Mình cũng muốn tin là "quả báo" nhưng chắc không phải vì quả báo phải nhằm vào mấy đứa trực tiếp liên quan đến vụ án hoặc cố tình bẻ cong sự thật cái chết của cháu Long.
Sau vụ tai nạn giao thông xảy ra vào đêm 26 Tháng Chín, tài xế của xe trường Gateway được ghi nhận bị thương và mắc kẹt trong cabin. Thời điểm đó, trên xe không có học sinh nào. Theo báo Tuổi Trẻ, nguyên nhân vụ tai nạn “đang được nhà chức trách điều tra.”
Khi những hình ảnh đầu tiên của vụ tai nạn được lan truyền trên mạng xã hội, một số dư luận viên đã nhanh chóng bình luận rằng đó là “ảnh giả để câu view,” “làm gì có chuyện xe chở học sinh ra đường ban đêm”…
Vụ đụng xe này sẽ không có gì đáng nói nếu như cộng đồng mạng không xôn xao bàn tán về “yếu tố tâm linh” liên quan đến cái chết còn nhiều uẩn khúc của cậu bé Lê Hoàng Long, học sinh trường Gateway hôm 6 Tháng Tám, 2019.
Tuy chiếc xe trong vụ tai nạn xảy ra vào đêm 26 Tháng Chín có biển số khác với chiếc xe được cho là chở và “bỏ quên cháu Long đến chết,” nhưng nhiều Facebooker cho rằng đây là “quả báo” và vụ đụng xe “không tự nhiên xảy ra.”
Gần hai tháng sau thảm kịch này, trường Gateway vẫn đang hoạt động trong lúc công luận tức giận và không ai tin rằng cháu bé xấu số “chết vì bị bỏ quên trên xe đưa đón” như công bố ban đầu của nhà chức trách.
Đến nay, việc điều tra cái chết của cậu bé được ghi nhận “đúng quy trình” nhưng kết quả thế nào thì chưa được công khai.
Vụ việc càng gay cấn hơn khi trong lúc chưa có gì rõ ràng, công an vội vã khởi tố và tống giam bà Nguyễn Bích Quy, người đưa đón học sinh Trường Gateway, vào hồi cuối Tháng Tám. Điều này khiến công luận nghi ngờ rằng nhà chức trách muốn bà Quy phải “giữ im lặng” và “nhận tội.”
Thời điểm vụ bắt giữ diễn ra, Luật Sư Nguyễn Thành Sơn, người được bà Quy đề nghị trợ giúp pháp lý, nói với Nhật báo Người Việt từ Hà Nội: “Điều 110 Bộ Luật Tố Tụng quy định trường hợp phải có biểu hiện là trường hợp nghiêm trọng, bỏ trốn, vi phạm pháp luật, bà Quy không có biểu hiện đấy. Do đó biện pháp tạm giam là trái pháp luật. Chúng tôi đã có văn bản chính thức hồi chiều và đã nộp cho Viện Kiểm Sát và cơ quan điều tra.”
Tiếp đó là vụ nhà chức trách cho dựng lại hiện trường hai lần và báo chí được chỉ đạo viết bài tuyên truyền theo lời giới chức công an nhưng vẫn không dập tắt được mối nghi ngờ của công luận.
Những điều bất thường trong vụ này được lý giải là do con gái ông Nguyễn Xuân Phúc “là một trong các cổ đông chính của trường Gateway.”
Ngay sau khi sự việc bé Lê Hoàng Long xảy ra, một số nguồn tin trên mạng xã hội cho biết, con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Xuân Trang, có cổ phần 14.3% trong Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Giáo Dục Quốc Tế Edufit (Edufit Group), công ty mẹ của trường Tiểu Học Quốc Tế Gateway.
Facebooker Thái Văn Đường cho biết, ngoài bà Nguyễn Thị Xuân Trang thì “Trần Thị Hồng Vân (sinh năm 1986) là con gái của ông Trần Văn Vệ, trung tướng, phó thủ trưởng thường trực Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra, chánh văn phòng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An. Ông từng là quyền tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, Bộ Công An, cựu giám đốc Công An tỉnh Thái Bình.”
“Trần Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1982) và Trần Thị Huyền (sinh năm 1985) là con gái của ông Trần Văn Đình, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á. Ông Đình là anh trai của ông Trần Văn Vệ,” Facebooker Thái Văn Đường viết. (T.K.)
Xe trường Gateway tông xe bồn là ‘quả báo nhãn tiền’
September 27, 2019 - HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Chín, sau một đêm giữ im lặng, các báo nhà nước cùng đưa tin về vụ một chiếc xe 16 chỗ đưa đón học sinh Trường Quốc Tế Gateway đâm vào phía sau một chiếc xe bồn đang dừng đèn đỏ tại ngã tư thôn Vạn Lộc, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh. Vụ đụng xe này sẽ không có gì đáng nói nếu như cộng đồng mạng không xôn xao bàn tán về “yếu tố tâm linh” liên quan đến cái chết còn nhiều uẩn khúc của cậu bé Lê Hoàng Long, học sinh trường Gateway hôm 6 Tháng Tám, 2019.Sau vụ tai nạn giao thông xảy ra vào đêm 26 Tháng Chín, tài xế của xe trường Gateway được ghi nhận bị thương và mắc kẹt trong cabin. Thời điểm đó, trên xe không có học sinh nào. Theo báo Tuổi Trẻ, nguyên nhân vụ tai nạn “đang được nhà chức trách điều tra.”
Khi những hình ảnh đầu tiên của vụ tai nạn được lan truyền trên mạng xã hội, một số dư luận viên đã nhanh chóng bình luận rằng đó là “ảnh giả để câu view,” “làm gì có chuyện xe chở học sinh ra đường ban đêm”…
Vụ đụng xe này sẽ không có gì đáng nói nếu như cộng đồng mạng không xôn xao bàn tán về “yếu tố tâm linh” liên quan đến cái chết còn nhiều uẩn khúc của cậu bé Lê Hoàng Long, học sinh trường Gateway hôm 6 Tháng Tám, 2019.
Tuy chiếc xe trong vụ tai nạn xảy ra vào đêm 26 Tháng Chín có biển số khác với chiếc xe được cho là chở và “bỏ quên cháu Long đến chết,” nhưng nhiều Facebooker cho rằng đây là “quả báo” và vụ đụng xe “không tự nhiên xảy ra.”
Gần hai tháng sau thảm kịch này, trường Gateway vẫn đang hoạt động trong lúc công luận tức giận và không ai tin rằng cháu bé xấu số “chết vì bị bỏ quên trên xe đưa đón” như công bố ban đầu của nhà chức trách.
Đến nay, việc điều tra cái chết của cậu bé được ghi nhận “đúng quy trình” nhưng kết quả thế nào thì chưa được công khai.
Vụ việc càng gay cấn hơn khi trong lúc chưa có gì rõ ràng, công an vội vã khởi tố và tống giam bà Nguyễn Bích Quy, người đưa đón học sinh Trường Gateway, vào hồi cuối Tháng Tám. Điều này khiến công luận nghi ngờ rằng nhà chức trách muốn bà Quy phải “giữ im lặng” và “nhận tội.”
Thời điểm vụ bắt giữ diễn ra, Luật Sư Nguyễn Thành Sơn, người được bà Quy đề nghị trợ giúp pháp lý, nói với Nhật báo Người Việt từ Hà Nội: “Điều 110 Bộ Luật Tố Tụng quy định trường hợp phải có biểu hiện là trường hợp nghiêm trọng, bỏ trốn, vi phạm pháp luật, bà Quy không có biểu hiện đấy. Do đó biện pháp tạm giam là trái pháp luật. Chúng tôi đã có văn bản chính thức hồi chiều và đã nộp cho Viện Kiểm Sát và cơ quan điều tra.”
Tiếp đó là vụ nhà chức trách cho dựng lại hiện trường hai lần và báo chí được chỉ đạo viết bài tuyên truyền theo lời giới chức công an nhưng vẫn không dập tắt được mối nghi ngờ của công luận.
Những điều bất thường trong vụ này được lý giải là do con gái ông Nguyễn Xuân Phúc “là một trong các cổ đông chính của trường Gateway.”
Ngay sau khi sự việc bé Lê Hoàng Long xảy ra, một số nguồn tin trên mạng xã hội cho biết, con gái Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Xuân Trang, có cổ phần 14.3% trong Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Giáo Dục Quốc Tế Edufit (Edufit Group), công ty mẹ của trường Tiểu Học Quốc Tế Gateway.
Facebooker Thái Văn Đường cho biết, ngoài bà Nguyễn Thị Xuân Trang thì “Trần Thị Hồng Vân (sinh năm 1986) là con gái của ông Trần Văn Vệ, trung tướng, phó thủ trưởng thường trực Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra, chánh văn phòng Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An. Ông từng là quyền tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát, Bộ Công An, cựu giám đốc Công An tỉnh Thái Bình.”
“Trần Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1982) và Trần Thị Huyền (sinh năm 1985) là con gái của ông Trần Văn Đình, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á. Ông Đình là anh trai của ông Trần Văn Vệ,” Facebooker Thái Văn Đường viết. (T.K.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét