Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Chủ chùa lớn nhất thế giới Xuân Trường thu lời khủng ?

Thực chất đầu tư của các ông chủ này là: (1) Thâu tóm đất đai; đất để xây chùa chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn đất được dành để kinh doanh; (2) Huy động tiền hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Xuân Trường là trường hợp điển hình. Quan chức nhà nước và chủ doanh nghiệp cấu kết ăn chia chặt chẽ với nhau; Xuân Trường chịu chi nên quan chức cũng rộng rãi nên "hầu hết dự án mà Xuân Trường xin đầu tư hiện nay đều có thời hạn khai thác lên đến 70 năm". Tôi ghét Xuân Trường mỗi khi gặp vì nhìn cung cách hắn xách những cặp tiền khổng lồ và cầm từng vốc chi không cần đếm; cũng căm ghét vì hắn chiếm đoạt, biến thành của riêng những diện tích đất khổng lồ như trong bài dưới đây cho thấy; và cũng căm ghét vì hắn bóc lột rất dã man những người nông dân hiền lành tại tất cả những vùng đất hắn đến xây dựng, trong khi luôn tự vỗ ngực ăn chay trường và đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Mặc dù tính cách của Xuân Trường và Trần Bắc Hà đối lập nhau (người thích ẩn mình, ăn chay trường; kẻ thích khoe khoang nổi bật, gái đẹp và tiệc tùng) nhưng chúng đều là đệ tử ruột của Nguyễn Tấn Dũng và tội ác đối với đất nước cũng có thể coi như ngang nhau. Trần Bắc Hà đã vào lò. Nếu cụ Tổng linh thiêng thì Xuân Trường cũng phải là một trong những gộc củi sớm được cụ ném vào lò.
Chủ đầu tư ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Hà Nam thu lời thế nào?
11/02/19 Với diện tích đất được cấp lên đến hàng nghìn hecta, Công ty Xây dựng Xuân Trường không chỉ có thể kiếm doanh thu từ chính công trình tâm linh mà còn từ hạng mục dịch vụ xây kèm. 
Ngoài những hạng mục chùa chiền, Xuân Trường cũng xin xây thêm khu dịch vụ đón tiếp, vui chơi giải trí có khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, khu bến thuyền hay khu làng văn hóa các dân tộc. Hầu hết dự án mà Xuân Trường xin đầu tư hiện nay đều có thời hạn khai thác lên đến 70 năm. Với những khoản doanh thu, quyền lợi được hưởng, không khó để hình dung cách chủ đầu tư thu hồi vốn và kiếm lời từ du lịch tâm linh.

Chùa Bái Đính khi hoàn thành được 
cho là lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: L. H.
Những năm gần đây, quần thể tâm linh đồ sộ đã không còn xa lạ với người Việt Nam. Nổi tiếng nhất phải kể đến khu du lịch Tràng An - Bái Đính mới được xây dựng tại tỉnh Ninh Bình hay quần thể chùa Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới, nằm trong khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao (tỉnh Hà Nam) - nơi đăng cai đại lễ Vesak 2019 (Lễ Phật đản 2019). Đứng sau cả hai dự án này là Công ty Xây dựng Xuân Trường (có trụ sở tại Ninh Bình), một trong những doanh nghiệp đi đầu cả nước trong việc phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam.

Chuỗi "siêu dự án" tâm linh

Tràng An - Bái Đính hay Tam Chúc nằm trong cả chuỗi “siêu dự án” tâm linh do doanh nghiệp xây dựng có trụ sở ở Ninh Bình này đầu tư. Một vài dự án khác nằm rải rác ở Thái Nguyên, Hải Phòng hay Hà Tây cũ.

13 năm trước, “siêu dự án” tâm linh Tràng An - Bái Đính chính thức được khởi động.

Bên cạnh ngôi Bái Đính cổ tự trước kia, Xuân Trường đầu tư 15.000 tỷ đồng và xây dựng thành một ngôi chùa lớn hàng đầu châu Á với 9 kỷ lục lớn nhỏ về khuôn viên, tượng phật, bảo tháp, giếng ngọc hay số lượng tượng la hán.

Sau khi khu du lịch đi vào hoạt động, ngày càng nhiều khách thập phương đến với Bái Đính. Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình từng thống kê vào dịp năm mới 2018, có ngày Bái Đính đón đến 220.000 lượt du khách, trong khi ngày cao nhất ở Tràng An đạt đến 31.000 lượt.

Sau thành công ở Ninh Bình, doanh nghiệp Xuân Trường được chào đón ở các tỉnh khác.

Để xây dựng ngôi chùa lớn nhất thế giới bên cạnh ngôi cổ tự Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam), doanh nghiệp này cũng công bố rót 11.000 tỷ đồng. Mục tiêu là xây dựng ngôi chùa lớn nhất thế giới bên trong một khu du lịch rộng 5.100 ha (bằng kích thước của gần 300 sân vận động quốc gia Mỹ Đình cộng lại).

Tại Hải Phòng, doanh nghiệp này đang đầu tư 9.800 tỷ đồng làm khu du lịch tâm linh tại đảo Cái Tráp với diện tích 450 ha, trong đó khu tâm linh rộng 88,7 ha. Xuân Trường dự kiến tượng Phật cao 150 m.

Số đất dành cho khu dịch vụ là 108 ha, trong đó dự kiến xây dựng cả khu biệt thự, câu lạc bộ thủy thủ, casino…

Còn tại Thái Nguyên, xây dựng bảo tháp lớn nhất thế giới cũng được doanh nghiệp này tuyên bố khi đầu tư vào dự án Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc rộng 18.940 ha (gồm diện tích hồ là 2.500 ha) với số tiền 15.000 tỷ đồng.

Xuân Trường dự định xây dựng xây tháp Phật giáo lớn nhất thế giới với chiều cao 150 m, có thể chứa được từ 5.000-10.000 người cùng lúc.

Cả nghìn người đến chiêm bái chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới Hầu hết hạng mục còn chưa hoàn thiện nhưng chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam) đã mở cửa đón du khách thập phương nhân dịp năm mới 2019.

Gần đây nhất, tại Hà Nội, Xuân Trường cũng đề xuất xin 1.000 ha đất để đầu tư 15.000 tỷ đồng làm khu du lịch tại chùa Hương.

To lớn, đồ sộ, nắm nhiều kỷ lục hay thường “mở rộng” những di tích cổ là điểm chung của nhiều công trình tâm linh mà công ty xây dựng Xuân Trường thực hiện nhiều năm qua.

Thu về lợi nhuận thế nào từ các dự án tâm linh?

Người đứng sau Công ty xây dựng Xuân Trường là ông Nguyễn Văn Trường, sinh năm 1963 tại Hoa Lư, Ninh Bình.

Trái ngược với sự đồ sộ của các công trình tâm linh ông xây dựng, thông tin về vị doanh nhân này khá hiếm hoi. Cho đến nay, những gì mà truyền thông nhắc đến ông chỉ xoay quanh “đại gia kín tiếng”, “giản dị” và “ăn chay trường”. Thậm chí bức ảnh của ông cũng khó có thể tìm được trên mạng.


Một bức ảnh hiếm hoi và mờ của ông Nguyễn Văn Trường. Ảnh: Báo Đầu Tư.

Khi đề xuất các kế hoạch xây dựng quần thể tâm linh, ông Trường đều khẳng định: thu lợi chỉ là một phần, sau khi xây dựng xong, công trình này sẽ do Giáo hội Phật giáo quản lý chứ doanh nghiệp không kinh doanh thu lợi.

Câu hỏi đặt ra doanh nghiệp Xuân Trường sẽ kiếm doanh thu từ đâu để hoàn lại số vốn hàng nghìn tỷ đồng đã bỏ ra?

Với diện tích đất được cấp rộng lớn lên đến hàng nghìn hecta, Xuân Trường không chỉ có thể kiếm doanh thu từ chính công trình tâm linh mà còn từ hạng mục dịch vụ: khách sạn, sân golf, biệt thự, hay khu vui chơi.

Đi kèm với các hạng mục thờ cúng, Xuân Trường cũng xây kèm hàng loạt nhà hàng, khách sạn để kinh doanh.



Năm 2018, Sở Du lịch Ninh Bình cho biết Tràng An đón khoảng 7 triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Với giá vé khoảng 200.000 đồng/lượt cho người lớn và 100.000 đồng/trẻ em (đã bao gồm chi phí đi thuyền), tính sơ qua, doanh thu từ bán vé có thể đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm.

Tại Bái Đính, ngôi chùa được vận hành tham quan miễn phí. Thế nhưng, với lượng khách có lúc lên đến 220.000 lượt/ngày thì những phí dịch vụ kèm theo như: trông giữ xe, vận chuyển bằng xe điện, thu từ cho thuê các kiosk dịch vụ, hay phụ thu theo yêu cầu thêm của khách cũng đem lại một khoản không nhỏ cho doanh nghiệp khai thác.

Ngoài Ninh Bình, ở các địa phương khác, Xuân Trường cũng đều được chào đón và giao cho những diện tích đất rộng lớn.

Tại Hải Phòng, Xuân Trường xin 450 ha, nhưng diện tích xây chùa chỉ chiếm 1/5. Phần diện tích đất còn lại doanh nghiệp này được toàn quyền khai thác để làm khu dịch vụ đón tiếp (108 ha), xây dựng khu trung tâm đón tiếp, khu ẩm thực, khách sạn 5 sao, bến xe điện, khu biệt thự, câu lạc bộ thủy thủ, casino…

Với 9.800 tỷ đồng bỏ ra, doanh nghiệp này có thể khai thác khu đất rộng tới 360 ha trong nhiều năm với dịch vụ, bất động sản, casino…


Chùa Ngọc nằm trong quần thể chùa Tam Chúc nhìn từ phía sau. Ảnh: Hoàng Hà.

Dự án tại Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) cũng không là ngoại lệ. Ngoài những hạng mục chùa chiền, Xuân Trường cũng xin xây thêm khu dịch vụ đón tiếp, vui chơi giải trí có khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, khu bến thuyền hay khu làng văn hóa các dân tộc.

Tại hầu hết dự án mà Xuân Trường xin đầu tư hiện nay đều có thời hạn khai thác lên đến 70 năm.

Với những khoản doanh thu, quyền lợi được hưởng, không khó để hình dung cách chủ đầu tư thu hồi vốn và kiếm lời từ du lịch tâm linh.


Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao dự kiến đạt doanh thu khoảng 1.700 tỷ đồng/năm vào 2030. Ảnh: Hoàng Hà.

Hiếu Công

https://baomoi.com/s/c/29617203.epi?utm_source=desktop&fbclid=IwAR1tDfl58jyB7AUFfYYGsrC0psCCGJFxXef_KlIYPj5OhFv3KdEAwRamORM

Nguyễn Văn Trường là một doanh nhân Việt Nam. Ông từng đoạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế.[1] Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành VCCI - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam[2] và là ông chủ của nhiều doanh nghiệp tư nhân như Doanh nghiệp Xuân Trường Ninh Bình, Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, Khách sạn Hoa Lư, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Tràng An, sân Golf Tràng An và khu du lịch hồ Đồng Chương ở Ninh Bình.
Từ những năm đầu của thế kỷ 21, Doanh nhân Nguyễn Văn Trường được biết đến với việc mạnh tay đầu tư Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng.[3][4] Hiện doanh nghiệp của ông đang đầu tư vào những khu du lịch lớn như: Khu du lịch Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) 15.000 tỷ đồng[5]; Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng) 10.000 tỷ đồng[6] Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam) 11.000 tỷ đồng.[7]

Thông tin cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Miễn thuế xe nhập khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2016, việc Bộ Tài chính có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, miễn thuế nhập khẩu cho 20 ô tô từ 30 đến 54 chỗ ngồi của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (do ông Nguyễn Văn Trường làm giám đốc), chủ đầu tư khu du lịch sinh thái Tràng An - chùa Bái Đính đã gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia kinh tế, bởi hiện nay theo các cam kết hội nhập, Việt Nam chấp nhận sân chơi bình đẳng, không phân biệt và tạo mọi điều kiện để các DN cạnh tranh trên thương trường.[8]

"Đất nước này là của Xuân Trường"[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 6/2010, Ban quản lý dự án xây dựng chùa Bái Đính thuộc doanh nghiệp Xuân Trường đã xây tặng 3 chùa tại các đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Song Tử Tây của quần đảo Trường Sa.[9]
Ở Ninh Bình, tầm ảnh hưởng của 2 tập đoàn doanh nghiệp Xuân Thành và Xuân Trường là rất lớn. Ngày 30/06/2011, Báo Nhân dân có đăng tin về vụ án kiện bí thư tỉnh Ủy ở Ninh Bình với tiêu đề "Ông Đinh Đức Phiếu không phạm tội vu khống", trong bài viết có đoạn:
Ông Đinh Đức Phiếu còn viết "đất nước này là của Xuân Trường (doanh nghiệp Xuân Trường- PV), thành phố này là của Xuân Thành (doanh nghiệp Xuân Thành- PV).[10]
Báo Tiền phong ngày 03/05/2011 trong bài "Trường đại gia ăn chay trường" cho biết ý kiến của ông Nguyễn Văn Trường về việc bí thư tỉnh ủy Ninh Bình bị kỷ luật như sau:
Anh Hùng cũng đang khó xử. Mình đúng, nhưng gây buồn cho người quen biết, mà lại là lãnh đạo cao nhất tỉnh, thì mình cũng khổ tâm.

Câu nói[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Trường từng chia sẻ với báo giới:[11]
“Có người đã đúc kết rất đúng rằng, đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”.

1 nhận xét:

  1. Cần ủng hộ đại gia Xuân Trường, tiền thu luôn được tái đầu tư xây dựng những ngôi chùa lớn nhất thế giới, sau khi xây dựng xong, các công trình này sẽ do Giáo hội Phật giáo quản lý chứ doanh nghiệp Xuân Trường không kinh doanh thu lợi.

    Trả lờiXóa