Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Trương Quang Nghĩa “đầu đất” với “5 không 3 có”

Tôi lưu bài này vì Trương Quang Nghĩa là bạn học hồi cấp 3 của tôi. Nghĩa làm lớp trưởng vì hơn chúng tôi khoảng 2-3 tuổi, trông cao to hơn hẳn chúng tôi. Lớp chúng tôi năm đầu cấp 3 được quản lý theo kiểu kỷ luật sắt, nên nghe đâu đã được tặng danh hiệu "Tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa", cả miền Bắc chỉ có 2 lớp được tặng danh hiệu "cao quý" này. Riêng giáo viên chủ nhiệm lớp được báo "Người giáo viên nhân dân" viết bài ca ngợi... Tuy nhiên, từ năm thứ 2, nhiều học sinh trong lớp nổi loạn, đến năm thứ 3 cuối cấp thì đồng loạt đuổi cổ được ông giáo chủ nhiệm lớp, thay bằng một ông giáo khác rất hiền lành và không dám đụng chạm gì đến lớp, để mặc cho lớp chúng tôi tự quản. Tôi rất tự hào là trong đời đã tổ chức hạ bệ, đuổi khỏi lớp được khá nhiều giáo viên phổ thông và đại học giáo điều, bảo thủ, áp đặt cách quản lý như thời cải cách ruộng đất hay đánh nhân văn giai phẩm vào trường học. Thậm chí khi đi học thêm, tôi cũng đuổi toàn bộ nhóm đầu nậu chuyên tổ chức các lớp để kinh doanh kiếm lời và những giáo viên giảng dạy kém nhưng là người thân của nhóm đầu nậu, thay bằng các giáo viên do tôi tự mời, rồi tôi tự đứng ra thu tiền học sinh và chia đều tiền cho các giảng viên, không đưa cho nhóm đầu nậu một xu. Ngược lại, những giáo viên và lãnh đạo giỏi, có nhân cách thì rất thích tôi nên tham gia ủng hộ tôi đấu tranh loại bỏ những loại giáo viên bất tài, hống hách, thích áp đặt ý mình cho học sinh.
Trương Quang Nghĩa và Đại hội đảng bộ Đà Nẵng lần thứ XXII
fb Đinh Hồ Tiên Sa - 12-10-2020 - Lãnh đạo Trung ương, lẫn cán bộ và nhân dân Đà Nẵng từng đặt niềm tin vào Trương Quang Nghĩa, nhưng kỳ vọng càng nhiều thì họ thất vọng càng cao. Trương Quang Nghĩa “đầu đất” vô tướng, bất tài và tụt dốc không phanh, trở thành “cản mũi kỳ đà” cho tiến trình xây dựng và phát triển ở thành phố biển này. Lẽ ra chúng tôi sẽ không viết gì thêm về một nhân vật được người dân đặt cho biệt danh mai mỉa “Năm Đất” này, nhưng nếu không viết, sẽ có lỗi với cán bộ và nhân dân Đà Nẵng. Thôi thì, để tiễn ông về vườn “làm người tử tế, bài này xem như nét vẽ chân dung lần cuối, dành cho một chính trị gia, mà suýt chút nữa cụ Tổng đã cho bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khoá XII, nhiệm kỳ 2016-2021.
Trương Quang Nghĩa với Nguyễn Bá Thanh.
Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày 20/10 đến 22/10/2020. Có 350 đại biểu dự Đại hội trong tổng số 16 đoàn đại biểu. Phương án nhân sự đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư cơ bản nhất trí gồm các ông bà sau:

1. Nguyễn Văn Quảng, sinh năm 1969, Bí thư thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP

2. Lương Nguyễn Minh Triết, sinh 1976, Phó Bí thư thường trực thành uỷ

3. Lê Trung Chinh, sinh năm 1969, Phó bí thư thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng

4. Hồ Kỳ Minh, sinh năm 1971, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng

5. Lê Minh Trung, sinh năm 1976, Phó chủ tịch UBND TP, kiêm Trưởng Ban quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng

6. Ngô Xuân Thắng, sinh năm 1969, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ

7. Lê Thị Mỹ Hạnh, sinh năm 1977, Chủ nhiệm UBKT thành uỷ

8. Lê Quang Nam, sinh 1970, Trưởng ban Nội chính Thành uỷ

9. Vũ Xuân Viên, sinh năm 1964, Giám đốc Sở Công an

10. Nguyễn Quốc Hương, sinh năm 1966, Chỉ huy trưởng BCH quân sự TP

11. Nguyễn Đình Vĩnh, sinh năm 1975, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ

12. Nguyễn Thanh Quang, sinh năm 1964, Trưởng ban Dân vận Thành uỷ

13. Võ Công Chánh, sinh năm 1971, Chủ tịch UB MTTQ

14. Vũ Quang Hùng, sinh năm 1970, Bí thư quận Hải Châu

Lẽ ra vị trí số 7 thuộc về Huỳnh Thị Tam Thanh, hiện là Uỷ viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Thành uỷ. Thế nhưng, oái ăm thay, khi gần đến ngày đại hội đảng bộ Đà Nẵng, lại nảy sinh lùm xùm. Cơ quan an ninh nội bộ phát hiện ra Huỳnh Thị Tam Thanh có con kết hôn với Việt kiều Nhật, nhưng không báo cáo với tổ chức Đảng. Trong khi Đảng cộng sản Việt Nam quy định việc này rất khắt khe.

Theo Quy định số 102-QĐ/TW, điều 25, về xử lý kỷ luật Đảng viên “vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài” như sau:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: Có con kết hôn với người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ, thường trực cấp ủy quản lý mình về lai lịch, thái độ chính trị của con dâu (hoặc con rể) và cha, mẹ ruột của họ.

2- Cảnh cáo hoặc cách chức, nếu như: Bản thân biết mà không có biện pháp ngăn chặn việc con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hành vi chống Đảng và Nhà nước. Có hành vi ép con kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm vụ lợi.

Bà Huỳnh Thị Tam Thanh bị loại khỏi danh sách ở phút 89. Ảnh trên mạng

Vậy là danh sách Ban Thường vụ thành uỷ bị xáo trộn, phải làm lại từ đầu vào phút chót. Trách nhiệm lãnh đạo ở đâu, lẽ nào ngài Bí thư lại vô can?

Đại hội XXII bế mạc, cũng là lúc tiễn Trương Quang Nghĩa về với vợ con nơi xứ Bắc. Nhưng dư âm mà Trương Quang Nghĩa để lại ở thành phố biển này sẽ là chủ đề đàm tiếu còn lâu mới dứt.

Cũng như các anh trai mình, Trương Quang Nghĩa hầu như chẳng có tài cán gì. Anh cả Trương Quang Được là Uỷ viên Trung ương khoá VII, VIII, IX, vào Bộ chính trị khoá IX và giữ chức Phó chủ tịch Quốc hội, nhưng hết sức mờ nhạt. 

Anh kế Trương Quang Khánh, Uỷ viên Trung ương khoá X, XI, là Thượng tướng, Thứ trưởng BQP, nhưng cũng không có gì nổi trội. Hình như không còn ai nhớ đến cái tên ông từng đeo lon Thượng tướng.

Hàng loạt chức vụ mà Trương Quang Nghĩa đã kinh qua trước khi về nắm chức Bí thư Đà Nẵng hồi tháng 10/2017 là: Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Uỷ viên Trung ương Đảng hai khoá XI, XII.

Trương Quang Nghĩa với Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh trên mạng

Trương Quang Nghĩa được cho nhân vật của “5 không 3 có”. Năm không gồm:

1.- Không cần động não, phát động chủ trương, hay phát kiến gì hay trong xây dựng “thành phố đáng sống”, suốt ngày chỉ thu mình trong phòng để nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê, để tìm con đường đi đến… thiên đường XHCN.

2.- Ông không bao giờ dám làm, dám thực hiện những điều mình phán ra, ông ngại va chạm và không đủ tự tin. Việc hô hào cưỡng chế Mường Thanh và đòi lấy lại sân Chi Lăng mà Nguyễn Bá Thanh đã bán 2700 tỷ là một ví dụ.

3.- Trong 3 cái Tết ở Đà thành, ông không bao giờ đi thăm hay chúc Tết cán bộ hưu trí, mẹ VNAH hoặc công nhân, dân nghèo Đà Nẵng, bởi vì ông bận đi thăm và chúc Tết các lãnh đạo cấp cao tại Hà Nội.

4.- Ông không bao giờ đánh golf tại Đà Nẵng, mà chỉ thích chơi golf ở Hà Nội. Cứ cuối tuần là bay về thủ đô, thứ hai ông lại bay vào, có lẽ ở nơi đó mới đúng tầm của ông. 

Còn nữa, ông không bao giờ tham dự những cuộc họp có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, vì cho rằng khi ông là Tổng giám đốc Vinaconex, ông Phúc mới chỉ là quan đầu một tỉnh lẻ.

5.- Ông không bao giờ đồng ý với Ủy ban trong duyệt ngân sách cho các đồng chí của mình trong BCH Thành uỷ đi tham quan đây đó, nhưng sẵn sàng mở hầu bao cho những cô nàng xinh đẹp vây quanh mình.

Ba có của Trương Quang Nghĩa là:

1.- Ông góp phần làm cho gần 1500 công nhân Đà Nẵng thất nghiệp và gia đình của họ rơi vào cảnh “sống dở chết dở”, bữa đói bữa no, khi ông ra lệnh đóng cửa hai nhà máy sản xuất thép Dana Ý và Dana Úc, khiến hai công ty này lâm vào đường cùng và phá sản hoàn toàn khi họ vừa “chân ướt chân ráo” lên sàn chứng khoán, để rồi họ nộp đơn kiện UBND TP ra toà. Đó cũng chính là nguồn cơn gây sóng gió, tạo cuộc chiến giữa nhà Đỏ (Thành uỷ) và nhà Trắng (UBND) trở nên không khoan nhượng.

2.- Ông đem tư duy, kinh nghiệm miền núi từ hồi ở Sơn La, áp dụng cho Đà Nẵng như, không cho xây nhà cao tầng ở các quận ven biển, yêu cầu các ngân hàng không cho dân và doanh nghiệp vay tiền mua… xe.

Ông “phát minh” ra việc làm một đường bê tông đi bộ ngay sát mép bờ biển. May mà dự án điên rồ này không ai thực hiện.

Ông tạo điều kiện cho Vinaconex trúng thầu hầu hết các gói dự án công trình công ích lên đến hàng chục ngàn tỷ.

3.- Vì khi xưa, từng bị Nguyễn Bá Thanh phê bình kém cỏi, Trương Quang Nghĩa đem lòng thù hận trút lên Nguyễn Bá Cảnh. Nhân việc xét kỷ luật cậu ta vi phạm hôn nhân gia đình, ông thẳng tay loại Cảnh vĩnh viễn ra khỏi bộ máy công quyền.

Ông làm nên một scandal “nổi tiếng” chấn động không những ở Đà Nẵng, mà lan đến các vùng phụ cận miền Trung và Tây Nguyên, khi cùng một lúc ông “xơi” cả hai cô gái lễ tân xinh đẹp, tuổi đôi mươi ở Nhà khách Thành uỷ. Đến nỗi tiếng gầm của Sư tử Hà Đông chấn động cả sông Hàn và người ta phải lên tiếng về đạo đức và lối sống của một Uỷ viên Trung ương, Bí thư thành uỷ.

Hai “bóng hồng” Kim Ngân và Phương Trâm trong scandal với Trương Quang Nghĩa

Trong đề án nhân sự Đà Nẵng, Trương Quang Nghĩa quy hoạch kiểu “tuỳ hứng lý qua cầu”…

Điển hình là trường hợp Nguyễn Nho Trung, sinh 5/1963, Uỷ viên BTV, đương kim Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, vốn là sĩ quan An ninh biệt phái, nay đã hết tuổi cơ cấu theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, nhưng Trương Quang Nghĩa lại cơ cấu cấp uỷ nhiệm kỳ mới, Trung ương buộc phải yêu cầu gạch tên. Được biết, Nguyễn Nho Trung tuy về hưu, nhưng tiền thì tiêu đến ba đời cũng chưa cạn…

Một cái tên nữa cũng được Trương Quang Nghĩa ưu ái quy hoạch vào Ban thường vụ Thành uỷ, đó là Đoàn Ngọc Hùng Anh, hiện là Chánh văn phòng ĐBQH, HĐND và UBND. Mà Đoàn Ngọc Hùng Anh lại là anh vợ của Hồ Kỳ Minh, đương kim Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Một trường hợp quy hoạch cán bộ gây phẫn nộ, nhức nhối dư luận xã hội dưới thời Trương Quang Nghĩa nữa, đó là nhân vật Phùng Văn Cưng, tên đại du côn, thất phu vô học. Phùng Văn Cưng, một kẻ học chưa học hết cấp hai, ba trợn ngông cuồng, quan hệ bất chính, có con với hàng loạt phụ nữ, lại có Cao cấp Chính trị, ngồi ghế Phó Bí thư thường trực Quận uỷ hai nhiệm kỳ (2015-2020 và 2020-2025).

Để một kẻ lưu manh, đê tiện và thối tha ấy, hàng ngày đi rao giảng đạo đức ông Hồ và chủ nghĩa Mác Lê, là sự sỉ nhục của những người cộng sản. Quan chức cấp ủy như Phùng Văn Cưng, thuộc diện cán bộ được Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, vì thế ông Trương Quang Nghĩa phải chịu trách nhiệm chính.

Chân dung Phùng Văn Cưng (trái) với ứng viên Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh (phải)

Lãnh đạo Trung ương, lẫn cán bộ và nhân dân Đà Nẵng từng đặt niềm tin vào Trương Quang Nghĩa, nhưng kỳ vọng càng nhiều thì họ thất vọng càng cao. Trương Quang Nghĩa “đầu đất” vô tướng, bất tài và tụt dốc không phanh, trở thành “cản mũi kỳ đà” cho tiến trình xây dựng và phát triển ở thành phố biển này.

Đã có nhiều cây bút viết về Trương Quang Nghĩa, xấu tốt đủ cả. Lẽ ra chúng tôi sẽ không viết gì thêm về một nhân vật được người dân đặt cho biệt danh mai mỉa “Năm Đất” này, nhưng nếu không viết, sẽ có lỗi với cán bộ và nhân dân Đà Nẵng. Thôi thì, để tiễn ông về vườn “làm người tử tế, bài này xem như nét vẽ chân dung lần cuối, dành cho một chính trị gia, mà suýt chút nữa cụ Tổng đã cho bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khoá XII, nhiệm kỳ 2016-2021.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét