giữ một nửa dự trữ bô xít của toàn thế giới, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư sinh lời. Theo Bộ Ngoại Giao Mỹ, đường sá tồi tàn, đảo chính quân sự năm 2008 và sự bất ổn gây ra bởi thái độ thù địch của chính phủ đối với đầu tư đã làm chậm lại sự phát triển kinh tế nơi đây. Tuy nhiên, việc ông Alpha Conde đắc cử tổng thống năm 2010 đã làm dịu đi phần nào những mối lo ngại đó. Hơn nữa Abu Dhabi và BHP Billiton cũng đang xúc tiến một dự án nhôm trị giá tới 5 tỉ USD tại đây.
Quốc gia Tây Phi này nắm giữ một nửa dự trữ boxit của toàn thế giới, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư sinh lời.
4. Ukraine
GDP bình quân đầu người là 3.483 USD, lạm phát 10%.
Từng là thành viên của Liên bang Xô Viết, Ukraine có nguồn tài nguyên đất nông nghiệp và khoáng sản hết sức dồi dào. Lẽ ra Ukraine đã có thể trở thành nền kinh tế hàng đầu châu Âu, thế nhưng, GDP nước này lại còn kém xa so với cả các nước như Serbia hay Bulgaria. Người ta đổ lỗi việc này cho “hệ thống pháp lý phức tạp, điều hành của chính phủ kém, thi hành pháp luật kém và nạn tham nhũng trầm trọng”.
Quốc gia từng là thành viên của Liên bang Xô Viết này có nguồn tài nguyên đất nông nghiệp và khoáng sản hết sức dồi dào.
5. Jamaica
GDP bình quân đầu người: 5.473 USD, lạm phát 7%.
Theo World Bank, tỷ lệ nghèo đói tại nước này đã giảm gần một nửa xuống chỉ còn 10% trong những năm gần đây trong khi tỷ lệ biết chữ tăng lên 88%. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính đã làm GDP của Jamaica giảm 4% trong 2 năm qua và được dự báo sẽ chỉ tăng gần 3% hàng năm cho đến tận năm 2015. Lạm phát cao và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai không có gì biến chuyển càng làm mục tiêu nâng cao mức sống cho người dân nơi đây trở nên xa vời.
Lạm phát cao và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai không có gì biến chuyển càng làm mục tiêu nâng cao mức sống cho người dân nơi đây trở nên xa vời.
6. Venezuela
GDP bình quân đầu người là 9.886 USD, lạm phát 32%.
Điểm nhấn sáng sủa nhất trong bức tranh kinh tế Venezuela chính là thặng dư thanh toán vãng lai nhờ trữ lượng dầu mỏ dồi dào. Thế nhưng lạm phát lên tới 32% và tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở dưới mức trung bình đã làm cho Venezuela góp mặt trong danh sách này.
Lạm phát Venezuela lên tới 32% và tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở dưới mức trung bình.
7. Kyrgyzstan
GDP bình quân đầu người là 943 USD, lạm phát 12,6%.
Nước cộng hòa Trung Á này xếp thứ 164 trên tổng số 178 quốc gia dựa theo chỉ số về mức độ “minh bạch” (Transparency International’s Corruption Perceptions Index) và có tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 11%. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên (trừ dầu mỏ và khí đốt là phải nhập khẩu), nhưng Kyrgyzstan lại gặp rắc rối với việc thu hút đầu tư nước ngoài cho cá dự án khai mỏ và luyện kim.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng tình hình kinh tế trong nước này rất bất lợi cho các công ty.
8. Swaziland
GDP bình quân đầu người là 3.109 USD, lạm phát: 7,3%.
Tốc độ phát triển dân số quá nhanh và thiếu việc làm đã làm cho tỷ lệ nghèo đói của nền kinh tế châu Phi này lên tới hơn 6% dù có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và ngành du lịch phát triển. Swaziland có hơn 30.000 công nhân trong ngành công nghiệp thêu thùa, ngành này vẫn được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ thuế nhập khẩu của Mỹ cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra và đồng rand Nam Phi - đồng tiền mà Swaziland neo vào - tăng giá mạnh.
Swaziland có hơn 30.000 công nhân trong ngành công nghiệp thêu thùa.
9. Nicaragua
GDP bình quân đầu người là 1.197 USD, lạm phát 9%.
Nicaragua là quốc gia nghèo thứ nhì ở Tây bán cầu, sau Haiti, với GDP bình quân đầu người chưa bằng một phần ba nước láng giềng El Salvador. Tình trạng mất điện triền miên, thiếu nước và giá năng lượng cao khiến không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà ngay cả người dân nước này cũng cảm thấy ngán ngẩm. Theo số liệu của World Bank, có tới gần một nửa dân số Nicaragua phải sống dưới mức nghèo khổ.
Nicaragua là quốc gia nghèo thứ nhì ở Tây bán cầu.
10. Cộng hòa Hồi giáo Iran
GDP bình quân đầu người: 5.493 USD, lạm phát 15%.
Cộng hòa hồi giáo Iran nắm giữ 10% dự trữ dầu mỏ của thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước này lại đang gặp khó khăn do việc kiểm soát nội bộ các ngành kinh tế thiết yếu, các lệnh trừng phạt quốc tế và trình độ quản lý yếu kém. Tốc độ tăng trưởng của Iran chưa bằng 1/3 tốc độ trung bình của toàn thế giới. GDP đầu người đạt 5.493 USD đặt Iran gần như ngang hàng với nước bị chiến tranh tàn phá như Iraq hơn là các nước giàu dự trữ dầu mỏ như Saudi Arabia hay Kuwait.
Cộng hòa hồi giáo Iran nắm giữ 10% dự trữ dầu mỏ của thế giới.
Hà Thu (theo Forbes

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét