Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

GIÁ TRỊ CỦA BÓ RAU

GIÁ TRỊ CỦA BÓ RAU
Người phụ nữ hỏi cậu bé: “Bé bán mớ rau này giá bao nhiêu?”
Cậu bé trả lời: “3.000 đồng/ một bó, thưa bà.”
Người phụ nữ liền nói: “6 bó 12.000 đồng, không bán tôi mua chỗ khác.”

Cậu bé nói: “Bà cứ mua với cái giá mà bà muốn. Có thể đây là khởi đầu tốt, bởi từ sáng tới giờ con vẫn chưa bán được bó nào.”
Người phụ nữ lấy những bó rau và rời đi, lòng thầm đắc thắng.
Bà ta ngồi trên chiếc ô tô ưa thích của mình, tới một nhà hàng sang trọng để dùng bữa với bạn bè. Ở đó, bà và người bạn gọi bất cứ món ăn nào họ thích.



Sau đó, bà ra quầy thanh toán. Hóa đơn trị giá 1.950.000 đồng. Bà trả 2 triệu và còn dặn người chủ nhà hàng không cần thối lại.

Tình huống này xem ra khá quen thuộc với người chủ cửa hàng, nhưng thật quá nhẫn tâm với cậu bé nghèo khổ kia.

Vấn đề mấu chốt ở đây là: Tại sao chúng ta cứ phải tỏ ra quyền lực với những người nghèo khó? Và tại sao chúng ta luôn hào phóng với những người thậm chí không cần đến sự hào phóng của chúng ta?

Có lần tôi đọc được ở đâu đó một câu chuyện:

“Bố tôi có thói quen mua những thứ đồ nho nhỏ với giá cao từ những người nghèo khó, mặc dù ông không hề cần đến. Thỉnh thoảng ông thậm chí còn trả thêm tiền cho họ. Tôi bắt đầu để tâm đến hành động này và hỏi bố tại sao lại làm như vậy? Bố tôi bèn nói: “Đó là quỹ từ thiện được bao bọc bởi phẩm giá, con yêu ạ.”

Có thể bạn sẽ không chia sẻ thông điệp này, nhưng nếu bạn nghĩ rằng mọi người cần biết đến nó, vậy hãy lan tỏa nó.


Bình luận trên FB của chủ blog (https://www.facebook.com/duc.t.nguyen.900).
Bình luận

  • Tong Giang Đâu phải ai bán rau cũng là cậu bé. Trong câu chuyện thì hay chứ ngoài đời nói toàn nói thách thì việc trả giá là điều phải làm. Làm phục vụ mà k cần tip? 🤔

    • Duc Trung Nguyen Khi mua cần nhìn đối tượng, nếu thấy họ là lao động nghèo, trông hiền lành chất phác thì đừng bao giờ trả giá. Đôi khi chưa chắc chắn thì có thể nửa đùa nửa thật trả giá cho vui nhưng sau đó nhất thiết phải mua hàng cho họ.


  • Hoang Hoa Hoang ĐỊNH HƯỚNG xhcn ĐÂY

  • Duc Trung Nguyen Tong Giang - Ở các nước văn minh (Âu, Mỹ, Sing) hay nhân văn (Lào, Thái, Malai...) người ta không nói thách, không trả giá. Chỉ có ở những nước quen giả dối như VN chuyện này mới phổ biến. Tuy nhiên, khi mua cần nhìn đối tượng, nếu thấy họ là lao động nghèo, trông hiền lành chất phác thì đừng bao giờ trả giá.

    • Tong Giang Ghi chữ Việt thì bàn về người Việt thôi ạ.
    • Đã trả lời Tong Giang

      Duc Trung Nguyen Tong Giang Thì tôi nói người Việt đó, ko nên trả giá khi mua sản phẩm ít tiền của người nghèo.
    • Đã trả lời bạn

      Tong Giang Duc Trung Nguyen Vài ba nghìn thì không ai trả giá làm gì bác ạ, nói thách thì nó vô cái văn hóa rồi nên người mua người ta chỉ mong mua với giá tốt thôi sao trách họ được.
      1
    • Đã trả lời Tong Giang

      Duc Trung Nguyen Tong Giang Không trách ai đâu. Cái nước mình nó thế. Tây vào đây cũng phải mặc cả... Nhưng thế mới buồn cho đất nước. Không làm gì thay đổi thì trước tiên nên nghĩ đến hỗ trợ người lao động nghèo. Đa phần họ thật thà, họ thường nói giá họ muốn bán để bù sức lao động của họ (ai cũng vậy, chúng ta đi làm cũng muốn lương cao), nhưng bạn trả giá thấp thì họ cũng đành bán cho nhanh còn về, dù bán rẻ họ cũng tiếc.
    Đang trả lời chính mình
    Viết phản hồi...


  • Nguyễn Nho Nhiều khi thấy nhiều người bòn anh dại đãi anh khôn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét