Bác Ấm viết rất đúng. Từ khoảng 1000 năm trước, Cao Cầu (?-1126) chỉ giỏi tâng vài quả cầu thôi mà đã trở thành Thái úy, được Vua sủng ái coi như cận thần số 1, được tham gia bàn bạc và quyết định mọi việc cơ mật đại sự quốc gia. Chế độ cộng sản cũng không khác gì chế độ phong kiến. "Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ" là nguyên lý tổ chức của chế độ này. Từ khi mình bắt đầu tham gia làm việc trong cơ quan nhà nước cách đây 37 năm, mình đã nghe đồng nghiệp nói "không hậu duệ, không tiền tệ mà muốn lên chức nhanh thì phải quan hệ", phải bám thắt lưng lãnh đạo; trong đó hai việc có cơ hội dễ nhất là làm thư ký và làm phiên dịch. Mình chưa từng đi chuyên cơ, nhưng đã từng tháp tùng lãnh đạo trung ương trong một số chuyến công du và đã từng tham gia chạy ngược chạy xuôi giúp anh chị em ngoại giao tổ chức các chuyến chuyên cơ nên cũng biết một số chuyện. Chỉ có thể nói biết nhiều thì buồn nhiều vì thấy chuyên cơ nó nhố nhăng và vô tổ chức lắm. Việc gửi người nhà, người thân của nhân viên ngoại giao và vô số thùng kiện hàng hóa theo chuyên cơ là chuyện quá bình thường, nên ông Tổng thư ký Quốc hội nói "cho đi nhờ chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội" là hoàn toàn đúng. Đã vài lần có chuyên cơ sắp bay về nước, anh em ngoại giao bảo mình có muốn đi nhờ về nước chơi không để họ cho đi luôn. Viết vậy để thấy khi đã có quan hệ thì chuyện đi nhờ chuyên cơ không khó.
Mỗi khi có chuyến chuyên cơ của VIP đi nước nào có bàn thảo với nước khác nhất là về kinh tế thường có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân, người thân của VIP đi “tháp tùng”. Trong những đoàn đông đảo “tháp tùng” VIP luôn có những chuyên viên, chuyên gia, an ninh, phiên dịch...đi để cố vấn bảo vệ, phiên dịch cho VIP, các CEO doanh nghiệp đi để tìm hiểu khả năng đầu tư, trao đổi thương mại, người thân đi cùng để trợ giúp,chăm sóc mọi mặt cho VIP...
Tuy nhiên, theo những người đã đi nhiều chuyến “tháp tùng” thì ngoài đám chuyên gia, CEO đi thực sự cần thiết thì cũng không ít những CEO đi hoàn toàn về mục đích khác mà chủ yếu là để “tiếp cận” các sếp, VIP ở “thiên đình”.Việc này giống như những anh không thích, không biết gì đánh golf nhưng bỏ tiền mua đồ nghề, thẻ tiền đô để đến sân golf.Bởi sân golf là nơi hội tụ chủ yếu là quan chức, đại gia. Những doanh nhân, cán bộ cần phải làm quen, thiết lập các mối quan hệ với những VIP, sếp mà họ cần.
Trong thời buổi này kinh doanh hoặc làm gì lớn mà không có ô, dù thì vứt. Từ chỗ quen này đến khi được đóng tiền thẻ cho sếp, VIP là thành công, gia nhập “đẳng cấp” thứ 2 “nhì quan hệ”.Từ đây, mọi việc kinh doanh, thăng tiến sẽ “hanh thông”, thuận lợi hơn cả việc đi đình, chùa, miếu cầu khẩn.
Việc theo các chuyến chuyên cơ để tiếp cận, xây dựng quan hệ với sếp, VIP ở đẳng cấp cao là hiệu quả nhất nhưng lo toan, chi phí cũng cao hơn.
Thứ nhất, anh phải có quan hệ với những người ở “thiên đình” có thẩm quyền nhận anh, chị được tham gia đoàn của VIP (chủ yếu ở văn phòng chính phủ, quốc hội, văn phòng trung ương, bộ công an...).
Thứ nữa, anh phải nộp một số tiền để chung chi với nhà nước. Bởi vì từ lâu các chuyến chuyên cơ nhà nước cũng phải thuê máy bay, dịch vụ của doanh nghiệp VietnamAirlines dù DN thường “kêu trời” do giá được thanh toán thường thấp hơn chi phí.Khoản tiền CEO phải bỏ ra đó chỉ là “đầu tiên”,chưa là gì vì anh dù đã trong đoàn tháp tùng rồi nhưng muốn nổi lên để được chu ý, làm quen thì phải “galan” chi phí, mời mọc và rất có thể phải gửi vợ, người thân sếp, VIP cùng đi trong đoàn chút “để anh, chị mua quà”.Việc đút lót ở môi trường này là lý tưởng nhất.
Trong thời gian ở nước người “lạ nước, lạ cái” người ta rất dễ thân tình với nhau. Ở cùng xã, tỉnh, quận, huyện...ở quê gặp nhau trong nước vẫn xem thường nhưng nếu ở nước khác thì hồ hởi nhận đồng hương rối rít. Với những người có mục đích “kết nối” với các sếp, VIP thì đây cũng là môi trường lý tưởng.Môi trường ấy lại “galan” như thế, tận tình như vậy...dễ đem lại thành công vì đoàn dù đông nhưng vẫn là ít, xác xuất gặp gỡ, chuyện trò rất cao...
Thế là, sau chuyến đi CEO có thêm những số điện thoại mới với những mối quan hệ thân tình trên “thiên đình” các ngành, các cấp quyền lực.Từ đây CEO sẽ tiến tới “đẳng cấp” thứ 2 “nhì quan hệ”( nhất tiền tệ, nhỉ quan hệ, ba tiền tê, bốn rí tuệ) với nhiều yếu nhân.
Một “thu hoạch” quan trọng nữa khi tham gia các chuyến tháp tùng VIP là quảng cáo mình, doanh nhiệp.Không có quảng cáo thương hiệu DN và quyền uy của ai đó bằng sự có mặt ở chuyến tháp tùng chuyên cơ. Qua đây anh xuất hiện trên TV, ảnh đăng trên báo chí có mặt VIP và toàn người nổi tiếng, sang trọng, quyền uy cùng cơ man ảnh có VIP “thiên đình” biểu tượng của quyền lực.Từ đây đối tác, đối thủ, ngân hàng...phải “cải thiện” quan hệ. Anh nào nợ nần dây dưa không trả, có ý cạnh tranh, chèn ép DN của CEO cũng phải tính lại.
Vì vậy trong các chuyến đi “tháp tùng” này những phóng viên TV, ảnh thường rất được “chiều chuộng”. Nhà báo sẽ quan tâm chĩa ống kính vào ai đó trong đám người đông đảo luôn vận động kia.
Bạn tôi phóng viên ảnh được đi tháp tùng VIP cho biết luôn phải chụp hộ các CEO khi đứng, ngồi gần VIP dù VIP chẳng thân tình gì với họ, thậm chí VIP không biết là ai nhưng họ cứ xấn vào đứng, ngồi gần VIP như thể đang chuyện trò thân tình với VIP và nhờ “bấm” cho vài kiểu...Ở một xứ xở “nhân trị” thì uy thế quan trọng hơn thực lực.
Có anh giám đốc một xí nghiệp nhỏ bất nhân, luồn lách giỏi dùng mưu mẹo thâu tóm của cải doanh nghiệp nhà nước trở nên giàu có.Rất tức tối nhưng cấp trên đành chịu vì có một thế lực quyền uy nào đó che chở? Có thể từ những chuyến đi theo chuyên cơ chăng?
Trước đó, mặc dù doanh nghiệp nghèo chỉ có mấy trăm công nhân nhưng anh ta cũng có mặt trong mấy chuyến chuyên cơ. Mỗi khi đi về mọi người qua lại thấy những tấm ảnh to đùng giám đốc chụp với VIP, sếp “thiên đình” treo ở lối vào xí ngiệp, phòng khách...
Khi mọi người về quê nhà giám đốc viếng đám tang cũng thấy nhiều tấm ảnh như vậy ở nhiều nơi làm cán bộ trong ngành nhất là địa phương “khiếp vía”.
Nghe nói nhiều cán bộ cỡ tổng công ty, huyện, tỉnh ở quê còn phải nhờ anh “dàn xếp” cho một cuộc gặp sếp, VIP nọ, kia ở “thiên đình”.Có giám đốc phạm tội cỡ hình sự, lãnh đạo cấp trên đã ấn định kỷ luật khá nặng nhưng khi đi dự đám cưới con anh ta thấy có VIP “khủng” tứ trụ đồng hương đến dự là lập tức ý định kỷ luật giám đốc kia tiêu tan...
Thời nay CEO doanh nghiệp nhà nước gia nhập, tháp tùng các chuyến chuyên cơ là “thời thượng”. Bởi vì tiền chi cho chuyến đi là ngân sách của DN, nhà nước.
Dù chuyến đi có mang lại lợi lộc gì cho tập thể hay không thì CEO vẫn sẽ lên cấp về quyền uy, tăm tiếng cùng với chuyến du lịch miễn phí, mua hàng về không bị hải quan nhòm ngó.
Như thế xem ra dù theo đoàn chuyên cơ có tốn kém nhưng sản phẩm thu hoạch được cũng không phải ít.
NĐA
LỢI THẾ VĨ ĐẠI CỦA NHỮNG CHUYẾN THÁP TÙNG CHUYÊN CƠ VIP
FB Nguyễn Đình Ấm - Các nguyên thủ (“tứ trụ”) đi nước ngoài công tác bao giờ cũng bằng một máy bay riêng. Thời bao cấp thì chỉ có máy bay IL 14, 18, TU 134(Liên Xô chế tạo).Từ những năm 1995 khi HKVN sử dụng máy bay của "thế lực thù địch, giẫy chết" thì chuyên cơ có Airbus 320, 321, 330,Boeing 767, 777 và nay là Airbus 350, Boeing 787-10 cực kỳ hiện đại.Mỗi khi có chuyến chuyên cơ của VIP đi nước nào có bàn thảo với nước khác nhất là về kinh tế thường có nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân, người thân của VIP đi “tháp tùng”. Trong những đoàn đông đảo “tháp tùng” VIP luôn có những chuyên viên, chuyên gia, an ninh, phiên dịch...đi để cố vấn bảo vệ, phiên dịch cho VIP, các CEO doanh nghiệp đi để tìm hiểu khả năng đầu tư, trao đổi thương mại, người thân đi cùng để trợ giúp,chăm sóc mọi mặt cho VIP...
Tuy nhiên, theo những người đã đi nhiều chuyến “tháp tùng” thì ngoài đám chuyên gia, CEO đi thực sự cần thiết thì cũng không ít những CEO đi hoàn toàn về mục đích khác mà chủ yếu là để “tiếp cận” các sếp, VIP ở “thiên đình”.Việc này giống như những anh không thích, không biết gì đánh golf nhưng bỏ tiền mua đồ nghề, thẻ tiền đô để đến sân golf.Bởi sân golf là nơi hội tụ chủ yếu là quan chức, đại gia. Những doanh nhân, cán bộ cần phải làm quen, thiết lập các mối quan hệ với những VIP, sếp mà họ cần.
Trong thời buổi này kinh doanh hoặc làm gì lớn mà không có ô, dù thì vứt. Từ chỗ quen này đến khi được đóng tiền thẻ cho sếp, VIP là thành công, gia nhập “đẳng cấp” thứ 2 “nhì quan hệ”.Từ đây, mọi việc kinh doanh, thăng tiến sẽ “hanh thông”, thuận lợi hơn cả việc đi đình, chùa, miếu cầu khẩn.
Việc theo các chuyến chuyên cơ để tiếp cận, xây dựng quan hệ với sếp, VIP ở đẳng cấp cao là hiệu quả nhất nhưng lo toan, chi phí cũng cao hơn.
Thứ nhất, anh phải có quan hệ với những người ở “thiên đình” có thẩm quyền nhận anh, chị được tham gia đoàn của VIP (chủ yếu ở văn phòng chính phủ, quốc hội, văn phòng trung ương, bộ công an...).
Thứ nữa, anh phải nộp một số tiền để chung chi với nhà nước. Bởi vì từ lâu các chuyến chuyên cơ nhà nước cũng phải thuê máy bay, dịch vụ của doanh nghiệp VietnamAirlines dù DN thường “kêu trời” do giá được thanh toán thường thấp hơn chi phí.Khoản tiền CEO phải bỏ ra đó chỉ là “đầu tiên”,chưa là gì vì anh dù đã trong đoàn tháp tùng rồi nhưng muốn nổi lên để được chu ý, làm quen thì phải “galan” chi phí, mời mọc và rất có thể phải gửi vợ, người thân sếp, VIP cùng đi trong đoàn chút “để anh, chị mua quà”.Việc đút lót ở môi trường này là lý tưởng nhất.
Trong thời gian ở nước người “lạ nước, lạ cái” người ta rất dễ thân tình với nhau. Ở cùng xã, tỉnh, quận, huyện...ở quê gặp nhau trong nước vẫn xem thường nhưng nếu ở nước khác thì hồ hởi nhận đồng hương rối rít. Với những người có mục đích “kết nối” với các sếp, VIP thì đây cũng là môi trường lý tưởng.Môi trường ấy lại “galan” như thế, tận tình như vậy...dễ đem lại thành công vì đoàn dù đông nhưng vẫn là ít, xác xuất gặp gỡ, chuyện trò rất cao...
Thế là, sau chuyến đi CEO có thêm những số điện thoại mới với những mối quan hệ thân tình trên “thiên đình” các ngành, các cấp quyền lực.Từ đây CEO sẽ tiến tới “đẳng cấp” thứ 2 “nhì quan hệ”( nhất tiền tệ, nhỉ quan hệ, ba tiền tê, bốn rí tuệ) với nhiều yếu nhân.
Một “thu hoạch” quan trọng nữa khi tham gia các chuyến tháp tùng VIP là quảng cáo mình, doanh nhiệp.Không có quảng cáo thương hiệu DN và quyền uy của ai đó bằng sự có mặt ở chuyến tháp tùng chuyên cơ. Qua đây anh xuất hiện trên TV, ảnh đăng trên báo chí có mặt VIP và toàn người nổi tiếng, sang trọng, quyền uy cùng cơ man ảnh có VIP “thiên đình” biểu tượng của quyền lực.Từ đây đối tác, đối thủ, ngân hàng...phải “cải thiện” quan hệ. Anh nào nợ nần dây dưa không trả, có ý cạnh tranh, chèn ép DN của CEO cũng phải tính lại.
Vì vậy trong các chuyến đi “tháp tùng” này những phóng viên TV, ảnh thường rất được “chiều chuộng”. Nhà báo sẽ quan tâm chĩa ống kính vào ai đó trong đám người đông đảo luôn vận động kia.
Bạn tôi phóng viên ảnh được đi tháp tùng VIP cho biết luôn phải chụp hộ các CEO khi đứng, ngồi gần VIP dù VIP chẳng thân tình gì với họ, thậm chí VIP không biết là ai nhưng họ cứ xấn vào đứng, ngồi gần VIP như thể đang chuyện trò thân tình với VIP và nhờ “bấm” cho vài kiểu...Ở một xứ xở “nhân trị” thì uy thế quan trọng hơn thực lực.
Có anh giám đốc một xí nghiệp nhỏ bất nhân, luồn lách giỏi dùng mưu mẹo thâu tóm của cải doanh nghiệp nhà nước trở nên giàu có.Rất tức tối nhưng cấp trên đành chịu vì có một thế lực quyền uy nào đó che chở? Có thể từ những chuyến đi theo chuyên cơ chăng?
Trước đó, mặc dù doanh nghiệp nghèo chỉ có mấy trăm công nhân nhưng anh ta cũng có mặt trong mấy chuyến chuyên cơ. Mỗi khi đi về mọi người qua lại thấy những tấm ảnh to đùng giám đốc chụp với VIP, sếp “thiên đình” treo ở lối vào xí ngiệp, phòng khách...
Khi mọi người về quê nhà giám đốc viếng đám tang cũng thấy nhiều tấm ảnh như vậy ở nhiều nơi làm cán bộ trong ngành nhất là địa phương “khiếp vía”.
Nghe nói nhiều cán bộ cỡ tổng công ty, huyện, tỉnh ở quê còn phải nhờ anh “dàn xếp” cho một cuộc gặp sếp, VIP nọ, kia ở “thiên đình”.Có giám đốc phạm tội cỡ hình sự, lãnh đạo cấp trên đã ấn định kỷ luật khá nặng nhưng khi đi dự đám cưới con anh ta thấy có VIP “khủng” tứ trụ đồng hương đến dự là lập tức ý định kỷ luật giám đốc kia tiêu tan...
Thời nay CEO doanh nghiệp nhà nước gia nhập, tháp tùng các chuyến chuyên cơ là “thời thượng”. Bởi vì tiền chi cho chuyến đi là ngân sách của DN, nhà nước.
Dù chuyến đi có mang lại lợi lộc gì cho tập thể hay không thì CEO vẫn sẽ lên cấp về quyền uy, tăm tiếng cùng với chuyến du lịch miễn phí, mua hàng về không bị hải quan nhòm ngó.
Như thế xem ra dù theo đoàn chuyên cơ có tốn kém nhưng sản phẩm thu hoạch được cũng không phải ít.
NĐA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét