Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Nga, Mỹ và nhiều nước đua nhau rút công dân khỏi Ukraine

Nga, Mỹ và nhiều nước đua nhau rút nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine
Truyền thông Nga đưa tin Moskva bắt đầu rút bớt nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine, giữa lúc căng thẳng biên giới tăng cao. "Các nhà ngoại giao và nhân viên lãnh sự Nga tại Ukraine bắt đầu lên đường về nước", hãng thông tấn nhà nước Nga Ria Novosti hôm nay cho biết.

Ria Novosti dẫn nguồn thạo tin nói rằng trong bối cảnh một số nước phương Tây rút một phần nhân viên ngoại giao ở Ukraine, Nga "quyết định làm điều tương tự".

Nguồn tin nói thêm rằng trong cuộc họp với Ngoại trưởng Anh Elizabeth Truss hôm 10/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gợi ý về khả năng xảy ra kịch bản như vậy khi nói rằng Moskva "đã xem xét hành động của các nước phương Tây và có lẽ cũng sẽ khuyến nghị nhân viên không thiết yếu của các cơ quan ngoại giao Nga về nước".

Bộ Ngoại giao Nga chưa bình luận về thông tin này.

Đoàn xe thiết giáp của Nga ở Crimea ngày 18/1. Ảnh: AP.

Trước đó, Anh, Đức, Australia đã thông báo rút một phần nhân viên sứ quán tại Ukraine và người thân của họ. Nguồn tin của AP cho biết Mỹ sẽ công bố quyết định sơ tán nhân viên sứ quán Mỹ ở Kiev ngày 12/2. Nhiều quốc gia gồm Anh, Na Uy, Canada, Phần Lan, Latvia, Hà Lan, Estonia, Nhật, Australia và New Zealand đã kêu gọi công dân rời Ukraine.

Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây cáo buộc Nga có kế hoạch tấn công Ukraine, sau khi điều động hơn 100.000 quân cùng nhiều khí tài quân sự áp sát biên giới nước láng giềng. Nga khẳng định mọi hoạt động quân sự sát biên giới phía tây là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.

Trước đợt điều quân của Nga, Mỹ điều chiến hạm và oanh tạc cơ B-1B tham gia "diễn tập ngoài kế hoạch" của NATO tại Biển Đen, với hai thành viên của liên minh là Thổ Nhĩ Kỳ và Romania cùng Ukraine.

Ngoài ra, Mỹ và một số đồng minh NATO tiếp tục bán và viện trợ vũ khí cho Ukraine. Với ủng hộ từ Mỹ, Ukraine leo thang chiến sự với phe ly khai ở miền đông sau nhiều năm giao tranh hạ nhiệt.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 11/2 cáo buộc Mỹ ngày càng cuồng loạn và muốn chiến tranh bằng bất cứ giá nào sau khi Washington quyết định điều thêm 3.000 lính tới Ba Lan, tập hợp cùng với 1.700 quân đã có mặt ở đó.

Mỹ sắp có lệnh sơ tán đại sứ quán ở Ukraine

Washington chuẩn bị sơ tán đại sứ quán Mỹ tại Kiev, khi giới chức tình báo phương Tây cảnh báo nguy cơ Nga tấn công ngày càng cận kề.

Bộ Ngoại giao Mỹ dự kiến thông báo vào ngày 12/2 rằng tất cả nhân viên tại đại sứ quán nước này ở Kiev được yêu cầu rời đi, AP hôm nay dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên.

Họ cho biết lượng nhỏ nhân viên ngoại giao Mỹ có thể ở lại Kiev, nhưng phần lớn trong số gần 200 nhân viên sẽ được chuyển đến vùng viễn tây của Ukraine, gần biên giới Ba Lan, nước thuộc NATO, để Washington có thể duy trì hiện diện ngoại giao ở Ukraine.

Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về thông tin này.

Cờ Mỹ bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Kiev, Ukraine tháng trước. Ảnh: Reuters.

Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó yêu cầu người thân của các nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Kiev rời đi. Nhân viên không thiết yếu có thể rời đi nếu muốn. Động thái mới được đưa ra khi Washington tăng cường cảnh báo về khả năng Moskva tấn công Kiev.

Lầu Năm Góc ngày 11/2 thông báo gửi thêm 3.000 quân chiến đấu tới Ba Lan để tập hợp cùng với 1.700 quân đã có mặt ở đó, nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với các đồng minh NATO. Nhóm binh sĩ này sẽ rời căn cứ ở Fort Bragg, Bắc Carolina trong vài ngày tới và đến Ba Lan vào tuần tới. Nhiệm vụ của lực lượng này là huấn luyện và cung cấp khả năng răn đe nhưng không tham chiến ở Ukraine.

Thông báo này được đưa ra ngay sau khi Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden, cảnh báo công khai rằng tất cả công dân Mỹ ở Ukraine nên rời khỏi nước này càng sớm càng tốt. Ông Sullivan nói Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể phát lệnh tấn công bất kỳ lúc nào.

Từ tháng 11/2021, tình báo Mỹ đã cáo buộc Nga dồn khoảng 100.000 quân áp sát biên giới Ukraine với kế hoạch tiến đánh, trong khi Nga gọi những cáo buộc này là "tin giả". Moskva nhiều lần khẳng định mọi hoạt động quân sự sát biên giới phía tây là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.

Trước đợt điều quân của Nga, Mỹ điều chiến hạm và oanh tạc cơ B-1B tham gia "diễn tập ngoài kế hoạch" của NATO tại Biển Đen, với hai thành viên của liên minh là Thổ Nhĩ Kỳ và Romania cùng Ukraine.

Ngoài ra, Mỹ và một số đồng minh NATO tiếp tục bán và viện trợ vũ khí cho Ukraine. Với ủng hộ từ Mỹ, Ukraine leo thang chiến sự với phe ly khai ở miền đông sau nhiều năm giao tranh hạ nhiệt.

1 nhận xét:

  1. MỸ và Na teo 'chiến đi' đông cả bầy mà cứ cứ cào mặt ăn vạ như này thì xấu mặt anh hùng lắm 'chiến đi' đừng la làng và giãy đành đạch như phò nữa.

    Trả lờiXóa