Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

VEC, CON BẠCH TUỘC ĐỘC QUYỀN !

VEC, CON BẠCH TUỘC ĐỘC QUYỀN !
Thành lập từ năm 2004, VEC có vốn chỉ 1 nghìn tỷ đồng. Đây là số vốn được duy trì cho đến nay, còn lại là vay nợ. Với số vốn như vậy, việc VEC được giao chủ đầu tư hàng loạt cao tốc là thiên vị về mặt chính sách. Bởi theo quy định, nhà đầu tư thực hiện dự án BOT phải có tối thiểu 30% vốn đối ứng cho dự án. Thực chất là chủ đầu tư nhưng VEC lại giao thầu các dự án, đơn cử như Đà Nẵng-Quảng Ngãi có 13 gói thầu. Image result for vec tổng công ty
Nếu VEC chỉ đứng vai trò trung gian trong sứ mệnh phát triển cao tốc, tại sao lại phải lập ra VEC thay vì một ban bệ nào đó quản lý về mặt hành chính? Nếu quản lý theo phương thức này thì các dự án sẽ dễ dàng mở thầu công khai (thay vì VEC giao thầu) và sự giám sát chặt chẽ của liên bộ GTVT - Tài chính (thay vì VEC tự quản lý thu chi). Chỉ với "sứ mệnh" rất mơ hồ là phát triển cao tốc khi thành lập, ai đã thẩm định VEC với số vốn vỏn vẹn 1 nghìn tỷ có kỹ năng chuyên biệt gì để đáp ứng sứ mệnh này?



Bất chấp, VEC một mình một chợ thành "trùm" cao tốc trong bối cảnh thể chế kêu gọi xã hội hoá và chống độc quyền. VEC là chủ đầu tư Cao tốc Nội Bài -Lào Cai trên 1,46 tỷ USD; Long Thành -Dầu Giây 20.630 tỷ; Cầu Giẽ - Ninh Bình 8.974 tỷ; Bến Lức - Long Thành 31.320 tỷ; hay dự án Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hơn 34.500 tỷ đồng... vừa làm xong đã hỏng (ảnh).

Hàng loạt dự án của VEC đội vốn khủng khiếp, đơn cử Long Thành-Dầu Giây từ 10 nghìn tỷ lên hơn 20 nghìn tỷ. Cầu Giẽ-Ninh Bình từ 3,7 nghìn tỷ lên... 8,9 nghìn tỷ !

Năm 2007 VEC được ban cho một cơ chế vay vốn tương đương cấp... Chính phủ. Số nợ 1,5 tỷ đô la mà VEC đang mang cũng có nghĩa là số nợ quốc gia khi doanh nghiệp này chuyển đổi sang mô hình trực thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước.

Và việc sử dụng số vốn này ra sao, gần như không có ai giám sát. Bên cạnh đó, tất cả các dự án không công khai thời hạn hoàn vốn, nghĩa là tự thân VEC áp đặt giá thu và thời hạn thu đối với người dân và doanh thu lại do VEC nắm giữ!

Tại sao không trực tiếp sử dụng vốn vay, mở thầu BOT đối với các dự án cao tốc mà phải thông qua một pháp nhân trung gian vừa có thượng phương bảo kiếm vừa có miễn tử kim bài như vậy?

Câu hỏi, có lẽ cũng là câu trả lời !
Nguyễn Tiến Tường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét