Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi,
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời...
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi,
Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời...
Chẳng nhẽ khoanh tay nhìn tấn trò bội phản
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do? (Thơ Bùi Minh Quốc)
Một xã hội trống vắng về tinh thần, dễ dàng trở thành con mồi cho bạo lực nhằm tranh đoạt, tranh giành vật chất. Ảnh: Tấn Khải
Những ngày đầu tháng 9 này, liên tiếp nhiều vụ thảm án xảy ra giữa những “người nhà” đã gây chấn động đến tận tầng sâu nhất trong tâm can xã hội. Những vụ thảm án giữa những người cùng máu mủ, ruột thịt, xảy ra với tần suất ngày càng dày khiến người bình thường không khỏi cảm thấy như có luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng, làm sởn gai ốc. Để rồi, không thể kìm được câu hỏi bật ra trong trí: Vì sao như vậy? Và xã hội sẽ đi về đâu nếu vòng xoáy trôn ốc xuống đáy này vẫn tiếp tục, với tốc độ ngày càng nhanh hơn?
Ngày 1.9, tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội, ông Nguyễn Văn Đông vác dao sang nhà người em trai ruột truy sát cả gia đình người em, khiến 4 người chết, bao gồm cả vợ chồng, con gái và cháu nội người em, vì tranh chấp 0,5m đất giáp ranh hai nhà.
Ngày 2.9, tại xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, Thanh Hóa, Quách Văn Thạo đến nhà mẹ đẻ đuổi chém người em trai nhưng người em nhanh chân chạy thoát. Bà mẹ 62 tuổi, bị liệt, ngồi xe lăn, lên tiếng can ngăn Thạo. Bực tức, Thạo dùng dao kè vào cổ khống chế và kéo bà ngã ra sau. Bà mẹ bị dao cứa vào cổ, đứt động mạch chủ và tử vong tại chỗ.
Ngày 13.9, tại xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, Thái Bình, trong lễ cúng tuần 49 ngày cho cha, chỉ vì cãi nhau về việc có mang điếu cày lên chùa cho mọi người dự lễ hút hay không mà hai anh em ruột đi đến đánh nhau, người em xách dao truy đuổi anh rồi dùng dao đâm nhiều nhát khiến anh gục tại chỗ và chết trên đường đi cấp cứu.
Ngày 14.9, tại phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên, một người anh trai truy sát người nhà em gái khiến người em gái thiệt mạng, hai người (là chồng và con rể người tử vong) bị thương, vì món nợ 3 tỷ đồng của người con rể nạn nhân đối với người anh trai.
Ngày 19.9, tại xã Thạnh Phú, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, cũng vì tranh chấp đất, một người em xách súng tới nhà anh bắn liên tiếp vào vợ chồng người anh khiến người chị dâu thiệt mạng, người anh bị thương...
Có người sẽ nói, tội ác thì xã hội nào chẳng có? Vâng, xã hội nào cũng có tội phạm, xã hội nào cũng xảy ra tội ác, nhưng trong một xã hội mà tình ruột thịt, quan hệ máu mủ vốn được đề cao và xem như thiêng liêng thì những vụ thảm án xảy ra giữa anh - em, cha - con, mẹ - con, chồng - vợ với tần suất ngày càng dày và độ tàn bạo ngày càng tăng cho thấy một xã hội đang đau “mềm phế phủ”, đang lâm bệnh nặng.
Không đi vào nguyên nhân cụ thể của từng vụ án, và chẳng phải vụ án nào cũng vì đất hay tiền, mà có khi chỉ vì không kìm được cơn tức giận nên xuống tay tàn độc với người thân, nhưng nhìn tổng quan trên bình diện xã hội, có thể thấy một điều: hệ giá trị của xã hội đã và đang bị đảo lộn. Đất, tiền, vật chất... được xem là giá trị cao nhất, đến mức con người có thể đánh đổi tất cả, từ danh dự của mình đến mạng sống của người khác, để giành lấy hoặc giữ lấy.
Chẳng phải hệ giá trị của xã hội đã và đang bị đảo lộn hay sao, khi người ta thấy không phải một vài mà hàng chục vị tướng lãnh đạo của hai ngành công an và quân đội vào tù vì “ăn” đất; những tướng công an được giao nhiệm vụ lãnh đạo chống tội phạm lại đi câu kết, dung túng cho tội phạm; những bộ trưởng lợi dụng vị trí của mình để ăn hối lộ hàng triệu đôla; hàng loạt quan chức cấp tỉnh, trong đó có cả lãnh đạo ngành giáo dục, tham gia vào các vụ gian lận thi cử, chạy điểm cho con... Tham nhũng lan tràn khắp nơi, mà ai đó đã ví như ghẻ ngứa.
Nếu ví xã hội như một tấm vải thì tấm vải đó đang rách bươm, mà tác động làm cho rách lại chính từ những người được giao nhiệm vụ phải làm cho nó đẹp hơn. Đừng nghĩ những “tấm gương” xấu ấy không tác động đến xã hội, không làm cho hệ giá trị của xã hội bị bào mòn, khi mà những con người bình thường cũng bị cuốn theo cơn lốc coi vật chất đứng trên tất cả.
Xã hội nào cũng cần thịnh vượng, người dân cần giàu có, sung túc, nhưng khi một bộ phận nhỏ dùng quyền lực và vị thế của mình để vơ vét của chung làm của riêng, mặc cho đa số ngụp lặn trong đói nghèo; khi tầng lớp trên trong xã hội chỉ cổ súy cho vật chất, thì xã hội ấy là một xã hội trống vắng về tinh thần, không còn chỗ dựa tinh thần và dễ dàng trở thành con mồi cho bạo lực nhằm tranh đoạt, tranh giành vật chất.
Khi xã hội đánh mất hệ giá trị vốn có của mình, có thể nói xã hội ấy đang vận hành như một con tàu mất phương hướng, trôi giạt theo một bản thiết kế lỗi. Và, nếu những lỗi thiết kế ấy không được sửa chữa hay làm lại bản thiết kế mới, người ta có thể chờ đợi những cơn chấn động xã hội tiếp theo, có thể còn dữ dội hơn. Vấn đề là phải tìm cho ra nguyên ủy của thiết kế lỗi ấy và kiên định bắt tay vào làm lại.
Mặt khác, nhìn về tác dụng của luật pháp trên sự vận hành của xã hội, những vụ thảm án trên cũng cho thấy sự bất lực của nền tư pháp Việt Nam trong giải quyết những tranh chấp, kiện tụng dân sự giữa người dân với nhau, kể cả người thân trong nhà. Người dân không tin tòa án có thể mang lại công lý, vì vậy người ta không đưa nhau ra tòa mà tự xử với nhau bằng bạo lực.
Vì sao người ta không tin tòa án có thể mang lại công lý? Có thể vì thủ tục kiện tụng quá nhiêu khê khiến người dân thường thấy khó tiếp cận. Có thể vì người ta thấy dù tòa có xử đúng, có phán quyết theo công lý và sự thật thì cũng khó mà thi hành án nếu bên thua kiện chây ì.
Dân tộc này bị vỡ nợ Tự Do? (Thơ Bùi Minh Quốc)
Xã hội đang vận hành theo hướng nào?
27/09/2019 Hệ giá trị của xã hội đã và đang bị đảo lộn. Đất, tiền, vật chất… được xem là giá trị cao nhất, đến mức con người có thể đánh đổi tất cả, từ danh dự của mình đến mạng sống của người khác, để giành lấy hoặc giữ lấy.Một xã hội trống vắng về tinh thần, dễ dàng trở thành con mồi cho bạo lực nhằm tranh đoạt, tranh giành vật chất. Ảnh: Tấn Khải
Những ngày đầu tháng 9 này, liên tiếp nhiều vụ thảm án xảy ra giữa những “người nhà” đã gây chấn động đến tận tầng sâu nhất trong tâm can xã hội. Những vụ thảm án giữa những người cùng máu mủ, ruột thịt, xảy ra với tần suất ngày càng dày khiến người bình thường không khỏi cảm thấy như có luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng, làm sởn gai ốc. Để rồi, không thể kìm được câu hỏi bật ra trong trí: Vì sao như vậy? Và xã hội sẽ đi về đâu nếu vòng xoáy trôn ốc xuống đáy này vẫn tiếp tục, với tốc độ ngày càng nhanh hơn?
Ngày 1.9, tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội, ông Nguyễn Văn Đông vác dao sang nhà người em trai ruột truy sát cả gia đình người em, khiến 4 người chết, bao gồm cả vợ chồng, con gái và cháu nội người em, vì tranh chấp 0,5m đất giáp ranh hai nhà.
Ngày 2.9, tại xã Thượng Ninh, huyện Như Xuân, Thanh Hóa, Quách Văn Thạo đến nhà mẹ đẻ đuổi chém người em trai nhưng người em nhanh chân chạy thoát. Bà mẹ 62 tuổi, bị liệt, ngồi xe lăn, lên tiếng can ngăn Thạo. Bực tức, Thạo dùng dao kè vào cổ khống chế và kéo bà ngã ra sau. Bà mẹ bị dao cứa vào cổ, đứt động mạch chủ và tử vong tại chỗ.
Ngày 13.9, tại xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, Thái Bình, trong lễ cúng tuần 49 ngày cho cha, chỉ vì cãi nhau về việc có mang điếu cày lên chùa cho mọi người dự lễ hút hay không mà hai anh em ruột đi đến đánh nhau, người em xách dao truy đuổi anh rồi dùng dao đâm nhiều nhát khiến anh gục tại chỗ và chết trên đường đi cấp cứu.
Ngày 14.9, tại phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên, một người anh trai truy sát người nhà em gái khiến người em gái thiệt mạng, hai người (là chồng và con rể người tử vong) bị thương, vì món nợ 3 tỷ đồng của người con rể nạn nhân đối với người anh trai.
Ngày 19.9, tại xã Thạnh Phú, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, cũng vì tranh chấp đất, một người em xách súng tới nhà anh bắn liên tiếp vào vợ chồng người anh khiến người chị dâu thiệt mạng, người anh bị thương...
Có người sẽ nói, tội ác thì xã hội nào chẳng có? Vâng, xã hội nào cũng có tội phạm, xã hội nào cũng xảy ra tội ác, nhưng trong một xã hội mà tình ruột thịt, quan hệ máu mủ vốn được đề cao và xem như thiêng liêng thì những vụ thảm án xảy ra giữa anh - em, cha - con, mẹ - con, chồng - vợ với tần suất ngày càng dày và độ tàn bạo ngày càng tăng cho thấy một xã hội đang đau “mềm phế phủ”, đang lâm bệnh nặng.
Không đi vào nguyên nhân cụ thể của từng vụ án, và chẳng phải vụ án nào cũng vì đất hay tiền, mà có khi chỉ vì không kìm được cơn tức giận nên xuống tay tàn độc với người thân, nhưng nhìn tổng quan trên bình diện xã hội, có thể thấy một điều: hệ giá trị của xã hội đã và đang bị đảo lộn. Đất, tiền, vật chất... được xem là giá trị cao nhất, đến mức con người có thể đánh đổi tất cả, từ danh dự của mình đến mạng sống của người khác, để giành lấy hoặc giữ lấy.
Chẳng phải hệ giá trị của xã hội đã và đang bị đảo lộn hay sao, khi người ta thấy không phải một vài mà hàng chục vị tướng lãnh đạo của hai ngành công an và quân đội vào tù vì “ăn” đất; những tướng công an được giao nhiệm vụ lãnh đạo chống tội phạm lại đi câu kết, dung túng cho tội phạm; những bộ trưởng lợi dụng vị trí của mình để ăn hối lộ hàng triệu đôla; hàng loạt quan chức cấp tỉnh, trong đó có cả lãnh đạo ngành giáo dục, tham gia vào các vụ gian lận thi cử, chạy điểm cho con... Tham nhũng lan tràn khắp nơi, mà ai đó đã ví như ghẻ ngứa.
Nếu ví xã hội như một tấm vải thì tấm vải đó đang rách bươm, mà tác động làm cho rách lại chính từ những người được giao nhiệm vụ phải làm cho nó đẹp hơn. Đừng nghĩ những “tấm gương” xấu ấy không tác động đến xã hội, không làm cho hệ giá trị của xã hội bị bào mòn, khi mà những con người bình thường cũng bị cuốn theo cơn lốc coi vật chất đứng trên tất cả.
Xã hội nào cũng cần thịnh vượng, người dân cần giàu có, sung túc, nhưng khi một bộ phận nhỏ dùng quyền lực và vị thế của mình để vơ vét của chung làm của riêng, mặc cho đa số ngụp lặn trong đói nghèo; khi tầng lớp trên trong xã hội chỉ cổ súy cho vật chất, thì xã hội ấy là một xã hội trống vắng về tinh thần, không còn chỗ dựa tinh thần và dễ dàng trở thành con mồi cho bạo lực nhằm tranh đoạt, tranh giành vật chất.
Khi xã hội đánh mất hệ giá trị vốn có của mình, có thể nói xã hội ấy đang vận hành như một con tàu mất phương hướng, trôi giạt theo một bản thiết kế lỗi. Và, nếu những lỗi thiết kế ấy không được sửa chữa hay làm lại bản thiết kế mới, người ta có thể chờ đợi những cơn chấn động xã hội tiếp theo, có thể còn dữ dội hơn. Vấn đề là phải tìm cho ra nguyên ủy của thiết kế lỗi ấy và kiên định bắt tay vào làm lại.
Mặt khác, nhìn về tác dụng của luật pháp trên sự vận hành của xã hội, những vụ thảm án trên cũng cho thấy sự bất lực của nền tư pháp Việt Nam trong giải quyết những tranh chấp, kiện tụng dân sự giữa người dân với nhau, kể cả người thân trong nhà. Người dân không tin tòa án có thể mang lại công lý, vì vậy người ta không đưa nhau ra tòa mà tự xử với nhau bằng bạo lực.
Vì sao người ta không tin tòa án có thể mang lại công lý? Có thể vì thủ tục kiện tụng quá nhiêu khê khiến người dân thường thấy khó tiếp cận. Có thể vì người ta thấy dù tòa có xử đúng, có phán quyết theo công lý và sự thật thì cũng khó mà thi hành án nếu bên thua kiện chây ì.
Và cũng có thể do người ta thấy, qua không ít trường hợp, công lý có thể mua được bằng tiền và quyền. Dù thế nào, sự yếu kém của hệ thống tư pháp trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự cũng khiến cho người ta có xu hướng cậy đến bạo lực hơn là luật pháp để giải quyết. Và như vậy máu sẽ còn tiếp tục đổ, kể cả giữa những người cùng máu mủ.
Đó vừa là một thực tế vừa là viễn cảnh đau lòng, nếu nền tư pháp không được mau chóng cải cách.
Đoàn Khắc Xuyên
Đó vừa là một thực tế vừa là viễn cảnh đau lòng, nếu nền tư pháp không được mau chóng cải cách.
Đoàn Khắc Xuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét