Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019

Bãi Tư Chính: Người dân VN ‘chờ tin chính phủ’

Qua vụ việc bãi Tư Chính, Trung quốc đã đưa đảng và chính phủ Việt nam vào ngõ cụt, không có còn đường nào lùi nữa, chỉ còn hai còn đường để đảng và chính phủ Việt nam chọn là thoát Trung hay cúi đầu thuần phục làm một tỉnh của Trung quốc. Hãy chờ xem BCT quyết định như thế nào trong thời gian sắp tới. Có lẽ cúi đầu làm nô lệ, chấp nhận làm một tỉnh của Trung quốc sẽ dễ làm hơn cho lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam và như thế chúng sẽ giữ được bổng lộc. Đại hội 13 sắp đến rồi, làm tay sai của Trung Quốc chắc sẽ được cái ghế thơm... mùi tiền. Đây là nhân quả của 45 năm đất nước không chịu phát triển. Quan tham, dân hèn, gian và ngu.
Bãi Tư Chính: Người dân Việt Nam ‘chờ tin chính phủ’
Trung Quốc vừa nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank. Người dân Việt Nam "sốt ruột" và muốn chính phủ "mạnh mẽ hơn" sau khi Trung Quốc khẳng định Bãi Tư Chính thuộc về họ, theo ý kiến nhà quan sát từ Hà Nội.

Tàu Hải Dương 8 lần đầu tiên vào Bãi Tư Chính là đầu 
tháng Bảy, lần thứ hai vào hôm 13/8, và lần thứ ba, hôm 7/9
'Sốt ruột'
Phát biểu trong Bàn tròn Thứ Năm của BBC hôm 19/9, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nói người Việt Nam "rất sốt ruột". "Họ rất mong muốn chính phủ Việt Nam cần phải có những động thái mạnh mẽ hơn nữa trên trường quốc tế," vị Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật ở Hà Nội nói.



Ông Hoàng Ngọc Giao nhận định qua diễn biến ở Bãi Tư Chính vài tháng qua, Trung Quốc rất tinh vi trong việc thực hiện các hành vi xâm chiếm vùng biển cũng như đe dọa đến quyền chủ quyền của Việt Nam ở một khu vực mà theo Công ước Luật biển quốc tế là hoàn toàn không thuộc về Trung Quốc".

Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.

"Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói trong đoạn băng do kênh truyền hình chính thức phát bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc, CGTN, đăng tải.

"Cũng rất may là đã có những tiếng nói từ bên ngoài, mà có thể nói đầu tiên là Hoa Kỳ, lên tiếng những hành vi áp chế xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế cũng như là quyền khai thác tài nguyên của Việt Nam," ông Giao chia sẻ.

Ông Hoàng Ngọc Giao cho rằng Việt Nam cần khởi kiện Trung Quốc.

"Hiện nay, cái bức xúc, và vấn đề mà dư luận Việt Nam mong muốn là phải khởi kiện Trung Quốc để chứng minh rằng những lời của ông Cảnh Sảng bảo Việt Nam vi phạm công ước luật biển là không có căn cứ."

"Nếu Trung Quốc cho rằng khu vực Bãi Tư Chính là của Trung Quốc thì Trung Quốc hãy dũng cảm cùng với Việt Nam đưa vụ việc này, giải thích và áp dụng Công ước Luật biển năm 1982, ra trước Cơ quan Tài phán Quốc tế để được phân xử một cách khách quan."

Tàu hải cảnh Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 hồi năm 2014

Nguy cơ
Phát biểu ở Bàn tròn Thứ Năm, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, ở Hà Nội, nói về sức ép gần đây của Trung Quốc.

"Theo những thông tin bên ngoài chúng tôi được cung cấp, ngay từ hồi đầu tháng Năm, Trung Quốc ép Việt Nam đuổi hết các công ty khai thác dầu khí của tất cả các nước đang hoạt động khai thác dầu khí trên biển của Việt Nam phải ra khỏi chỗ đó, bất kể đó là vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam."

Ông Hà Hoàng Hợp kể: "Việt Nam đã kiên nhẫn chờ nhưng đến ngày 3/7 họ đưa tàu Hải Dương 8 cùng một nhóm tàu vào."

"Lẽ ra, đến ngày 15/9 dàn khoan liên doanh giữa Việt Nam và Nga đã hoàn thành nhiệm vụ và rút. Nhưng họ chưa hoàn thành, và phía Trung Quốc vẫn tiếp tục để tàu đó quấy trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam."

Ông Hà Hoàng Hợp lo ngại: "Thực sự từ đầu tháng Chín đến giờ, mức độ phức tạp không tăng nhưng độ căng thẳng để dẫn đến xung đột quân sự tăng lên rất nhiều."

Ông Hoàng Ngọc Giao cũng nhấn mạnh rằng theo ông, phải chỉ ra Trung Quốc đang dùng vũ lực ở Bãi Tư Chính.

"Họ dùng tàu thuyền, vòi rồng lớn, tàu có vũ trang, chèn ép, đâm vào các tàu của cảnh sát biển Việt Nam."

'Không chiến tranh'


Tham gia Bàn tròn Thứ Năm, nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt, Nancy Nguyễn, nói cô cho rằng sẽ không có chiến tranh.

"Trung Quốc sẽ mềm nắn rắn buông và không để xảy ra giao tranh trên biển."

"Việt Nam cũng hiểu rõ điều đó, cho nên, đối với Mỹ, Việt Nam có lẽ sẽ tiếp tục thực hiện chiến thuật họ đã sử dụng từ trước tới nay. Tức là sẽ ký kết một số những đòi hỏi của nước Mỹ nếu Mỹ ép buộc, tuy nhiên về cơ bản có lẽ sẽ không có thay đổi gì nhiều."

Cô chia sẻ thêm: "Hiện nay tình hình Bãi Tư Chính là rất căng thẳng nên khả năng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ là rất dễ hiểu."

"Có lẽ một trong những kết quả mà Việt Nam hy vọng là với chuyến đi này Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ hơn để tránh những xung đột quân sự với Trung Quốc."

"Tuy nhiên nếu tình hình Bãi Tư Chính bớt căng thẳng thì quan hệ Việt - Mỹ có thể chỉ dừng ở mức đó chứ không tiến một bước lâu dài như nhiều người trông đợi," cô Nancy Nguyễn nói.

Tuyên bố của ông Cảnh Sảng được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/9 nói Hà Nội cương quyết phản đối việc tàu nghiên cứu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng biển của Việt Nam.

Trung Quốc muốn 'khai thác chung'

Từ nhiều năm trước, Trung Quốc đề ra nguyên tắc "chủ quyền của Trung Quốc, tạm gác tranh chấp, hợp tác khai thác" (Zhuquan zai wo, gezhi zhengyi, gongtong kaifa).

Và khu vực đầu tiên do Trung Quốc đề nghị cùng khai thác chính là Bãi Tư Chính (Vanguard Bank).

Từ 2005 tới 2008, lại có một đề nghị với ba công ty dầu khí Trung Quốc, Việt Nam, Philippines hãy cùng khai thác ở Trường Sa.

Năm 2011, Philippines đưa ra đề xuất cùng khai thác.

Tất cả những đề nghị này tới nay đều thất bại.

Tuy nhiên, trong diễn tiến đáng chú ý, tháng 11/2018, Philippines và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác khai thác dầu khí, trong lúc ông Tập Cận Bình thăm Manila.

Theo đó, hai bên sẽ thành lập ủy ban liên quan để thương lượng việc hợp tác khai thác.

Mới đây xuất hiện bài nghiên cứu "Cooperative Research Report on Joint Development in the South China Sea: Incentives, Policies & Ways Forward", công bố ngày 27/5/2019.

Đây là bài của 8 tám giả từ 6 quốc gia (Brunei, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Philippines).

Một trong các đề xuất của bài này là Bắt đầu cùng khai thác ở những khu vực chỉ có hai nước tranh chấp.

Bài này viết: "Cùng khai thác song phương tỏ ra dễ dàng hơn khi tranh chấp hàng hải mang tính chất song phương."

"Một số khu vực hứa hẹn cho khai thác chung song phương gồm: ngoài cửa vịnh Bắc Bộ (chỉ có Trung Quốc và Việt Nam tranh), Bãi Tư Chính (Vanguard Bank, chỉ có Trung Quốc và Việt Nam đòi), Bãi Cỏ Rong (chỉ có Trung Quốc và Philippines đòi)," bài này viết.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-49742406

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét