Việt Nam ‘tôn trọng,’ Trung Quốc chửi Mỹ ‘khiêu khích trắng trợn’
Người Việt HÀ NỘI (NV) – Việt Nam “tôn trọng quyền đi qua vô hại” của Mỹ trong khi Trung Quốc cay cú đả kích rằng Mỹ “khiêu khích trắng trợn” khi cho chiến hạm đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Giống như USS Lassen, USS Curtis Wilbur đã tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa. Nhưng lần này có một sự khác biệt quan trọng, Tri Tôn là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo như Subi. Nói cách khác, cuộc tuần tra của USS Curtis Wilbur phủ nhận cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur vừa thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa, từng đến thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) hồi cuối Tháng Bảy, 2014. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Bảy thông báo khu trục hạm USS Curtis Wilbur trang bị hỏa tiễn, đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Hành động này được thực hiện sau lời tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật.
Phản ứng với thông tin trên, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng: “Là quốc gia thành viên của Công Ước Liên Hợp Quốc Về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là điều 17 của công ước.”
Ngược lại, Bắc Kinh phản ứng với sự giận dữ. Hai ngày liên tiếp, Tân Hoa Xã đưa ra các bài bình luận cáo buộc Mỹ là “làm tổn hại lòng tin cậy lẫn nhau.”
Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói Mỹ cho chiến hạm vào bên trong phạm vi 12 hải lý của một đảo của họ mà không thông báo trước là “khiêu khích trắng trợn.”
Việc làm của Mỹ là “nghiêm trọng vi phạm luật lệ Trung Quốc, khủng bố an ninh hòa bình và trật tự ở vùng biển cũng như làm suy giảm an ninh và ổn định ở khu vực,” bản tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc viết như thế trên Tân Hoa Xã và đe dọa rằng Bắc Kinh sẽ dùng “bất cứ biện pháp nào để bảo vệ chủ quyền và an ninh bất chấp những khiêu khích kiểu nào mà Mỹ thi hành.”
Việc khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến gần quần đảo Hoàng Sa nằm ngoài dự đoán của tất cả các bên, có lẽ của cả Trung Quốc.
Trước nay, những chỉ trích về yêu sách, cũng như hành động thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông từ các thành viên ASEAN, kể cả Việt Nam, Philippines và cộng đồng quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật,… chỉ xoay quanh khu vực quần đảo Trường Sa – nơi có nhiều bên đang chia nhau kiểm soát các thực thể và tranh chấp với nhau về chủ quyền.
Rất ít khi những chỉ trích này đề cập đến Hoàng Sa, một quần đảo cũng của Việt Nam, từng bị Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ từ Tháng Giêng, 1974. Họa hoằn mới có một số chuyên gia an ninh quốc phòng cảnh báo, Trung Quốc sẽ hành xử tại quần đảo Trường Sa y hệt như những gì Trung Quốc đã làm cách nay 42 năm đối với quần đảo Hoàng Sa: Dùng sức mạnh quân sự để chiếm giữ, củng cố, phát triển hạ tầng nhằm tạo ra nhận thức rằng “chuyện đã rồi” và không còn bên nào muốn thay đổi thực tại nữa.
Tuy nhiên, những cảnh báo đó cũng chỉ dẫn Hoàng Sa như một ví dụ chứ không xem Hoàng Sa như một thực thể phải xét lại xem Trung Quốc đã thủ đắc thế nào và có cần phải bận tâm về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa hay không.
Thái độ ngoan cố và trịch thượng của Trung Quốc đối với các đề nghị của cộng đồng quốc tế nhằm giảm thiểu căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vốn là lý do chính khiến ngày 27 Tháng Mười, 2015, Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Lassen tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh Subi, một bãi đá ở quần đảo Trường Sa được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Tuy luật pháp quốc tế chỉ thừa nhận vùng biển trong phạm vi 12 hải lý quanh cáo đảo thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu đảo đó nếu đó là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo, nhưng sự kiện chiến hạm USS Lassen đi vào vùng 12 hải lý vẫn khiến Trung Quốc nổi giận, chỉ trích Hoa Kỳ kịch liệt.
Bất chấp sự giận dữ, thậm chí còn hăm dọa, thượng tuần Tháng Mười Một năm ngoái, Hoa Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên tại Biển Đông như đã từng thực hiện các cuộc tuần tra trên toàn thế giới. Theo Hoa Kỳ, những cuộc tuần tra như thế vừa nhằm khẳng định tự do lưu thông theo luật pháp quốc tế là quyền bất khả chiếm đoạt, vừa nhắc nhở cả Trung Quốc lẫn các quốc gia khác về quan điểm của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, Hoa Kỳ chưa thực hiện thêm cuộc tuần tra nào ở Biển Đông. Giữa lúc người ta chờ đợi Hoa Kỳ sẽ thực hiện tiếp các cuộc tuần tra tương tự tại quần đảo Trường Sa thì ngày 30 Tháng Giêng, Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Curtis Wilbur đến tuần tra tại quần đảo Hoàng Sa.
Giống như USS Lassen, USS Curtis Wilbur đã tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa. Nhưng lần này có một sự khác biệt quan trọng, Tri Tôn là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo như Subi. Nói cách khác, cuộc tuần tra của USS Curtis Wilbur phủ nhận cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.
Dù đại diện Hoa Kỳ tuyên bố, cuộc tuần tra vừa kể của USS Curtis Wilbur là nhằm khẳng định nỗ lực bảo vệ quyền tự do hàng hải, phản đối “các đòi hỏi chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, các bên đang có tranh chấp về chủ quyền ở Hoàng Sa, nhưng người ta tin rằng, cuộc tuần tra chính là thách thức trực tiếp yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.
Cần nhắc lại là cách nay chỉ vài ngày, Trung Quốc cũng dùng giọng điệu tương tự khi Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ, khẳng định, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku.
Senkaku là một quần đảo ở biển Hoa Đông, trước nay vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật, nhưng Trung Quốc một mực khẳng định là của mình và đã nhiều lần điều chiến hạm đến sát quần đảo này.
Lúc đó, Đô Đốc Harris còn nói thêm rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thách thức yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, nơi mà theo ông, không có hòn đảo nào thuộc về Trung Quốc.
Bất kể Trung Quốc nhấn mạnh, duy trì hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông là công việc của Trung Quốc và ASEAN, không cần đến quốc gia khác chỉ trỏ và đưa ra những ý kiến ngu ngốc, USS Curtis Wilbur đã đến và thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm Thứ Bảy thông báo khu trục hạm USS Curtis Wilbur trang bị hỏa tiễn, đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Hành động này được thực hiện sau lời tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật.
Phản ứng với thông tin trên, Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng: “Là quốc gia thành viên của Công Ước Liên Hợp Quốc Về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là điều 17 của công ước.”
Ngược lại, Bắc Kinh phản ứng với sự giận dữ. Hai ngày liên tiếp, Tân Hoa Xã đưa ra các bài bình luận cáo buộc Mỹ là “làm tổn hại lòng tin cậy lẫn nhau.”
Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói Mỹ cho chiến hạm vào bên trong phạm vi 12 hải lý của một đảo của họ mà không thông báo trước là “khiêu khích trắng trợn.”
Việc làm của Mỹ là “nghiêm trọng vi phạm luật lệ Trung Quốc, khủng bố an ninh hòa bình và trật tự ở vùng biển cũng như làm suy giảm an ninh và ổn định ở khu vực,” bản tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc viết như thế trên Tân Hoa Xã và đe dọa rằng Bắc Kinh sẽ dùng “bất cứ biện pháp nào để bảo vệ chủ quyền và an ninh bất chấp những khiêu khích kiểu nào mà Mỹ thi hành.”
Việc khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến gần quần đảo Hoàng Sa nằm ngoài dự đoán của tất cả các bên, có lẽ của cả Trung Quốc.
Trước nay, những chỉ trích về yêu sách, cũng như hành động thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông từ các thành viên ASEAN, kể cả Việt Nam, Philippines và cộng đồng quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật,… chỉ xoay quanh khu vực quần đảo Trường Sa – nơi có nhiều bên đang chia nhau kiểm soát các thực thể và tranh chấp với nhau về chủ quyền.
Rất ít khi những chỉ trích này đề cập đến Hoàng Sa, một quần đảo cũng của Việt Nam, từng bị Trung Quốc cưỡng chiếm toàn bộ từ Tháng Giêng, 1974. Họa hoằn mới có một số chuyên gia an ninh quốc phòng cảnh báo, Trung Quốc sẽ hành xử tại quần đảo Trường Sa y hệt như những gì Trung Quốc đã làm cách nay 42 năm đối với quần đảo Hoàng Sa: Dùng sức mạnh quân sự để chiếm giữ, củng cố, phát triển hạ tầng nhằm tạo ra nhận thức rằng “chuyện đã rồi” và không còn bên nào muốn thay đổi thực tại nữa.
Tuy nhiên, những cảnh báo đó cũng chỉ dẫn Hoàng Sa như một ví dụ chứ không xem Hoàng Sa như một thực thể phải xét lại xem Trung Quốc đã thủ đắc thế nào và có cần phải bận tâm về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa hay không.
Thái độ ngoan cố và trịch thượng của Trung Quốc đối với các đề nghị của cộng đồng quốc tế nhằm giảm thiểu căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vốn là lý do chính khiến ngày 27 Tháng Mười, 2015, Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Lassen tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh Subi, một bãi đá ở quần đảo Trường Sa được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo.
Tuy luật pháp quốc tế chỉ thừa nhận vùng biển trong phạm vi 12 hải lý quanh cáo đảo thuộc chủ quyền của quốc gia sở hữu đảo đó nếu đó là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo, nhưng sự kiện chiến hạm USS Lassen đi vào vùng 12 hải lý vẫn khiến Trung Quốc nổi giận, chỉ trích Hoa Kỳ kịch liệt.
Bất chấp sự giận dữ, thậm chí còn hăm dọa, thượng tuần Tháng Mười Một năm ngoái, Hoa Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên tại Biển Đông như đã từng thực hiện các cuộc tuần tra trên toàn thế giới. Theo Hoa Kỳ, những cuộc tuần tra như thế vừa nhằm khẳng định tự do lưu thông theo luật pháp quốc tế là quyền bất khả chiếm đoạt, vừa nhắc nhở cả Trung Quốc lẫn các quốc gia khác về quan điểm của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, Hoa Kỳ chưa thực hiện thêm cuộc tuần tra nào ở Biển Đông. Giữa lúc người ta chờ đợi Hoa Kỳ sẽ thực hiện tiếp các cuộc tuần tra tương tự tại quần đảo Trường Sa thì ngày 30 Tháng Giêng, Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Curtis Wilbur đến tuần tra tại quần đảo Hoàng Sa.
Giống như USS Lassen, USS Curtis Wilbur đã tiến sâu vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn của quần đảo Hoàng Sa. Nhưng lần này có một sự khác biệt quan trọng, Tri Tôn là đảo tự nhiên, không phải đảo nhân tạo như Subi. Nói cách khác, cuộc tuần tra của USS Curtis Wilbur phủ nhận cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa.
Dù đại diện Hoa Kỳ tuyên bố, cuộc tuần tra vừa kể của USS Curtis Wilbur là nhằm khẳng định nỗ lực bảo vệ quyền tự do hàng hải, phản đối “các đòi hỏi chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan, các bên đang có tranh chấp về chủ quyền ở Hoàng Sa, nhưng người ta tin rằng, cuộc tuần tra chính là thách thức trực tiếp yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.
Cần nhắc lại là cách nay chỉ vài ngày, Trung Quốc cũng dùng giọng điệu tương tự khi Đô Đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của quân đội Hoa Kỳ, khẳng định, Hoa Kỳ sẽ hành động nếu Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku.
Senkaku là một quần đảo ở biển Hoa Đông, trước nay vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật, nhưng Trung Quốc một mực khẳng định là của mình và đã nhiều lần điều chiến hạm đến sát quần đảo này.
Lúc đó, Đô Đốc Harris còn nói thêm rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thách thức yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, nơi mà theo ông, không có hòn đảo nào thuộc về Trung Quốc.
Bất kể Trung Quốc nhấn mạnh, duy trì hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông là công việc của Trung Quốc và ASEAN, không cần đến quốc gia khác chỉ trỏ và đưa ra những ý kiến ngu ngốc, USS Curtis Wilbur đã đến và thực hiện xong cuộc tuần tra ở quần đảo Hoàng Sa.
(G.Đ.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét