Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

Hiểu đúng về xe máy không được đi quá 40 km/h

Tôi không tán thành giới hạn này. Tốc độ 50 km/h không phải là lớn, thậm chí chậm đối với rất nhiều tuyến đường thông thoáng hiện nay. Người bình thường đi với tốc độ này hoàn toàn không nguy hiểm, trong khi với tốc độ 40 km/h rất khó chịu. Thực tế để đối phó với CA, nếu quy định tối đa 40 km/h thì lái xe chỉ dám đi 30-35 km/h vì đồng hồ đo tốc độ 2 bên không khớp nhau. Các xe máy dưới 50 cm3 và một số loại xe máy điện theo thiết kế có thể chạy tối đa 60-65 km/h, vậy chỉ vì lý do an toàn mà quy định các loại xe này không được đi quá 40 km/h là không thuyết phục; chắc chắn nếu CA mật phục sẽ rất nhiều người bị phạt. Khuyến nghị nên nâng giới hạn tối đa là 50 km/h. Lẽ ra trước khi ban hành thông tư này, Bộ của Cờ Hó Thể nên đăng báo công khai lấy ý kiến dân.
Hiểu đúng về quy định xe máy không được đi quá 40 km/h
23/9/2019 -  Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
Tốc độ các loại xe khi chạy trên đường là bao nhiêu?
(PLO)- Những ngày gần đây, cư dân mạng đang xôn xao chuyện xe máy không được chạy quá 40 km/h. Cụ thể, Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 31/2019 thay thế Thông tư số 91/2015 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 15-10 và nhận được sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người đang hiểu sai về một số nội dung trong này.

Tại Điều 8 Thông tư 31/2019 có nêu rõ tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc), khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Thực ra, không phải đến bây giờ Bộ GTVT mới quy định về tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe trên mà thông tư mới chỉ mang tính chất kế thừa Thông tư 91/2015.

Vậy thực chất xe mô tô, xe gắn máy, xe chuyên dùng là gì và hiểu như thế nào cho đúng? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT, quy định khái niệm về phương tiện cơ giới như sau:
Tốc độ các loại xe khi chạy trên đường là bao nhiêu? - ảnh 1

- Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 trở lên. Tải trọng xe không quá 400 kg đối với xe máy hai bánh, khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy ba bánh.

- Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.

Xe chuyên dùng bao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, theo Thông tư 31/2019, từ 15-10 xe gắn máy (dưới 50 cm3), xe máy chuyên dùng không được chạy quá 40 km/h. Còn xe trên 50 cm3 (hiện đa số người dùng) vẫn chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h trong khu vực đông dân cư (tại nơi đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên).

THÁI NGUYÊN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét