Giàu, nghèo và an toàn trong xã hội Việt Nam hôm nay
Đỗ Minh Tuấn - Câu nói: “Thà là sống nghèo nhưng công bằng và yên bình còn hơn là cuộc sống giàu mà bon chen, không an toàn” của Bí thư TU Hoàng Trung Hải đang bị một số người phản đối và giễu cợt, thậm chí bị cắt gọt thành " Nghèo bình yên hơn giàu không an toàn" để phê phán. Nếu đặt trong xã hội văn minh, giàu có, luật pháp nghiêm minh như như Mỹ và phương Tây thì giàu có đồng nghĩa với an toàn vì có tiền là có thể thuê thám tử, thuê vệ sỹ, mua nhà kiên cố, mua vũ khí phòng thân, thậm chí không giàu nhưng có cảnh sát bảo vệ tận tình khi có nguy cơ lâm nạn. Nhưng nếu nhìn từ góc độ văn hóa và đặt trong bối cảnh làm giàu bằng mọi giá, bất chấp luật pháp và đạo lý trong xã hội Việt nam hôm nay thì tôi thấy câu nói này của ông Hải là đúng, một cảnh báo cần thiết và đúng lúc về văn hóa.
Có thể hiểu là ông Hải phê phán thực trạng chạy theo tiền, làm giàu kiểu chộp giật, vô trách nhiệm và bất chấp các quy định thành văn và bất thành văn của một cộng đồng, dẫn đến rước thực phẩm tẩm chất độc, thực phẩm ôi thiu độc hại (như thịt để trong nhà lạnh 40 năm, sữa trộn bột đỉa sấy khô…) từ Trung Quốc về tràn ngập Việt Nam, hay kinh doanh tràn lan văn hóa phẩm độc hại đầu độc thể chất cả giống nói. Hay thoải mái nhập phim, chiếu phim kinh dị, tình dục và bạo lực, kinh doanh trò chơi điện tử bạo lực với quy mô lớn không thể kiểm soát, dẫn đến dẫn đến xã hội mất nhân tính, tội phạm xã hội tăng cao chưa từng thấy, chém giết tràn lan, vợ đốt chồng, cha mẹ giết con, kẻ cướp giết người hang loạt.
Giàu mà mất nhân tính, mà bị đầu độc cả thể chất và tinh thần thì giàu làm gì? Cho nên khẩu hiệu hô hào làm giàu bằng mọi giá cũng méo mó và phản văn hóa. Nhìn sự giàu có của xã hội hôm nay từ góc nhìn văn hóa, với chuẩn mực an toàn là cách nhìn trung thực, không ca tụng sự phát triển để kể công Đảng và nhà nước, mà nhìn thẳng vào thực trạng mất an toàn của xã hội gắn với thủ phạm là đồng tiền bẩn.
Khi ta chuyển đổi từ văn minh tinh thần sang văn minh vật chất phương Tây ta bị xóa ổ cứng di sản, mất đi cảm quan hạnh phúc của cha ông nói riêng và nhân loại nói chung. Các học giả phương Tây đã nhận xét thế giới thứ Ba từng vui như hội trong nghèo khổ, những lễ hội trong nắng cháy hạn hán vẫn làm người dân Châu Phi hạnh phúc như chưa bao giờ hạnh phúc vậy, không thua về cường độ hạnh phúc của các tỷ phú, triệu phú Mỹ mà dân Việt đang hóng hớt, ước mơ.
Khi ta chuyển đổi từ văn minh tinh thần sang văn minh vật chất phương Tây ta bị xóa ổ cứng di sản, mất đi cảm quan hạnh phúc của cha ông nói riêng và nhân loại nói chung. Các học giả phương Tây đã nhận xét thế giới thứ Ba từng vui như hội trong nghèo khổ, những lễ hội trong nắng cháy hạn hán vẫn làm người dân Châu Phi hạnh phúc như chưa bao giờ hạnh phúc vậy, không thua về cường độ hạnh phúc của các tỷ phú, triệu phú Mỹ mà dân Việt đang hóng hớt, ước mơ.
Khi những người dân của thế giới thứ Ba chuyển sang kinh tế thị trường họ ngơ ngác buồn chán khi phải bán đi con gà, con bò mà họ coi như bè bạn. Họ thà nghèo để giữ lại bè bạn chứ không bán đi lấy tiền. Đó chính là nhân tính, vật bảo đảm cho an toàn xã hội. Khác với xã hội tham tiền theo chuẩn hạnh phúc của văn minh vật chất, xem chỉ số hạnh phúc là tiền, dẫn đến giết gia súc, buôn người, giết bè bạn, giết người thân, giết người hàng loạt… để có tiền mà hạnh phúc. Thế thì GIÀU mà không AN TOÀN không bằng NGHÈO mà BÌNH YÊN là đúng, chứ sao lại nhất nhất cứ giàu là hạnh phúc?
Có tiền mà con cái nghiệm ma túy, con cái hỗn láo trấn lột bố để hút sách, để cờ bạc như đang diễn ra trên dải đất Việt nam, thì có hạnh phúc không?Có tiền mua siêu xe, uống rượu xịn mà thiếu văn hóa cộng đồng phóng như điên rồi bị tai nạn có an toàn không? Đất nước được coi là phát triển như vẫn rêu rao trong các chỉ số JDP nọ kia, nhưng không có luật pháp nghiêm minh, luật giang hồ phổ biến ngay cả trong giới cầm quyền, người dân sẵn sang bị côn đồ hành hung khi phản đối các dự án xâm phạm đất đai của tổ tiên để lại cho mình, người yêu nước có thể bị bắt nếu biểu tình phản đối giặc xâm lược Trung Quốc…thì cái gọi là Việt Nam phát triển và giàu có không hề đồng nghĩa với an toàn. Xã hội Việt Nam nghèo đói trước đây không ai muốn trở lại, nhưng không thể không thừa nhận rằng đó là một xã hội an toàn tử tế hơn xã hội hôm nay gấp ngàn lần, an toàn và tử tế ngay cả khi hàng vạn tấn bom rơi trên đầu những người dân nghèo khổ.
Văn minh lượng hóa, văn minh vật chất lên ngôi hống hách tưởng mình là chuẩn mực hạnh phúc. Nhưng tiền bạc của cải chỉ là một phương tiện của hạnh phúc. Nó không an tòan trong một xã hội mất nhân tính và luật pháp chưa nghiêm minh như xã hội Việt Nam, một xã hội mà lãnh đạo bị bắt cóc giam trong giá trị đồng tiền, nhân dân bị cướp hết tiền, con người mất hết tình nghĩa và đạo lý sẵn sàng chà đạp lên các giá trị nhân văn để làm giàu. Nên xã hội ấy không hề an toàn. Một xã hội an toàn phải là một xã hội được bảo hiểm về văn hóa, về nhân tính, bảo hiểm từ bên trong mỗi con người.
Có tiền mà con cái nghiệm ma túy, con cái hỗn láo trấn lột bố để hút sách, để cờ bạc như đang diễn ra trên dải đất Việt nam, thì có hạnh phúc không?Có tiền mua siêu xe, uống rượu xịn mà thiếu văn hóa cộng đồng phóng như điên rồi bị tai nạn có an toàn không? Đất nước được coi là phát triển như vẫn rêu rao trong các chỉ số JDP nọ kia, nhưng không có luật pháp nghiêm minh, luật giang hồ phổ biến ngay cả trong giới cầm quyền, người dân sẵn sang bị côn đồ hành hung khi phản đối các dự án xâm phạm đất đai của tổ tiên để lại cho mình, người yêu nước có thể bị bắt nếu biểu tình phản đối giặc xâm lược Trung Quốc…thì cái gọi là Việt Nam phát triển và giàu có không hề đồng nghĩa với an toàn. Xã hội Việt Nam nghèo đói trước đây không ai muốn trở lại, nhưng không thể không thừa nhận rằng đó là một xã hội an toàn tử tế hơn xã hội hôm nay gấp ngàn lần, an toàn và tử tế ngay cả khi hàng vạn tấn bom rơi trên đầu những người dân nghèo khổ.
Văn minh lượng hóa, văn minh vật chất lên ngôi hống hách tưởng mình là chuẩn mực hạnh phúc. Nhưng tiền bạc của cải chỉ là một phương tiện của hạnh phúc. Nó không an tòan trong một xã hội mất nhân tính và luật pháp chưa nghiêm minh như xã hội Việt Nam, một xã hội mà lãnh đạo bị bắt cóc giam trong giá trị đồng tiền, nhân dân bị cướp hết tiền, con người mất hết tình nghĩa và đạo lý sẵn sàng chà đạp lên các giá trị nhân văn để làm giàu. Nên xã hội ấy không hề an toàn. Một xã hội an toàn phải là một xã hội được bảo hiểm về văn hóa, về nhân tính, bảo hiểm từ bên trong mỗi con người.
Do đó, điều ông Hải nói là rất đúng với thực trạng con người Việt nam và xã hội Việt nam hôm nay. Một xã hội thờ phụng đồng tiền và lăm le coi đồng tiền là tất cả sức mạnh, là một xã hội có nhiều nguy cơ nhất, số phận con người bị nhiều đe dọa nhất.
Đỗ Minh Tuấn
(FB Đỗ Minh Tuấn)
Đỗ Minh Tuấn
(FB Đỗ Minh Tuấn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét