Trên Blog này tôi thường nhấn mạnh xã hội loài người có tính cộng đồng cao nên sự phát triển của nó có tính quy luật. Điều này có nghĩa là đất nước chúng ta cũng nên phát triển theo quy luật chung. Nếu như 10 nước xung quanh chúng ta hay 10 nước có hoàn cảnh tương tự như chúng ta đều từ chối các dự án của Trung Quốc thì chúng ta dù không chứng minh hay không hiểu họ làm như vậy có đúng hay không, nhưng chúng ta cũng không nên làm khác họ. Thực vậy, hãy tôn trọng họ, đừng cho là họ ngu, họ phải có lý do chính đáng nào đó nên mới đồng loạt làm như vậy, chỉ có điều chúng ta có hiểu hay không mà thôi. Đối với các hợp tác với TQ, không chỉ cả thế giới né tránh, từ chối mà toàn thể nhân dân VN cũng từ chối thì Đảng và Nhà nước không thể có lý do chính đáng nào bảo vệ quan điểm ôm chặt chân TQ như hiện nay đang làm. Hãy làm y như các nước khác: Tẩy chay ngay các dự án hợp tác với TQ.
NHIỀU QUỐC GIA Á CHÂU HỦY DỰ ÁN TỪ TRUNG QUỐC TRỪ VIỆT NAM
Một trong những mục đích của chiến lược "Vành đai, một con đường: đó là dùng các tiếp cận kinh tế từ hỗ trợ, đầu tư trực tiếp, cho đến xuất khẩu các chính sách phát triển quốc gia đến các nước châu Á trong khu vực như là một cách nhằm giải tỏa đi các tranh chấp biên giới và hàng hải. Các quốc gia có tranh chấp với TQ gồm Ấn Độ với tranh chấp đường biên giới, Việt Nam và Philippines với các tranh chấp về hải đảo.
Hơn 6 năm qua, Trung Quốc đã liên tục thắng thầu các công trình hàng tỷ USD ở khắp châu Á và cả thế giới, Tuy nhiên, nhiều Quốc gia Á châu đã và đang hủy bỏ các hợp đồng và từ chối các dự án có Trung Quốc dính vào.
Vì cho rằng sáng kiến “Vành đai, một con đường” là một cái bẫy do Trung Quốc đang giăng ra.
Ông Rex Tillerson, Ngoại trưởng Mỹ, đã từng cảnh báo rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể trở thành nạn nhân của “kinh tế kẻ cướp” (predatory economics) của Trung Quốc. Ông nói các hành động của Trung Quốc "làm cho các quốc gia trong khu vực sẽ phải gánh chịu số nợ khổng lồ."
Theo một số thông tin từ truyền thông ngoại quốc cho biết một số quốc gia đã hủy hoặc từ chối dự án với Trung Quốc như:
- Malaysia: Hủy 3 dự án trị giá 22 tỷ USD giữa Malaysia và Trung Quốc, gồm một dự án đường sắt dài 688km nối bờ biển phía đông của Malaysia với miền nam Thái Lan và Kuala Lumpur (ECRL) và 2 dự án đường ống dẫn khí đốt.
- Pakistan: Hủy dự án xây dựng đập thủy điện Diamer-Bhasha trị giá 14 tỷ USD với Trung Quốc
- Nepal: Tuyên bố hủy dự án thủy điện Budhi Gandaki trị giá 2,5 tỷ USD, một dự án được chỉ định thầu cho một công ty thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc.
- Bangladesh: Hủy bỏ dự án cảng nước sâu Sonadia do Trung Quốc đề xuất với lý do thiếu tính khả thi thương mại, nhưng lại để Nhật Bản phát triển cảng Matarbari cách đó chỉ 25 km.
- Thái Lan: Hủy bỏ một dự án đường sắt 870km ký với Trung Quốc do bất đồng về vấn đề tài chính, rồi quyết định tự đầu tư.
- Indonesia cũng yêu cầu các nhà đầu tư Trung Quốc tạm dừng một dự án đường sắt vì không đủ giấy tờ.
- Philippines: Gần đây cũng hủy dự án sòng bạc 1,5 tỷ USD vốn từ Trung Quốc chỉ vài phút sau lễ động thổ, vì cho rằng khoản tiền thuê không hợp lý khiến Manila gặp bất lợi.
Trên thế giới, tình trạng tương tự cũng xảy ra. Năm 2014, Mexico chấp nhận đền 1,3 tỷ USD cho Trung Quốc để hủy hợp đồng thi công đường sắt cao tốc đầu tiên. Mỹ hủy hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc xuyên Mỹ 12 tỷ USD vì không tin tưởng chất lượng "Made in China".
Anh Quốc ngừng phê chuẩn dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point do lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia khi dự án có nguồn đầu tư từ Trung Quốc.
Sri Lanka là nước sớm phải trả giá cho các dự án liên quan đến Trung Quốc. Năm 2017, chính phủ Sri Lanka khi buộc phải giao một cảng của Trung Quốc xây dựng tại Sri Lanka cho người Trung Quốc sau khi không thể trả được nợ.
Nói tóm lại, kể từ 2013 đến nay khi Trung Quốc tiến hành phát động chiến lược “Một Vành Đai, Một Con Đường" không những không mang lại kết quả mà còn bị tác dụng ngược, dẫn đến tình trạng hủy hợp đồng và từ chối hợp tác.
Riêng đối với Việt Nam, Trung Quốc vẫn được đối xử như một người anh em tốt, bằng cách đã tạo điều kiện và cơ hội cho các nhà thầu Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, bất chấp dư luận phản đối và cảnh báo hiểm họa liên quan đến vấn đề an ninh Quốc gia, trong đó có dự án được nhiều người dân Việt Nam quan tâm nhất hiện nay là “dự án cao tốc Bắc – Nam”
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết có kết quả sơ tuyển thầu cao tốc Bắc-Nam. Nhưng đây là tài liệu mật, không thể công bố.
Cách làm việc mập mờ của Bộ GTVT đã làm cho nhiều người nghi ngờ, có phải Trung Quốc đã trúng thầu trong kỳ sơ tuyển?
Lê Ánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét